Xin giúp Tấm quan trọng và trình tự luân chuyển chứng từ kế toán

Thảo luận trong 'Trò Chuyện Tổng Hợp' bắt đầu bởi qlengkt102, 23 Tháng bảy 2016.

  1. qlengkt102 Thành viên

    Để đảm bảo công tác quản lý tài chính và hạch toán kế toán tốt nhất cần hướng tới một doanh nghiệp có hệ thống chứng từ sổ sách minh bạch, có số liệu quản lý rõ nét các mặt kinh doanh giúp cho chủ doanh nghiệp có các căn cứ thuyết phục để ra các quyết định quản lý chính xác, kịp thời đưa DN đi đúng quỹ đạo và phát triển hùng mạnh. Chính vì chứng từ là văn bản thể hiện tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN nên nó cũng rất quan trọng. Vì tầm quan trọng như vậy người học kế toán cần chú ý đến việc vận dụng chứng từ kế toán cho hợp lý, từ những chứng từ kế toán này sẽ làm tiền đề cho các báo báo tài chính, là điều kiện làm nó trở nên minh bạch hơn. Làm cho các nhà lãnh đạo có thể tự tin vào bạn. Sau đây trung tâm TVĐT Kinh Tế Toàn Cầu (GEC - website: gec.edu.vn) sẽ giới thiệu đến bạn các tổ chức cận dụng chứng từ kê toán trong doanh nghiệp.

    [​IMG]
    1. Khái quát về chứng từ.
    - Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.
    - Nội dung chứng từ kế toán:
    Chứng từ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
    + Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;
    +Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;
    + Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;
    + Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;
    + Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
    + Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;
    + Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán.

    2. Trình tự luân chuyển chứng từ
    a. Lập chứng từ kế toán:

    - Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của đơn vị đều phải lập chứng từ kế toán.
    - Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung quy định trên mẫu.
    - Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán không được viết tắt, không được tẩy xóa, sửa chữa; khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo.
    - Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên quy định.
    - Người lập, người ký duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế toán phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán.
    b. Ký chứng từ kế toán
    - Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng bút mực. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn.
    - Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc người được uỷ quyền ký. Nghiêm cấm ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký.
    - Chứng từ kế toán chi tiền phải do người có thẩm quyền ký duyệt chi và kế toán trưởng hoặc người được uỷ quyền ký trước khi thực hiện. Chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên.
    c. Quản lý, sử dụng chứng từ kế toán
    - Thông tin, số liệu trên chứng từ kế toán là căn cứ để ghi sổ kế toán.
    - Chứng từ kế toán phải được sắp xếp theo nội dung kinh tế, theo trình tự thời gian và bảo quản an toàn theo quy định của pháp luật.
    - Chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có quyền tạm giữ, tịch thu hoặc niêm phong chứng từ kế toán. Trường hợp tạm giữ hoặc tịch thu thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải sao chụp chứng từ bị tạm giữ, bị tịch thu và ký xác nhận trên chứng từ sao chụp; đồng thời lập biên bản ghi rõ lý do, số lượng từng loại chứng từ kế toán bị tạm giữ hoặc bị tịch thu và ký tên, đóng dấu.
    - Cơ quan có thẩm quyền niêm phong chứng từ kế toán phải lập biên bản, ghi rõ lý do, số lượng từng loại chứng từ kế toán bị niêm phong và ký tên, đóng dấu.

    Với chương trình đào tạo kế toán doanh nghiệp của trung tâm GEC các bạn sẽ được giảng viên hướng dẫn tận tình khi làm việc với chứng từ và vận dụng chứng từ một cách hợp lý đề làm cho vấn đề tài chính của doanh nghiệp trở nên minh bạch hơn. Giải quyết các vần đề không rõ ràng mà các doanh nghiệp đang bận tâm.

    Nguồn: http://gec.edu.vn/ke-toan-doanh-nghiep-thuc-hanh-khai-bao-thue.html