Xin giúp Thuận lợi và hạn của phát triển ngân hàng xanh

Thảo luận trong 'Trò Chuyện Tổng Hợp' bắt đầu bởi ketoancaptoc11, 16 Tháng tám 2017.

  1. ketoancaptoc11 Thành viên

    Phát triển bền vững với tăng trưởng xanh đang trở thành xu hướng phát triển chung của các quốc gia trên thế giới bởi tăng trưởng xanh có thể giải quyết đồng thời những vấn đề giữa tăng trưởng và môi trường - xã hội, đảm bảo tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường và xã hội. Thông qua vai trò cung ứng vốn cho nền kinh tế, hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện tăng trưởng xanh với cơ chế khuyến khích đầu tư vào các dự án thân thiện môi trường, các ngân hàng trở thành ngân hàng xanh.

    [​IMG]
    Trong định hướng phát triển 2012 – 2020 và xa hơn 2050, Việt Nam bắt đầu thực hiện tăng trưởng xanh và để đảm bảo nguồn vốn thực hiện, Chính phủ cũng đã có những định hướng thực hiện ngân hàng xanh. Trên cơ sở hệ thống hóa lý thuyết về ngân hàng xanh, bài viết tập trung đánh giá thực trạng ngân hàng xanh tại Việt Nam trong thời gian qua, trên cơ sở đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm phát triển hoạt động ngân hàng xanh tại Việt Nam trong thời gian tới.

    1. Thuận lợi khi phát triển hoạt động ngân hàng xanh
    Chính phủ và các cơ quan quản lý đã có những văn bản pháp lý, hướng dẫn cụ thể nhằm đẩy mạnh việc thực hiện tăng trưởng xanh, trong đó có hoạt động ngân hàng xanh. Điều này góp phần thúc đẩy các ngân hàng thương mại quan tâm nhiều hơn đến hoạt động ngân hàng xanh ở cả hai mặt là tín dụng xanh và nội bộ xanh. Trong đó, hoạt động tín dụng xanh đã được một số ngân hàng triển khai và đạt được một số kết quả bước đầu như Sacombank với hệ thống quản lý rủi ro môi trường hay Techcombank đã thực hiện tài trợ một số dự án về tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hoạt động nội bộ xanh đã được các ngân hàng chú trọng thực hiện với việc ứng dụng khoa học công nghệ nhằm giảm thiểu việc sử dụng giấy, sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng như hệ thống chiếu sáng, điều hòa, máy in, xây dựng không gian xanh.

    2. Một số hạn chế của hoạt động ngân hàng xanh
    Tuy đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng việc triển khai thực hiện ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam còn nhiều hạn chế. Mặc dù đã ban hành một số văn bản hướng dẫn nhưng các quy định vẫn còn chung chung, chưa rõ ràng, cụ thể. Hoạt động ngân hàng xanh còn ít ngân hàng triển khai và chưa có ngân hàng nào định hướng theo mô hình ngân hàng xanh. Nguyên nhân là do các ngân hàng cho rằng sẽ mất đi lượng lớn lợi nhuận do việc thẩm định tín dụng sẽ bị siết chặt hơn khi xét đến yếu tố môi trường xã hội. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng xanh tại Việt Nam còn chưa cụ thể và chưa được thực hiện thường xuyên. Những sản phẩm đã được triển khai mới chỉ dừng lại ở mức độ là các chương trình ngắn hạn để thể hiện trách nhiệm xã hội của ngân hàng. Các sản phẩm tín dụng xanh trên thế giới như cho vay mua nhà xanh, cho vay mua xe xanh vẫn chưa thấy xuất hiện tại Việt Nam.

    3. Một số kiến nghị phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam
    Để phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam trong thời gian tới, đầu tiên, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần hợp tác với các tổ chức quốc tế cũng như các nước có kinh nghiệm để xây dựng chính sách môi trường chung nhằm giúp các ngân hàng thương mại có cơ sở để dần trở nên thân thiện với môi trường hơn, tạo điều kiện cho sự xuất hiện của ngân hàng xanh tại Việt Nam. Sau khi có những hướng dẫn cụ thể từ cơ quan quản lý, bản thân các ngân hàng thương mại có thể thực hiện lộ trình 2 giai đoạn để triển khai ngân hàng xanh: (1) giai đoạn 1 xây dựng chiến lược phát triển ngân hàng xanh, thành lập bộ phận chuyên trách ngân hàng xanh, chú trọng quả lý rủi ro môi trường xã hội trong các hoạt động, bước đầu triển khai các hoạt động nội bộ xanh; (2) giai đoạn 2 cụ thể hóa chính sách ngân hàng xanh trên từng lĩnh vực, phát triển các sản phẩm, dịch vụ xanh, hướng đến mục tiêu ngân hàng xanh toàn diện và báo cáo Ngân hàng Nhà nước. Do những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng xanh còn khá mới mẻ ở thị trường Việt Nam nên các ngân hàng bên cạnh việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, cần chú trọng hoạt động marketing những sản phẩm mới này. Điều này không những nhằm quảng bá sản phẩm mà còn góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân trong việc lựa chọn sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.

    Tóm lại, hoạt động tài chính ngân hàng xanh mới chỉ bước đầu được triển khai ở Việt Nam. Để góp phần tích cực vào quá trình thực hiện tăng trưởng xanh, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam cần có những hướng dẫn cụ thể hơn từ cơ quan quản lý, đồng thời cần chủ động đưa ra chiến lược phát triển ngân hàng xanh, đẩy mạnh triển khai các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng xanh đến công chúng. Website: www.gec.edu.vn

    Nguồn: http://gec.edu.vn/tong-hop/thuc-trang-hoat-dong-ngan-hang-xanh-tai-viet-nam.html