Thực nghiệm hoá học

Thảo luận trong 'Trò Chuyện Tổng Hợp' bắt đầu bởi Red Apple, 17 Tháng một 2008.

  1. Red Apple Thành viên

    Dung dịch hành viết... thư mật
    Lấy hai nhánh hành, cắt bỏ lá chỉ giữ lại nõn hành, dùng tay bóp cho chảy ra dịch của hành sau đó dùng bút lông chấm vào dịch của hành để viết lên một trang giấy trắng. Để vài phút cho dịch hành khô, và khi đó không còn thấy nét chữ trên tờ giấy trắng nữa. Nhưng khi đem hơ tờ giấy trắng đó trên ngọn lửa của cây nến thì những nét chữ màu nâu sẽ lập tức hiện ra.
    Dịch của hành có thể làm cho giấy phát sinh biến đổi hoá học, hình thành một chất tương tự như màng trong suốt vậy. Điểm cháy của chất đó thấp hơn sơ với điểm cháy của giấy, nên khi hơ trên lửa, nó sẽ bị cháy, dẫn tới hiện ta nét chữ màu nâu.
    Giấm trắng, nước chanh (nước vắt từ múi quả chanh...) đều có đặc tính này, nghĩa là cũng có thể dùng để viết... "thư mật"!
    Cách tìm Vitamin C
    Muốn biết trong rau nào có vitamin C hay không có thể kiểm tra nhanh bằng cách sau đây:
    C ho vào bình thuỷ tinh một ít tinh bột, rồi một ít nước, khuấy trộn bằnh que nhỏ đều tinh bột và nước, nhỏ 2 - 3 giọt rượu lốt vào hỗn hợp nước - tinh bột màu trắng sữa thì hỗn hợp đó đổi thành màu tím xanh.
    Lấy 2 - 3 tàu rau xanh, tước lá rau chỉ để lại cuống lá, rồi đem ép lấy dịch từ cuống lá, sau đó từ từ nhỏ vào hỗn hợp tinh bột - iốt màu tím xanh, vừa nhỏ vào, vừa lắc. Khi đó, bạn sẽ phát hiện: Dung dịch màu xanh tím lại biến màu, trở thành màu trắng sữa.
    Do tinh bột gặp Iốt thì biến thành màu tím xanh - đó là đặc tính của tinh bột. Nhưng, vitamin C làm cho iốt bột biến thành dung dịch không màu.
    Khi nhỏ dịch rau vào hỗn hợp tinh bột có chứa Iốt thì do có tác dụng của vitamin C trong dịch rau mà Iốt biến thành chất lỏng không màu. Cho nên hỗn hợp vốn có màu xanh biến thành hỗn hợp tinh bột màu trắng sữa.
    Đốt cháy đường

    Đường ăn có thể đốt cháy được không? Chúng ta hãy cùng nhau làm một thí nghiệm để thử xem sao!
    Trên một nắp hộp bằng thiếc rải ở chính giữa một ít hạt đường (đường kính, đường cát, ...). Bạn đưa que diêm đang cháy vào đốt cháy những hạt đường đó thì dù bạn có xoay xở đốt bao nhiêu lần cũng chẳng đốt cháy được nó. Phải chăng là đường không thể cháy?
    Bây giờ bạn hãy rắc một số tàn thuốc lá lên những hạt đường đó rồi thử đốt lại xem sao. Lúc này thì đường sẽ cháy, phát ra ngọn lửa màu xanh lam cho tời khi cháy hết.
    Sau khi cháy xong, tàn thuốc lá đã rắc vào đường vẫn là tàn thuốc lá và không tăng, không giảm về số lượng, nhưng nó lại thúc đẩy cho đường cháy. Người ta gọi nó là chất xúc tác.
  2. Kiên_0_Spam

    Kiên_0_Spam Guest

    chú đang ôn thi có khác...chúc chú thành công trên con đường học tập nhé !!