Tìm hiểu các thông số kỹ thuật của tai nghe nói riêng và âm thanh nói chung

Thảo luận trong 'Tin Công Nghệ' bắt đầu bởi AnhBetong, 22 Tháng mười 2014.

  1. AnhBetong Update...

    thongsokythuatcuatainghe.jpg
    Gsm.vn- Hiện nay khi đời sống phát triển, thì nhu cầu về thưởng thức âm nhạc cũng từng bước được nâng lên đáng kể. Khởi đầu từ đĩa than, rồi CD hay bây giờ là sự tiến bộ đột biến về các định dạng số hóa từ mp3, loss hay hi-res, các thiết bị âm thanh cao cấp cũng xuất hiện với số lượng nhiều đáng kể. Chúng ta sẽ có thể choáng ngợp với các thiết bị cũng như thông số phức tạp của nó, từ các thiết bị nghe nhạc đến những chiếc tai nghe hàng nghìn đô. Nhưng tất cả các thông số của tai nghe hay các thiết bị khác đều khởi nguồn từ loa, loa ban đầu chỉ nhằm mục đích khuếch đại âm thanh nhưng khi người ta thiết kế nhiều hơn thì mọi người đưa ra nhiều thông số kỹ thuật với mục đích làm tiêu chuẩn cũng như giới thiệu đến người dùng.

    Hôm nay gsm.vn sẽ giải thích thông số kỹ thuật mà các bạn có thể gặp khi lựa chọn một chiếc tai nghe hay một bộ loa, nếu bạn là một sinh viên kỹ thuật thì có thể tìm hiểu cặn kẽ ở môn: 'Mạch điện tử 2" hay môn "Khuếch đại công suất", đặc biệt là những chiếc tai nghe.

    - Thông số kỹ thuật của tai nghe (headphone)

    Ví dụ khi tham khảo trên mạng trước khi đi mua hàng, bạn sẽ gặp một vài thông số kỹ thuật của tai nghe như sau:
    • Speaker size: 10 mm
    • Power 30 mW.
    • Frequency of 5Hz - 23 KHz.
    • Sensitivity 116 dB.
    • 24 Ohm impedance

    1. Speaker Size: kích thước của màng loa, tùy theo từng loại ôm sát hay nhét vào tai mà có kích thước khác nhau.
    2. Power: công suất tiêu thụ phát ra từ tai nghe, rất nhỏ chỉ với 30mW (1W=1000mW)
    3. Frequency of 5Hz - 23KHz: tần số âm thanh đáp ứng: càng thấp thì nghe càng chi tiết ở dải tần đó. Bình thường tai của con người có thể nghe được trong phạm vi âm thanh có tần số từ 20 đến 2000Hz. Nếu tần số cao hơn 2000Hz ta gọi là hạ âm. Tai không nghe được cả hạ âm và siêu âm. Theo quan điểm của mình thông số này chỉ mang tính chất tham khảo, không có nhiều ý nghĩa lắm.
    4. Sensitivity 116 dB: độ nhạy của tai nghe của âm lượng tính theo dexiBen: độ nhạy càng cao thì khi vặn nhích nhẹ một chút là nghe khác rồi, nói nôm na là khi bạn tăng 1 đơn vị volum thì tiếng sẽ lớn lên mức nào.
    5. Ohm impedance: trở kháng đầu vào của tai nghe, tính theo đơn vị Ohms, Ohm càng cao thì âm lượng phát ra tai nghe càng nhỏ, vì nó cản trở dòng điện cao, thông số này giúp ta biết tai nghe có thể cắm trên thiết bị nào, có cần ampli hay không, thông thường tai nghe tầm 32 ohm sẽ không cần ampli. Hoặc những tai nghe DJ phải có trở kháng lớn thì mới cắm vào mixer sẽ không bị quá công suất.

    Khi bạn đọc qua các thông số thì một chiếc tai nghe không nhất thiết cứ phải độ nhạy cao thì mới hay. Toàn bộ tai nghe hay nó phụ thuộc vào các thông số trên sao cho phù hợp nhất. Công nghệ , driver của loa và dây cắm, còn người chơi âm thanh họ đã chế tác ra công nghệ này thì tất nhiên bao giờ cũng phải đi kèm với headphone amp để nâng cao tính hiệu quả của chất âm tai nghe đó. Toàn bộ thông số của tai nghe sẽ được khuếch đại lên ở mức tốt nhất để có thể xử lý âm thanh tốt nhất.

    - Headphone Amplifier

    Ngoài ra khi sử dụng headphone trên các thiết bị nghe nhạc như iPod, điện thoại thông minh hay máy tính xách tay, tức là chúng ta đang sử dụng một bộ headphone amplifier đích thực (thuật ngữ "bộ khuếch đại cho tai nghe"). Về bản chất, "headphone amplifier" hay “headphone amp” là một bộ khuếch đại có công suất thấp, được thiết kế đặc biệt nhằm tối ưu hóa cho hiệu năng của tai nghe. Headphone amp thường được kết nối với các thiết bị nghe nhạc thông qua đầu vào analogue hoặc digital, chức năng chính của nó là nhận tín hiệu từ các thiết bị nghe nhạc, sau đó tăng sức mạnh của âm thanh rồi xuất ra tai nghe thông qua jack cắm headphone hoặc XLR.

    Giống như những sản phẩm công nghệ khác, điều quan trọng nhất khi lựa chọn headphone amp đó là xem xét các thông số kỹ thuật chi tiết của nó. Điều này không những sẽ giúp bạn đánh giá được phần nào chất lượng sản phẩm, mà còn đảm bảo cho sự tương thích của nó với chiếc tai nghe ở nhà.

    - Độ méo (Distortion): thông số liên quan đến độ méo thường gặp đó là Tổng méo hài (Total Harmonic Distortion - THD) và Độ méo điều biến (Intermodulation Distortion - IMD). Độ méo từ 1% trở xuất là đạt tiêu chuẩn, càng thấp càng tốt.

    - Tỉ lệ tín hiệu trên tạp âm (Signal-to-Noise Ratio): là một phép đo được thực hiện dựa trên lượng tạp âm của bộ khuếch đại so với tín hiệu âm thanh từ nguồn và tính bằng dB. Tỷ lệ này càng lớn thì âm thanh càng chuẩn xác. Đây là một thông số rất quan trọng và dễ dàng phân biệt khi bạn áp headphone vào tai thật chặt.

    - Trở kháng đầu ra: xác định được thông số này sẽ đảm bảo cho tính tương thích giữa amp và headphone của bạn. Nói chung, trong đa số trường hợp thì trở kháng cao hơn sẽ tốt hơn.

    - Công suất: như đã đề cập ở phần trên, công suất của tai nghe thường chỉ được tính bằng đơn vị miliwatt (mW). Một chiếc tai nghe điển hình sẽ có công suất chưa đến 20mW. Hầu hết các tai nghe hiện nay đều có nhu cầu ít hơn 200 mW để đạt được công suất tối đa, tuy nhiên, trong một số trường hợp, tùy thuộc vào trở kháng và độ nhạy mà con số này có thể cao hơn. Headphone amp có công suất khoảng 500 miliwatt là đủ để "điều trị" cho hầu hết các loại tai nghe.

    - Trị số Damping Factor (trị số cản dịu): là thước đo cho sự ổn định của các bộ khuếch đại trong việc xử lý tải - trường hợp này là tai nghe. Trị số này càng lớn thì càng tốt.

    Trong đại đa số các trường hợp. thông số kỹ thuật không bao giờ nói dối, tuy nhiên nó không phải là một lời cam kết của nhà sản xuất cho hiệu suất thực tế. Do đó, giống như việc đi mua các thiết bị cho hệ thống stereo 2 kênh, bạn chắc chắn phải nghe thử trước khi quyết định mua một headphone amp. Tốt nhất là thử ở những nơi yên tĩnh và bằng chiếc heaphone, cũng như các thiết bị nguồn phát của chính bạn.

    Hi vọng qua bài viết có thể giúp bài hiểu hơn về các thông số kỹ thuật của tai nghe.

    GSM.VN biên tập_Nội dung có tham khảo headphone amplifier của 7xu
    Chỉnh sửa cuối: 22 Tháng mười 2014