Quản trị chiến lược là tập hợp các quyết định và hành động quản trị quyết định sự thành công lâu dài của doanh nghiệp. Quản trị chiến lược là tập hợp các quyết định và biện pháp hành động dẫn đến việc hoạch định và thực hiện các chiến lược đạt được mục tiêu của tổ chức. Website: www.gec.edu.vn - Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức: đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu trong môi trường hiện tại cũng như tương lai. - Quản trị chiến lược là nghệ thuật và khoa học của việc xây dựng, thực hiện và đánh giá các quyết định tổng hợp giúp cho mỗi tổ chức có thể đạt được mục tiêu của nó. Theo các định nghĩa này, quản trị chiến lược chú trọng vào việc phối kết hợp các mặt quản trị: Marketing, tài chính/kế toán, sản phẩm/tác nghiệp, nghiên cứu và phát triển, và hệ thống thông tin để hướng tới sự thành công cho doanh nghiệp. - Các chiến lược gia (nhà quản trị): là các cá nhân chịu trách nhiệm cao nhất đối với sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Họ đảm nhận những công việc như: Tổng giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc điều hành, người chủ sơ hữu hay các nhà doanh nghiệp. - Chức năng, nhiệm vụ: là việc trình bày mục đích lâu dài của doanh nghiệp, đây chính là sự khác biệt giữa nó và các doanh nghiệp cùng hoạt động. Chức năng, nhiệm vụ chỉ ra phạm vi hoạt động của một doanh nghiệp trong lĩnh vực sản phẩm và thị trường (vạch ra hướng đi trong tương lai của một doanh nghiệp). Chức năng, nhiệm vụ trả lời cho câu hỏi mà các nhà quản trị chiến lược đều phải trả lời “Công việc của chúng ta là gì?” Một bản trình bày rõ ràng sẽ định được giá trị và những ưu tiên trong một doanh nghiệp. - Những cơ hội và thách thức từ bên ngoài bao gồm hai nửa: cơ hội từ bên ngoài và thách thức từ bên ngoài. Cả hai đều đề cập tới kinh tế, xã hội, chính trị; Chính phủ, công nghệ, các xu hướng cạnh tranh và các sự kiện, tất cả đều có thể đem lại lợi ích to lớn hoặc ngược lại, những nguy hiểm khôn lường cho doanh nghiệp trong tương lai. Cơ hội và thách thức nhằm vược xa khỏi khả năng tác động của doanh nghiệp, chính vì thế nó được gọi là “từ bên ngoài”. - Điểm mạnh và điểm yếu bên trong của doanh nghiệp: có thể được kiểm soát thông qua những hoạt động bên trong của doanh nghiệp. Chúng thường ở hai thái cực: hoặc là rất tốt, hoặc là rất kém. Tuy nhiên, các đối thủ cũng có liên quan đến việc định ra các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. - Mục tiêu dài hạn: là những mục tiêu có thời gian dài hơn 1 năm, những mục tiêu có thể được coi là những kết quả cụ thể mà một tổ chức mưu cầu đạt được trong khi theo đuổi những bước công việc cơ bản của nó. Mục tiêu dài hạn mang lại sự thành công của doanh nghiệp bởi vì: Chúng sẽ chỉ ra phương hướng, bổ trợ cho việc đánh giá, chỉ ra những ưu điểm cần thiết, cho phép có sự phối hợp, là cơ sở cho những kế hoạch tốt, tổ chức, động viên khuyến khích và các hoạt động điều khiển. Mục tiêu cần phải ở tầm cao, có thể đo lường được, nhất quán, hợp lý rõ ràng (đối với doanh nghiệp lớn mục tiêu lập cho toàn doanh nghiệp và cho từng bộ phận). - Chiến lược: là những cách thức mà nhờ đó những mục tiêu dài hạn có thể đạt được. Chiến lược kinh doanh có thể là chiến lược mở rộng về mặt địa lý, đa dạng hoá sản phẩm, sáp nhập, phát triển sản phẩm, xâm nhập thị trường, cắt giảm hoặc từ bỏ, thôn tính hoặc liên doanh. - Mục tiêu thường niên: là những mục tiêu ngắn hạn mà doanh nghiệp cần phải đạt được. Mục tiêu thường niên có thể đo lường được, có thể tính toán định lượng, có tính tiên tiến, có tương ứng với các bộ phận, kiên định và được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên (đối với doanh nghiệp lớn mục tiêu này tồn tại ở ba cấp: Cấp toàn công ty, cấp cơ sở và đơn vị chức năng). Một tập hợp các mục tiêu thường niên thì cần thiết đối với mỗi mục tiêu dài hạn. Mục tiêu thường niên thì đặc biệt quan trọng đối với việc thực thi chiến lược, trong khi các mục tiêu dài hạn thì có vai trò quan trọng trong hoạch định chiến lược. - Chính sách: nó chỉ ra những phương cách được vận dụng để đạt tới những mục tiêu thường niên của doanh nghiệp. Chính sách bao gồm những hướng dẫn, quy định, những phương thức được lập ra để phụ giúp cho những nỗ lực nhằm đạt tới những mục tiêu đề ra. Quản trị chiến lược luông mà chuyên đề quan trọng trong chương trình học quản trị kinh doanh, nó là cơ sở thiết yếu để bạn định hướng cũng như phân tích hiệu quả trong chiến thuật kinh doanh của mình. Hãy nắm rõ về chuyên đề này để có thể làm việc tốt tại doanh nghiệp khi ra trường. Nguồn: http://hocketoanhcm.blogspot.com/2017/08/tim-hieu-ve-quan-tri-chien-luoc-trong.html