Trong một hoạt động kinh doanh, để phát triển doanh nghiệp thì trước hết các bạn cần đẩy mạnh về hoạt động marketing, rồi sau đó mới nâng cao chất lượng sản xuất, cũng như quy trình nội bộ trong doanh nghiệp, vì doanh nghiệp muốn thu được nhiều lợi nhuận thì phải thúc đẩy hoạt động trên, thì mới đêm được sản phẩm của mình ra thị trường bên ngoài. Nên hoạt động kinh doanh luôn được đẩy mạnh về chương trình học quản trị kinh doanh ở các trường học hiện nay. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về các vấn đề cơ bản trong hoạt động marketing sẽ được dạy trong khóa học quản trị kinh doanh của trung tâm GEC. - MARKETING: là toàn bộ hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu và lòng mong muốn thông qua các quá trình trao đổi, mua bán sản phẩm/ dịch vụ trên thị trường (Philip Kotler): Phát hiện, tạo ra nhu cầu; Thỏa mãn nhu cầu; Đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. - Quá trình marketing: Tạo lập giá trị cho khách hàng và xây dựng mối quan hệ với khách hàng gồm các quá trình sau: + Hiểu về thị trường và mong muốn/ nhu cầu của khách hàng -> Thiết kế một chiến lược marketing hướng tới khách hàng -> Thiết lập chương trình marketing tích hợp mang lại giá trị cao nhất -> Xây dựng mối quan hệ có lợi và tạo nên sự thích thú của khách hàng + Với mục đích cuối cùng là nắm bắt giá trị từ khách hàng để tạo ra lợi nhuận công ty và lợi ích cho khách hàng. - Quản trị marketing là quá trình lập và thực hiện kế hoạch, định giá, khuyến mãi và phân phối sản phẩm/dịch vụ và ý tưởng để tạo ra sự trao đổi, thỏa mãn những yêu cầu của khách hàng và tổ chức. Quản trị marketing là quản trị sức cầu (demand) hàng hóa/dịch vụ. - Quy trình quản trị marketing: Phân tích các cơ hội Marketing -> Nghiên cứu và lựa chọn thị trường mục tiêu -> Thiết kế chiến lược Marketing -> Hoạch định chương trình Marketing -> Tổ chức thực hiện, kiểm tra nỗ lực Marketing. - HỆ THỐNG THÔNG TIN MARKETING (MIS) là một hệ thống cơ cấu các mối quan hệ thường xuyên và liên tục về con người, thiết bị, và thủ tục nhằm thu thập, xử lý, phân tích, đánh giá, và phân phối thông tin thích hợp, kịp thời và chính xác, sử dụng cho các quyết định Marketing và cải thiện các hoạt động kế hoạch, thực hiện và kiểm tra Marketing. - Vai trò của hệt thống thông tin marketing: Muốn tiến hành phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra -> cần có những thông tin về diễn biến của môi trường. Vai trò của hệ thống thông tin Marketing: Xác định nhu cầu thông tin của người quản trị. Phát triển những thông tin cần thiết. Phân phối thông tin đó kịp thời. - Phân tích môi trường marketing: Môi trường Marketing bao gồm những nhân tố và lực lượng “không kiểm soát được” và “bán kiểm soát” tác động đến thị trường và hoạt động Marketing của một công ty. - Phân tích môi trường khách hàng. + Thị trường theo quan điểm của các nhà Marketing: Bao gồm các cá nhân hay tổ chức, thích thú và mong muốn mua một sản phẩm cụ thể nào đó để nhận được những lợi ích thỏa mãn một nhu cầu, ước muốn cụ thể và có khả năng (tài chính, thời gian) để tham gia trao đổi này. + Dựa vào hành vi và mục đích tiêu dùng thị trường được phân thành 2 loại: >>Thị trường sản phẩm tiêu dùng gồm: Khách hàng: cá nhân, hộ gia đình. Mua sản phẩm để phục vụ tiêu dùng cho cá nhân và hộ gia đình >>Thị trường sản phẩm công nghiệp: Khách hàng: các tổ chức như các đơn vị kinh doanh, cơ quan nhà nước…Mua sản phẩm tiêu dùng một cách trực tiếp hay gián tiếp cho việc vận hành tổ chức của mình - Phân tích khách hàng tiêu dùng: Tìm hiểu nhu cầu khách hàng (nhu cầu, thái độ, hành vi). Tìm hiểu nhân tố ảnh hưởng hành vi mua: Xác định những nhân tố tâm lý, cá nhân, xã hội và văn hóa ảnh hưởng đến hành vi người mua như thế nào. Tìm hiểu quy trình mua hàng: Diễn tả người tiêu dùng ra quyết định mua hàng như thế nào. Quản trị mối quan hệ khách hàng ==> Đây là những yếu tố mà người học quản trị kinh doanh cần biết và tham khảo, muốn hiểu kỹ hơn về các vấn đề trên thì hãy đến với chúng tôi để được sự hướng dẫn và truyền đạt kinh nghiệm từ các giảng viên có kinh nghiệm. Xem nội dung tại website: www.gec.edu.vn Nguồn: http://gec.edu.vn/hoc-quan-tri-kinh-doanh.html