Nếu công việc của bạn chỉ là gõ văn bản, đọc báo mạng, chat, nghe nhạc… thì không cần đến máy tính quá “khủng”. Xây dựng hệ thống vừa đủ với nhu cầu là cách giúp tiết kiệm chi phí đầu tư. Chọn bo mạch chủ mini: Intel D201GLY2 Một mainboard như thế này có thể là nền tảng cho nhiều cách xây dựng hệ thống. Ví dụ: nó khá lý tưởng để bạn thiết lập cỗ máy chạy web 24x7 (24 giờ, cả tuần) mà không tốn điện; hoặc dùng làm máy chủ chứa file để bạn lưu kho nhạc, phim… cho các máy khác truy cập vào sử dụng. Vi xử lý tích hợp: Intel Celeron 220 Bo mạch D201GLY2 đi kèm với vi xử lý Celeron 220, là chip lõi đơn, dùng thiết kế Conroe-L, dựa trên nền tảng Conroe 65 nm, tốc độ 1.200 MHz. Bảng thông số của Celeron 220. Ảnh: Tom’s Hardware. Celeron là “hậu bối” của Celeron 215 dựa trên thiết kế Yonah, không được bán riêng. Bảng so sánh Loại chip Pentium Dual-Core Celeron 220 Lõi Allendale Conroe-L Công nghệ 65 nm 65 nm Socket 775 479 Cache L1 32-KB Data 32-KB Data 32-KB Data 32-KB Data Cache L2 1 MB 512 KB FSB 200 MHz (800QDR) 133 MHz (533QDR) 64 Bit EM64T EM64T Multimedia Extensions MMX SSE SSE2 SSE3 SSSE3 MMX SSE SSE2 SSE3 SSSE3 Siêu phân luồng Không Không Ảo hóa VT Không Tiết kiệm điện C1E Speedstep Không Do BIOS không có cơ chế kiểm soát tốc độ FBS nên người dùng không ép xung được thông qua bus. Tính năng của hệ thống Intel đã đặt lên D201GLY2 một thiết kế khá lạ, dùng cầu bắc SiS662 với cầu nam SiS964, làm 2 phiên bản mainboard này: một cho hệ thống làm mát (D201GLY2A), một không dùng quạt (D201GLY2). Bo mạch thử nghiệm trong bài này là phiên bản không dùng quạt trên chip, chỉ có vây tỏa nhiệt. Đặc điểm kỹ thuật của Intel D201GLY2 Video 1x VGA SATA 2x SATA-150 IDE 1x ATA-100 USB 2x USB 2.0 (I/O-Shield) 4x USB 2.0 (tích hợp) Serial 1x COM Parallel 1x LPT PS2 Chuột/Bàn phím PCI 1x PCI 33 Mạng 1x 100 Mbit Broadcom AC131 Audio Kênh ADI AD1888 2 Fan Headers 2x 3-Pin Kích thước 7.9” x 6.7” (20 cm x 17 cm) Cáp điện ATX 20 chân (cắm được 24 chân) Mặc dù bộ tính năng của bo mạch này không thua kém nhiều sản phẩm khác, Intel thực ra đã phải loại bỏ nhiều thứ để nó đạt được kích thước nhỏ gọn trên và giảm giá thành đến mức thấp nhất. Mainboard đi kèm với giao tiếp mạng 100 Mb và dùng trình điều khiển Broadcom AC131. Bo mạch D201GLY2. Ảnh: Tom’s Hardware. Không gian của mainboard chỉ đủ cho một thanh RAM DDR2 có dung lượng tối đa 2 GB. Tuy nhiên, tốc độ tối đa hỗ trợ là DDR2-533. Bạn có thể dùng module nhanh hơn nhưng nó sẽ không phát huy hết hiệu quả. Thiết bị có 2 kết nối SATA, một kết nối IDE để bạn lắp thêm được 2 ổ nữa (quang hoặc ổ cứng). Không có kết nối cho đĩa mềm. Bo mạch có một khe PCI nên nếu bạn định thiết lập một router thì có thể thêm card mạng thứ hai. Âm thanh được xử lý bằng trình điều khiển ADI AD 1888 nhưng không hỗ trợ chuẩn kỹ thuật số. Chipset SiS đi liền với giải pháp đồ họa Mirage tích hợp và giống như hầu hết các chip đồ họa tích hợp, nó giữ lại một phần bộ nhớ RAM làm bộ nhớ video (gọi là shared memory – chia sẻ bộ nhớ). Các cổng serial (COM) và song song (LPT) sẽ thích hợp cho những người muốn dùng mainboard để điều khiển các thiết bị khác. Các cổng video, audio, PS2, USB, mạng… của bo mạch chủ D201GLY2. Ảnh: Tom’s Hardware. Nhiệt độ của hệ thống Mặc dù bo mạch này không yêu cầu quạt mát nhưng nó vẫn cần các luồng khí thoáng trên hai vây tỏa nhiệt. Bạn có thể dùng quạt 80mm 5 volt trên vỏ case để làm mát. Thử nghiệm với quạt 80mm cho thấy vi xử lý có nhiệt độ 32 độ C ở chế độ nghỉ, 68 độ C khi làm việc cường độ cao. Nếu không có quạt, các con số này là 45 và 95 độ C. Mức tiêu thụ điện của Celeron 220 là 19 watt nhưng thử nghiệm cho thấy con số này thấp hơn, chỉ khoảng 14 watt khi làm việc và 5 watt khi nghỉ. Các bảng so sánh mức độ tiêu thụ điện của Celeron 220 với những chip khác trong chế độ nghỉ và làm việc. Ảnh: Tom’s Hardware. Do giá các linh kiện máy tính giảm khá nhiều trong thời gian gần đây, người ta có thể lắp được một case cơ bản quanh mức 100 USD. Giá bo mạch Intel D201GLY2 chưa đến 70 USD, thêm RAM 512 MB 12 USD, ổ cứng 20 - 40 GB (giá 20 GB và 40 GB chênh không nhiều, khoảng 20 USD), nguồn điện 7 USD… Hiện còn có nhiều loại bo mạch chủ và chip giá rẻ khác dao động quanh 70 USD để cho khách hàng chọn lựa, trong đó có thương hiệu chip VIA chuyên dùng trong các sản phẩm bình dân. Với nền tảng này, sau đó bạn có thể lắp ổ cứng, ổ CD/DVD, màn hình... tùy theo nhu cầu. Ví dụ, thêm màn hình CRT 100 USD, chuột, bàn phím khoảng 15 USD nữa là có một bộ khoảng 230 USD (giá mua mới). Khi sử dụng, bạn có thể chọn lựa các hệ điều hành Windows XP, Linux, Ubuntu…, bộ Office nguồn mở và các phần mềm nhỏ gọn để phù hợp với cấu hình máy và nhu cầu. Tốc độ 1.200 MHz của chip không phải là thấp để chạy các ứng dụng văn phòng và lướt web; do giá RAM 512 MB và 1 GB chênh nhau không lớn, người dùng có thể đầu tư loại 1 GB để máy chạy nhanh hơn. Dưới đây là một số bảng thử nghiệm tốc độ hệ thống khi lướt web: Thời gian Celeron 220 xử lý được tính bằng giây, trong đó kết hợp Windows XP hay Vista với trình duyệt Firefox 3.0 là nhẹ nhất, chỉ khoảng 7 giây. So sánh hoạt động của Celeron 220 với các chip đời cao khác, chênh lệch không quá lớn. Việt Toàn (theo Tom’s Hardware)