Thảo luận Viettel luôn là Hãng đầu tiên đưa ra ý kiến bất lợi cho KH sử dụng viễn thông.

Thảo luận trong 'Nơi Trao Đổi Chung' bắt đầu bởi anquang, 18 Tháng một 2010.

  1. anquang

    anquang Thành viên

    Bài viết:
    431
    Được Like:
    114
    Bác Đỗ TRung Tá đang xin lỗi bọn mình đây nè, dẫu sao bác này cũng còn chút trách nhiệm (tối thiểu là biết lỗi):


    Nguyên Bộ trưởng BCVT xin lỗi về vấn nạn thuê bao trả trước

    ICTnews – “Tôi muốn gửi lời xin lỗi khách hàng trên cả nước”, nguyên Bộ trưởng BCVT Đỗ Trung Tá nói sau khi xem đoạn phim về sự hỗn loạn đăng ký lại thông tin thuê bao di động trả trước.
    Ông Đỗ Trung Tá, nguyên là Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ TT&TT) và hiện là Phái viên của Thủ tướng Chính phủ về CNTT đã nói vậy trong buổi đối thoại trực tiếp trong Chương trình Sự kiện và Nhân vật trên kênh truyền hình VTC2 sáng Chủ nhật ngày 16/1 vừa qua. Đây là vị quan chức đầu tiên chính thức lên tiếng nhận trách nhiệm về tình trạng loạn dữ liệu về thuê bao trả trước.
    Sau khi chứng kiến phóng sự ngắn của VTC2 về tình trạng hỗn loạn tại các điểm giao dịch của các mạng di động ngày 31/12/2009 – hạn chót khai báo lại thông tin thuê bao di động trả trước - ông Đỗ Trung Tá nói ông là người có phần trách nhiệm.
    Ông Tá cho biết từ năm 2003, ông đã đề nghị tạo một cơ sở dữ liệu chứng minh thư nhân dân Việt Nam, yêu cầu các đại lý nhận đăng thuê bao di động phải trang bị máy tính và nối mạng Internet. Khi khách hàng đến mua SIM thì đại lý sẽ có cơ sở dữ liệu chứng minh để đối chiếu, sau đó cung cấp lại thông tin thuê bao cho ngành công an.
    “Nhưng đến nay chúng ta vẫn chưa làm được điều đó”, ông Tá nói.
    Tuy nhiên, ông cũng nói các đại lý, các nhà cung cấp dịch vụ có trách nhiệm trong việc quản lý lỏng lẻo thuê bao trả trước. “Các đại lý muốn bán thật nhiều SIM nên khi khách hàng đến mua còn cung cấp cho họ cả chứng minh thư”, ông nói. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ di động còn tiếp thị tràn lan, làm cho khách hàng cảm thấy mua SIM khuyến mãi dùng rẻ hơn nạp thẻ; cảm thấy mua SIM dùng xong vứt đi còn hơn là nạp tiền vào.
    Bộ TT&TT đã có thông báo về kế hoạch triển khai quản lý thuê bao di động trả trước từ ngày 25/9/2007, trong đó chính thức quản lý thuê bao trả trước bắt đầu từ ngày 1/1/2008 đến hết ngày 31/12/2009. Ban đầu, để tạo điều kiện cho thuê bao, việc đăng ký thông tin có thể qua SMS hoặc cổng thông tin của nhà mạng. Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai, việc đăng ký bằng các hình thức này không đảm bảo thông tin chính xác. Đến tháng 9/2008, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo dừng việc đăng ký thông tin thuê bao di động trả trước bằng hình thức nhắn tin và trên website. Các thuê bao buộc phải đến điểm giao dịch của mạng di động để khai báo thông tin.
    Kết quả thanh tra năm 2009 của Thanh tra Bộ TT&TT cho thấy tất cả 7 mạng di động đều vi phạm hoạt động đăng ký thông tin di động trả trước. Thậm chí, trong khi các thuê bao di động chen nhau đi đăng ký thông tin trả trước, nhiều đại lý bán sim vẫn không hề yêu cầu khách hàng khai báo thông tin gây ra tình trạng lãng phí kho số di động. Gần đây, các mạng di động lớn lại đề nghị kéo dài các đầu số di động 09x để tăng thêm kho số.
    Duy An
    intel05 thích bài này.
  2. quanvu72

    quanvu72 Thành viên

    Bài viết:
    158
    Được Like:
    177
    Vấn đề Vnpt,Viettel bắt tay thoả hiệp với nhau thì giải quyết đơn giản thôi !Người ta nói 1 thị trường 2 nhà cung cấp thì dễ thoả hiệp nhưng mà 3 nhà cung câp thì sẽ cạnh tranh,4 nhà cung cấp thì úa nhiều!Vì thế Chính phủ cứ tạo ra 3 nhà cung cấp!Mà như thế thì có 2 phương án giải quyết:
    Phương án 1:Cổ phần hoá Mobifone,Vinaphone,Viettel !tách Mobifone ra khỏi Vnpt kèm theo 1 [hần của tụi viễn htông đường trục VTI,VTN,VDC,các công ky Kasati,VASC,VKX..tức là Vnpt sẽ được tách làm đôi Mobi 1 nửa,Vina 1 nửa,cải tổ Vinaphone để tinh giảm 50% nhân viên, bộ máy viễn tông,bưu điện các tỉnh!Mobi,Vina hoàn toàn không liên quan gì đến nhau,cái cách cải tổ này giống như Trung Quốc làm những năm 2000 khi China Telecom bị tách thành 2-3 công ty cạnh tranh với nhau!sáp nhập tụi Sfone,EVN,VNM Mobile,Gtel vào 2 mạng Mobi,Vina!Vì khi tách Vnpt làm đôi thì sẽ yếu đi rất nhiều!Đồng thời quân đội cũng rút ra khỏi Viettel,không liên quan đến Viettel để cho 3 mạng cạnh tranh lành mạnh
    Phương án 2: cổ phần hoá mobi,Vina,sáp nhập Mobi,Vina thành 1 công ty duy nhất!Viettel thì giữ nguyên!sau đó sáp nhập hết tụi Gtel,Vn Mobile,Sfone,EVN làm 1!Để lại 3 mạng cạnh tranh thôi!
    mà 3 mạng cạnh tranh thì sẽ rất khó thoả hiệp,vì mạng yếu nhất,chiếm thị phần nhỏ nhất sẽ không chịu thoả hiệp với hai mạng lớn còn lại!!Mà theo tôi thấy cứ làm mạnh tay như Trung Quốc cổ phần hoá China Mobile,China Unicom,China Telecom...sáp nhập để lại chỉ để 3 công ty viễn thông thôi,chứ như Việt Nam 1 thị trường nhỏ mà có đến 7-8 mạng cạnh tranh thì các mạng không đủ thị phần,dải tần số để đầu tư nghiên cứu công nghệ phát triển!
    baoadolf thích bài này.
  3. anquang

    anquang Thành viên

    Bài viết:
    431
    Được Like:
    114
    Thôi rồi còn chi đâu em ơi
    Có còn lại chăng dư âm (khuyến mại) xưa 100%.

    Khuyến mại nguyên chất 100%, khuyến mại không phải của ... viễn thông.

    Sau khi xét về quyền lợi KH hãy xét thêm tới quyền cạnh tranh của nền kinh tế thị trường.
    Sau khi các mạng nhỏ bị cấm khuyến mại lớn, cấm giảm cước thì họ còn chiêu nào để cạnh tranh?**** Chăm sóc KH ư, với mạng lưới yếu, nhân lực yếu, thuê bao ít thì sự phát triển dịch vụ CSKH làm sao có thể bù đắp. Còn chất lượng dịch vụ thì 100% họ không bao giờ đấu lại các Đại Gia rồi.
    Vậy mà họ còn bị cấm nốt cả quyền lợi căn bản là thu hút khách hàng qua khuyến mại và giảm cước thì còn cạnh tranh nỗi gì.

    Kiểu này em thấy như là "Cấm Người Nghèo không được kiếm thêm việc làm vậy đó" và "Cho phép Người giàu được bảo lưu tài sản nếu xảy ra biến động".
    baoadolf thích bài này.
  4. Mori

    Mori Thành viên

    Bài viết:
    15
    Được Like:
    16
    Mình thấy ý kiến của bác cuongtelecoms mang tính tổng hợp cao. Đúng là kinh doanh thì phải nghĩ đến lợi nhuận là hiển nhiên. Nhưng quả thật nếu không có biện pháp hiệu quả thì một cuộc cạnh tranh về giá sẽ phá vỡ thị trường gây thiệt hại nặng nề cho tất cả doanh nghiệp chứ chẳng riêng gì doanh nghiệp lớn bé (tuy mức độ khác nhau). Người tiêu dùng ban đầu được hưởng lợi khi giá giảm nhưng sẽ chịu rất nhiều thiệt thòi sau này. Thiệt thòi ở đây có thể hiểu ở chỗ do các doanh nghiệp cạnh tranh khốc liệt về giá sẽ dẫn đến doanh thu và lợi nhuận giảm nhanh chóng, thậm chí có thể không có lãi. Chính vì lợi nhuận thấp nên doanh nghiệp khó có vốn để mở rộng mạng lưới hoặc phát triển thêm các dịch vụ tiện ích bổ sung.
    Còn đối với doanh nghiệp thì cũng tương tự, ban đầu thì doanh nghiệp nhỏ được lợi khi lôi kéo được lượng khách hàng từ doanh nghiệp lớn, nhưng cũng chỉ đến một thời điểm nhất định vì doanh nghiệp lớn chắc chắn sẽ không ngồi yên và cũng giảm giá. Đến điểm bão hoà thì tỷ lệ giữa các doanh nghiệp có thay đổi nhưng chắc chắn không phải là sự đột biến quá lớn. Nhưng điểm chung lại là các doanh nghiệp đều có lãi thấp, hoặc không lãi (tuy doanh thu đối với doanh nghiệp nhỏ có thể tăng). Dẫn đến khó tái đầu tư, mở rộng sản xuất như ở trên. Trong khi lĩnh vực TT-TT luôn là lĩnh vực luôn có xu hướng phát triển thêm các công nghệ, dịch vụ, sản phẩm mới. Như vậy doanh nghiệp sẽ khó khăn ngay trên thị trường nội địa chứ chưa nói đến đầu tư ra nước ngoài.
    Do đó, theo em để đảm bảo lợi ích khách hàng và doanh nghiệp cần thiết phải sáp nhập các mạng di động lại. Nhiều quan điểm cho rằng 7 mạng di động hiện nay đối với Việt Nam là quá lớn (chưa kể những mạng di động ảo nữa), đất nước Trung Quốc rộng lớn hiện tại cũng chỉ có 3 mạng di động. Xu hướng sáp nhập đối với các mạng di động hiện nay cũng đang phổ biến trên thế giới. Hơn nữa xu hướng sáp nhập không chỉ diễn ra đối với các operator (nhà khai thác), chúng ta cũng thấy rằng các vendor (nhà cung cấp) cũng đã thực hiện sáp nhập để tăng năng lực như Alcatel-Lucent, Nokia-Siemens, Motorola-Nortel,... Lợi ích của việc sáp nhập còn có lợi cho việc sử dụng tài nguyên tần số, kho số và mạng lưới hiệu quả hơn, chắc chắn số mạng nhện trên các cột điện lực giảm :003:. Em được biết thì chính phủ cũng đã tính đến việc sáp nhập rồi nhưng sáp nhập như thế nào chắc là bài toán khó, khó nhất theo em không phải là sáp nhập ông nào với ông nào mà chính là do nó đã đụng tới quyền lợi của một số nhân vật quan trọng... Chỉ có thể vượt qua được khi các bác ấy nghĩ đó là quyền lợi quốc gia chứ không phải là quyền lợi cá nhân.
    HTML:
    http://www.itgatevn.com.vn/?u=nws&su=d&cid=83&id=16762
    thuanleminh, baoadolf and anquang like this.
  5. anquang

    anquang Thành viên

    Bài viết:
    431
    Được Like:
    114
    Ý kiến của bác Mori không phải không có lý, do vậy em đã thanked.

    Nhưng ở đây em thấy thiếu sự tôn trọng khách hàng. Viettel là hãng viễn thông biết tận thu nhiều nhất khi đem các đầu số đẹp của mình ra "Bán theo cam kết" và "đấu giá từ thiện". Do vậy Viettel đã có rất nhiều lợi nhuận từ việc tận thu đầu số, tất nhiên có tham gia tích cực các công tác xã hội và từ thiện, điều đó là đáng khích lệ.

    Nhưng bác có thấy vô lý không khi ngay đầu các bài viết các báo đều phân tích với 21 Đầu số hiện nay Việt Nam đạt tới 210 triệu thuê bao di động trong đó Viettel giữ nhiều nhất tới 8 đầu số. Việc tăng đầu số lên 1 chữ số nữa sẽ tương đương với 1 đầu số tới 100 triệu thuê bao và như vậy riêng với 098 và 097 thì Viettel có 200 triệu thuê bao nữa. Xin cứ cho là dân số Việt Nam tăng 100 triệu vào vài năm nữa và mỗi cháu bé ra đời đều phải đăng ký đủ 3 thuê bao di động thì riêng Viettel là quá thừa thãi và một SỰ LÃNG PHÍ KHO SỐ MỚI SẼ TIẾP DIỄN.
    Em tin rằng khi đó nhà mạng sẵn sàng hủy bỏ các số được cho là xấu, không hay và đem bán đấu giá các số đẹp, dễ nhớ. Riêng việc này thôi mang lại lớn nhuận khổng lồ HÀNG NGHÌN TỶ cho Viettel và các nhà mạng khác. Và một phong trào SIM RÁC mới lại ra đời.
    Người tiêu dùng hoàn toàn không quan tâm tới vấn nạn Sim rác vì cứ nhà mạng rẻ là họ dùng vì họ đâu có mất gì đâu? Cái chính là hiệu quả quản lý kho số của các nhà Mạng và ý thức của nhà mạng.

    DO VẬY VIỆC ĐÁNH THUẾ dựa trên số lượng thuê bao đã được đề xuất từ lâu và đây là đề xuất đứng đắn duy nhất chặn sim rác triệt để nhưng BỊ LỜ ĐI VÌ QUYỀN LỢI CỦA CÁC HÃNG VIỄN THÔNG LỚN.

    Có thể hiện nay bác chỉ thấy ảnh hưởng ít vì chỉ thêm 1 đầu số, ít khuyến mại đi nhưng đến khi kinh tế khó khăn, lúc đó bác sẽ thấy quý giá với lượng khuyến mại ít ỏi và khi BÁC BẤM TỚI 11 LẦN THAY VÌ 10 LẦN để gọi 1 số di động và PHẢI NHỚ TỚI 11 CHỮ SỐ thay vì 10 chữ số Điện thoại. Những cái này nếu nói giá cả khó nói lắm vì nó là công sức của toàn xã hội.
    THÊM 1 CHỮ SỐ RẤT ĐƠN GIẢN nhưng nó làm mất đi CÔNG SỨC VÀ THỜI GIAN CỦA CẢ XÃ HỘI một chút một.

    Còn về lợi nhuận, xin thưa năm vừa rồi VIETTEL dẫn đầu với 60.000 TỶ DOANH THU VÀ LÃI 10.000 TỶ.

    SỐ LÃI ĐÓ ĐI ĐÂU, đang được đầu tư ở HAITI và khả năng thu hồi lại vốn là RẤT LÂU HOẶC KHÔNG THỂ. Em nhớ gần đây có 1 bài viết rầm rộ về việc Viettel đầu tư và là người duy nhất trúng thầu ở Haiti nhưng sau khi có động đất thì bài viết đó chìm nghỉm.
    baoadolf thích bài này.
  6. musv2n

    musv2n Thành viên

    Bài viết:
    163
    Được Like:
    96
    Nền kinh tế phi thị trường khó mà đòi hỏi được , lúc nào cũng muốn người khác công nhận là nền kttt mà có được đâu.
    baoadolf thích bài này.
  7. thuanleminh

    thuanleminh Thành viên

    Bài viết:
    102
    Được Like:
    29
    Tôi thấy ý kiến này rất có lý,cách đây cũng khá lâu,tôi cũng đã nghe 1 câu chuyện tương tự như thế ở Thái Lan,do có nhiều mạng di động quá (giống VN ta bây h),các mạng nhỏ thì đua nhau giảm cước ,chấp nhận chịu lỗ để có được KH,thế là các mạng lớn thấy vậy lại nhào vô,giảm cước và việc gì đến cũng đến,do có số lượng thuê bao lớn,giảm cước mạnh,lợi nhuận ngày càng giảm-->ko thể đầu tư nâng cấp hạ tầng đáp ứng số lượng lớn KH-->phá sản (CÓ LẼ VIETTEL ĐÃ THẤY TRƯỚC ĐIỀU NÀY NÊN...).Riêng các mạng nhỏ thì ko bị vậy do số lương thuê bao thấp nên chưa đến nỗi phá sản.Và có lẽ nói đến đây các bác tự so sánh xem VN mình liệu có giống Thái Lan hồi đó ko ? và tiếp theo là điều gì sẽ đến cho VN ****?
    Tôi công nhận việc đưa ra giá sàn là để tránh hậu quả như trên ,nhưng đó là một biện pháp thay thế tiêu cực (thay vì chết các mạng lớn thì các mạng nhỏ sẽ ngủm thay),tôi thấy SÁP NHẬP xem ra là biện pháp phù hợp nhất,sẽ ko có 1 mạng nào lên thiên đường cả,sd chung hạ tầng của nhau (kho số ,BTS...sau khi sáp nhập),hiệu quả hơn bị cao nhưng nó lại có 1 khuyết điểm nho nhỏ là ảnh hưởng đến quyền lợi các nhà mạng--->vấn đề nhỏ nhưng có võ.
    Nói túm lại,việc sáp nhập hay áp dụng giá sàn gì đó thì em ko quan tâm (có quan tâm hay phản đối thì mấy ông lớn cũng quyết định,mình chỉ là thằng ét vê quèn thôi) đó là chiện mấy ông nhà nước làm ăn lương,em chỉ quan tâm đến cái túi tiền của em,bây giờ mạng nào rẻ,mạng nào rộng rãi,mạng nào ít chơi điểu,em bay qua ủng hộ ngay.
    baoadolf thích bài này.
  8. ZzhoanghungzZ

    ZzhoanghungzZ Thành viên

    Bài viết:
    1,236
    Được Like:
    519
    @ thuanleminh : bác này nói chỉ có đúng đó , em vẫn ủng hộ BL và VM , gọi như thế mới là gọi chứ , 2 nhà mạng này đặt KH đc gọi nhiều và thoả mãn lên hàng đầu , tuy em đang dùng mobifone nhưng em thấy VINA MOBI VIETTEL kẹt xỉ lắm
  9. anhnpc

    anhnpc Thành viên

    Bài viết:
    23
    Được Like:
    2
    Các bác nói nhiều về viettel lại bị đóng topic cho mà xem. Mấy anh bảo vệ của Viettel không trả lời được là hay đóng cửa lắm. Đọc mấy chủ đề trước đang đến lúc cao trào thì đóng topic.
  10. baoadolf

    baoadolf Thành viên

    Bài viết:
    46
    Được Like:
    8
    các bạn bình luận hay lắm,chúng ta cùng nhau góp tiếng nói để các nhà lãnh đạo nghe thấy ý kiến của mình,theo mình nghĩ nên phát động đợt tẩy chay viettel đi là vừa,đi ngược lại quyền lợi khách hàng,chỉ biết nghĩ đến lợi nhuận thôi