Viettel và VNPT ganh đua ngôi vị số 1

Thảo luận trong 'Nơi Trao Đổi Chung' bắt đầu bởi Mr_ManU, 3 Tháng ba 2010.

  1. Mr_ManU Nick Vi Phạm

    ng ấp ủ khát vọng đạt doanh thu trên 100.000 tỷ đồng trong năm 2010. Và cuộc lật “lật đổ” ngôi vị “đế vương” của VNPT trong suốt 60 năm qua dường như chỉ còn vấn đề thời gian đối với Viettel.

    [​IMG]

    Viettel muốn đạt trên 100.000 tỷ đồng doanh thu

    Báo Bưu điện Việt Nam số 16,17 ra ngày 5/2/2010 có đăng tải bài viết “VNPT sắp bị Viettel qua mặt”?. Sở dĩ bài báo đề cập đến vấn đề này vì VNPT đặt ra mục tiêu trong năm 2010, mức tăng trưởng doanh thu trên 20% và sẽ đạt khoảng 94.000 tỷ đồng. Trong khi đó Viettel đưa ra mục tiêu tăng trưởng với tốc độ ít nhất là 60% để đạt khoảng 96.000 tỷ đồng. Như vậy, nếu mục tiêu năm 2010 của cả hai tập đoàn này được hiện thực hoá thì Viettel đã “qua mặt” được “người khổng lồ” VNPT.

    Ngay sau bài viết này, đại diện Trung tâm Thông tin và Quan hệ công chúng của VNPT cho biết, VNPT sẽ đưa ra mục tiêu đạt doanh thu là 100.000 tỷ đồng. Thế nhưng, những động thái của Viettel gần đây cho thấy doanh nghiệp này tràn đầy khát vọng “lật đổ” “đế chế” VNPT. Viettel chắc chắn thay đổi con số tăng trưởng của mình lên trên 100.000 tỷ đồng doanh thu. Nếu mục tiêu này được hiện thực hoá, lần đầu tiên trong lịch sử của ngành viễn thông Việt Nam, một doanh nghiệp có tuổi đời 10 tuổi đã “tước đoạt” ngôi “vương” của “đế chế” VNPT có bề dày lịch sử trên 60 năm.

    Hai “đại gia” lấy doanh thu từ đâu?

    Khi cả VNPT – Viettel đạt đặt mục tiêu từ 100.000 tỷ đồng doanh thu trở lên năm 2010, một câu hỏi được đặt ra các “đại gia” nghìn tỷ này sẽ tìm kiếm doanh thu từ đâu? Trên thực tế cả hai đại gia này đều lấy doanh thu chủ yếu từ dịch vụ thông tin di động. Trong đó, VNPT dựa chính vào hai “quả đấm thép” là MobiFone và VinaPhone. Chỉ riêng trong năm 2009, MobiFone đã chiếm tới gần 35% doanh thu và gần 42% lợi nhuận của VNPT.

    Thế nhưng, trong năm 2010, VinaPhone và MobiFone mới chỉ đặt ra mục tiêu có được khoảng 61.000 tỷ đồng. Nếu hai “quả đấm thép” của VNPT chỉ dừng lại ở con số này thì con đường mà VNPT tiến đến 100.000 tỷ đồng sẽ vô cùng khó khăn. Tuy VNPT có nguồn doanh thu từ bưu chính, Internet băng rộng, điện thoại cố định lớn hơn Viettel rất nhiều, nhưng nguồn thu này lại không thấm tháp vào đâu so với doanh thu từ dịch vụ di động.

    Giới phân tích cho rằng, nếu VNPT có được sự điều hành và sức ép trên từng nhân lực như của Viettel chắc chắn không thể có bất cứ doanh nghiệp viễn thông nào dám đặt ra mục tiêu “soán ngôi vương” của “đại gia” này. Thế nhưng, tiếc rằng VNPT lại thiếu điều đó.

    Trên thực tế hiện nay, doanh thu từ dịch vụ di động của Viettel vẫn là chủ yếu, với mức khoảng 60% tổng doanh thu. Thế nhưng, Viettel lại có thêm được nhiều nguồn khác như bất động sản, phân phối điện thoại, kinh doanh các ngành nghề khác. Bên cạnh đó, Viettel còn có thêm nguồn thu từ việc đầu tư nước ngoài. Viettel đang đặt mục tiêu đến năm 2020 doanh thu từ thị trường nước ngoài phải lớn hơn thị trường trong nước. Trong khi đó, Viettel lại đang hướng đến việc sản xuất thiết bị viễn thông và CNTT.

    Theo giới phân tích, thị trường viễn thông trong nước chuẩn bị đến ngưỡng bão hoà cả về di động và cố định. Bên cạnh đó, dịch vụ mầu mỡ như di động đang vào cuộc chạy đua giảm cước rất mạnh. Vì vậy, việc giảm cước di động không đồng nghĩa với việc tăng doanh thu tương ứng để bù đắp lại phần doanh thu mất do giảm cước. Trong khi đó, những thuê bao mới mà các doanh nghiệp phát triển trong năm 2010 đa phần là khách hàng có khả năng chi trả rất thấp. Như vậy, sẽ khó đột phá về doanh thu của thị trường viễn thông trong nước.

    Theo nhận định của giới truyền thông, việc bứt phá doanh thu của Viettel sẽ dựa chính vào hai lĩnh vực. Thứ nhất, việc đầu tư nước ngoài của Viettel suôn sẻ sẽ đem lại doanh thu lớn cho doanh nghiệp này. Thứ hai, mục tiêu trong 6 tháng nữa, Viettel sẽ cho ra mắt sản phẩm điện thoại mà mình sản xuất. Nếu nhìn vào doanh số của việc phân phối điện thoại di động thì con số này không thua kém doanh số từ dịch vụ viễn thông của các mạng di động. Nếu Viettel thành công trong lĩnh vực sản xuất thiết bị viễn thông và CNTT thì đây sẽ là doanh thu lớn cho doanh nghiệp này. Vấn đề là, khát vọng của Viettel sẽ đặt cược vào việc hai lĩnh vực chiến lược này sẽ thành công đến đâu?

    Cũng cần nói thêm rằng, nếu chỉ xét riêng về doanh thu của các doanh nghiệp viễn thông để đánh giá ai hơn hai thì chưa thực sự công bằng bởi mỗi doanh nghiệp lại có cách tính doanh thu khác nhau. Vì vậy, nếu so sánh sự phát triển của mỗi doanh nghiệp nên tính đến con số lợi nhuận thì xem ra có vẻ hợp lý hơn cả. Ông Phạm Long Trận, Chủ tịch HĐQT của VNPT cho biết, năm 2010, VNPT phấn đấu đạt doanh thu tương đương từ 4,8 – 5,5 tỷ USD; lợi nhuận từ 15 – 16 nghìn tỷ đồng; nộp ngân sách từ 8,5 – 8,7 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, Viettel vẫn chưa công bố con số này là bao nhiêu.

    Viettel đang ấp ủ tham vọng làm thay đổi quan niệm khi nói tới doanh nghiệp lớn nhất, có doanh thu cao nhất không phải là VNPT mà phải là Viettel.

    Nguồn Viettelonline.com