Apple iOS, Google Android và Microsoft Windows Phone mở sang trang mới của cuộc chiến giữa các smartphone với sự hậu thuẫn của các đại gia. Táo “Ngụy”, “Thục” An và... Win “Ngô” Bằng một ẩn dụ vui, ta có thể thấy thị phần của 3 hệ điều hành (HĐH) đình đám trên di động hiện nay là iOS, Android và Windows Phone như thời tam quốc phân tranh. Nếu như iOS được ví như “Ngụy” vì sự “độc tài” của Apple trong mọi đường lối, chính sách thì Android lại giống “Thục” vì nó cởi mở hơn, được đông đảo “quần hùng” trợ giúp, trong khi đó Windows Phone thì lưng lửng, mạnh chẳng ra mạnh, yếu cũng không rõ yếu và tựa như nước Ngô. Có một điều thấy rõ là, việc các smartphone ngày càng đa dạng đã tạo nên một sức bật mới cho thị trường di động toàn cầu giữa bối cảnh chung của nền kinh tế đang suy thoái. Với thị phần ước đạt hơn 25% trên tổng máy điện thoại bán ra trên toàn cầu, sức bật của smartphone thể hiện một tiềm năng rõ nét của mặt hàng này trong một tương lai gần. [TABLE="class: image center, width: 400, align: center"] [TR] [TD][/TD] [/TR] [TR] [TD="class: image_desc, bgcolor: #E3E3E3"]Loạn đả giữa các HĐH di động sẽ không bao giờ có hồi kết. [/TD] [/TR] [/TABLE] Tuy nhiên, chính vì miếng bánh béo bở này mà 3 ông lớn thuộc 3 nền tảng kình địch đã phải đối đầu nhau trong một cuộc chiến theo đúng nghĩa từ đấu khẩu cho tới đấu trí, đấu lý. Sự việc Apple kiện các thành viên thuộc liên minh Android hay Microsoft thu phí các dòng máy Android bán ra của HTC là một minh chứng rõ nét và nó đang ngày một gay gắt ở cấp độ cao hơn với những tuyên bố hùng hồn giữa các bên và những đòn trừng phạt thương mại. Apple đòi cấm bán điện thoại Samsung, trong khi đó lại ngấm ngầm thỏa thuận với Nokia để êm chuyện trong cuộc chiến pháp lý về bằng sáng chế, mặc dù biết rằng Nokia và Microsoft giờ đã là một. Về phía Android, sự chao đảo trong nội bộ sau canh bạc Motorola Mobility sáp nhập vào Google cũng khiến nội tình có những thay đổi trái chiều. Samsung cũng đưa ra những tuyên bố mù mờ về việc sẽ phát triển song song cả Android lẫn Bada OS của riêng mình. HTC trước nay vẫn “hai mang” khi vẫn chơi với HĐH Windows Phone của Microsoft. Còn Sony Ericsson hay LG dù khá trung thành với Android thì lại không phải là “tướng mạnh” của nền tảng này để tạo sức bật như Samsung từng làm với Galaxy S/ Galaxy S II. Một thế giới “loạn chiến” giữa các smartphone và nền tảng HĐH di động càng ngày được hằn rõ hơn khi sự kiện công bố iPhone 4S vừa qua của Apple không tạo được hiệu quả như mong đợi và đây chính là cơ hội để các đối thủ bứt phá và giành thị phần ngay mùa mua sắm cuối năm. Chẳng khó để thấy sự bành trướng của Android trong 6 tháng tới với hàng loạt các siêu di động hay các smartphone giá rẻ được trình làng. Ngay sau sự kiện của Apple, Motorola, Samsung và LG lần lượt phản đòn bằng các quân bài chủ lực như DROID Razr, Galaxy Nexus hay Double Play. Windows Phone nhiều khả năng sẽ còn im hơi lặng tiếng cho đến Quý I năm sau, khi những dòng điện thoại Nokia sử dụng HĐH này được ra mắt cùng một lộ trình rõ ràng cho Windows 8 – vốn là sự hợp nhất giữa di động và PC. Thị phần chia ba, smartphone sớm thắng thế Theo Juniper Research dự đoán, sẽ có 1 tỷ smartphone được bán ra vào năm 2015, tương ứng với gần 50% thị phần máy đầu cuối. Đây là một con số khá thực tế bởi tính đến thời điểm hiện nay các hãng sản xuất đều bắt đầu chuyển hướng sang thị phần smartphone thay vì các dòng di động cơ bản. Khách quan mà nói, hiện nay Apple, Microsoft là hai ẩn số khá khó đoán. Sự ra đi đột ngột của cựu CEO Steve Jobs ắt hẳn sẽ tạo nên một sự thay đổi ít nhiều trong đường lối của Apple trong các năm tới và điều này dễ ảnh hưởng tới thị phần di động của hãng. Microsoft càng khó lường hơn khi Windows vẫn là một HĐH chiếm thị phần tuyệt đối và canh bạc Windows 8 với khả năng đồng nhất tất cả các nền tảng sẽ là một mối đe dọa đối với các đối thủ. [TABLE="class: image center, width: 400, align: center"] [TR] [TD][/TD] [/TR] [TR] [TD="class: image_desc, bgcolor: #E3E3E3"]Thị phần Android đang lên nhưng khá mong manh.[/TD] [/TR] [/TABLE] Một điều dễ thấy là, dù thời điểm hiện nay, Android đang rất mạnh với sự hậu thuẫn của nhiều tên tuổi sản xuất hàng đầu nhưng trong tương lai gần của 1 đến 2 năm tới, sự phân mảnh là điều khó tránh của nền tảng này. Nếu Windows Phone/Windows 8 phát triển, chưa biết chừng HTC sẽ “đầu quân” sang, và Samsung tập trung vào Bada OS, đồng nghĩa với việc Android sẽ mất đi hoặc yếu đi 2 “tướng mạnh”. Mặc dù vậy, việc chia ba thị trường lại là một yếu tố khá tích cực trong việc tạo những điều kiện tốt hơn cho người tiêu dùng. Thế chân vạc ngoài việc kích cầu sự cạnh tranh giữa các hãng sản xuất, nền tảng HĐH thì nó còn làm đa dạng hóa thị trường cũng như thúc đẩy sự phát triển của công nghệ sản xuất thiết bị đầu cuối. Đứng ở góc độ chuyên gia, nhiều nhà phân tích đã chỉ ra rằng, thị trường di động kiểu “Tam quốc phân tranh” như vậy là một yếu tố hoàn toàn có lợi cho mọi phía, từ nhà sản xuất cho đến người dùng đầu cuối. Nó làm mất sự độc quyền – vốn là nguyên nhân kìm hãm đà phát triển cũng như tạo một sân chơi công bằng cho tất cả các bên khi thương trường trở thành một chiến trường cho các bên “diễn nghĩa”. Vương Long - Theo Vietnamnet
ip mà ổn định lỗi cực nhiều, bạn chưa gặp cái nào lỗi chưa biết, ra hỏi thợ sửa chữa xem họ sửa ip chiếm bao nhiêu % nhé
Theo truyện Tam quốc Apple hưởng thiên thời, Android: địa lợi, Win: nhân hòa. Kết cục Tam quốc là 3 nước giao tranh dữ dội cuối cùng về tay nhà Tấn. Không biết Tam quốc này về tay nhà nào đây?....
Mình xài nhiều iphone và android chả thấy lỗi lầm gì xưa giờ. Mặc dù jb iphone, root android mà chưa dính tí nào. Chắc bác là thợ sửa, chuyên sửa mấy con rơi rớt mới mạnh miệng vậy