Thảo luận [Datacard 3G] - Sierra Wireless AirCard® 880E và Sierra Wireless AirCard® 890.

Thảo luận trong 'Máy Tính: Tin Tức - Đánh Giá Sản Phẩm' bắt đầu bởi CuongNQ84, 18 Tháng sáu 2012.

  1. CuongNQ84 Thành viên

    Hơn 2 năm phát triển tại Việt Nam, công nghệ internet 3G trên nền di động đã dần đi vào đời sống người dân với hình ảnh những chiếc USB 3G với đủ kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng và thương hiệu. Do tính phổ biến của chuẩn cắm USB, có ở khắp nơi từ máy bàn, laptop, máy tính bảng cho đến các thiết bị giải trí cao cấp khác, vì vậy các nhà mạng tại Việt Nam chủ yếu lựa chọn sử dụng chuẩn cắm này để cung cấp cho khách hàng đầu cuối của mình.

    Tuy nhiên, USB lại gặp một số hạn chế về kỹ thuật chế tạo ảnh hưởng nhiều đến độ bền và tính ổn định khi hoạt động. Ví dụ như thiết bị phải qua biến áp chuyển điện từ 5v xuống thấp hơn để cung cấp cho chipset hoạt động, mà nhiệt lượng phát sinh tại bộ phận này khá lớn, góp phần ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ linh kiện. Hơn nữa do đây là thiết bị cắm ngoài nên phần vỏ để bảo đảm an toàn sử dụng, nhà sản xuất buộc phải dùng chất liệu nhựa cách điện hoặc nếu có vỏ kim loại thì cũng không được tiếp xúc trực tiếp với mạch linh kiện, vì vậy ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất tản nhiệt của thiết bị.

    Do đó, với người dùng chuyên nghiệp, tính chất công việc yêu cầu phải sử dụng 3G thường xuyên và kết nối đảm bảo duy trì liên tục thì việc lựa chọn thiết bị gặp phải nhiều khó khăn. Một USB 3G loại tốt phải sử dụng các linh kiện chịu nhiệt cao và thiết kế mạch cũng như tản nhiệt cho mạch rất tinh vi, vì vậy giá thành thường bị đội lên gấp 2 đến 3 lần so với các thiết bị phổ thông do nhà mạng cung cấp. Tuy nhiên do những hạn chế cố hữu về kỹ thuật của chuẩn USB, cho nên nhiều người cuối cùng cũng buộc phải từ bỏ chuẩn cắm này để sử dụng một chuẩn thiết bị tốt hơn là Router 3G.

    Giá thành một bộ sản phẩm Router 3G hoàn chỉnh hiện nay khá cao, dao động từ 2 - 4 triệu làm hạn chế khá nhiều tính phổ biến của dòng sản phẩm này đến người dùng đầu cuối. Vì vậy hôm nay mình sẽ review một chuẩn cắm khác, có nhiều ưu điểm và được xem như là tiền thân của Router 3G trước đây, đó là Datacard 3G.

    Nhân vật chính trong bài review hôm nay gồm 2 dòng sản phẩm do Sierra Wireless sản xuất. Đây là một hãng viễn thông nổi tiếng của Mỹ chuyên cung cấp thiết bị cho các nhà mạng Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Đại Dương như AT&T, T-Mobile, Teltra, BigPond, O2 ...

    Sierra Wireless AirCard® 880E .............................. Sierra Wireless AirCard® 890

    [​IMG]
    .................... [​IMG]

    CHỨC NĂNG NỔI BẬT :


    • Modem 3G cho laptop, sử dụng khe cắm Express Card hoặc PCMCIA bên hông thân máy.
    • Khả năng bắt sóng cực mạnh với anten ngầm kích thước lớn bên trong (880E) hoặc anten rời bên ngoài (890).
    • Hỗ trợ định vị GPS, thu sóng định vị trực tiếp từ vệ tinh.
    • Mạch tản nhiệt kim loại trên thân thiết bị, áp sát trực tiếp bề mặt chipset cho hiệu quả tản nhiệt tối đa.
    • Sử dụng chipset của hãng Qualcomm danh tiếng, gia tăng độ bền, độ ổn định và tính chịu nhiệt của linh kiện.
    • Kích thước cực kỳ nhỏ gọn, độ nhô ra khi cắm vào thân máy là 2.5 cm với dòng 890, có thể để nguyên thiết bị trong laptop mà không phải tháo ra. Dòng 880E là 5.5 cm.
    • Hỗ trợ sử dụng đa mạng, có thể linh hoạt thay đổi nhà cung cấp bằng thao tác đơn giản là thay SIM.
    • Hỗ trợ nạp tiền và kiểm tra tài khoản trực tiếp trên bằng phần mềm đi kèm thiết bị.
    • Có thể sử dụng cho máy bàn thông qua adapter chuyển đổi từ Express => USB.
    HÌNH ẢNH THỰC TẾ :

    Sierra Wireless 880E khi cắm vào máy và khe SIM ở mặt sau :

    [​IMG] [​IMG]

    Sierra Wireless 890 đi kèm với một anten rời phía trên và một adapter PCMCIA :

    [​IMG] [​IMG]
    [​IMG] [​IMG]
    880E dùng anten rời 10 dB và 890 kết nối thông qua adapter Express to USB :
    [​IMG] [​IMG]


    Về cơ bản ta thấy các dòng card có độ nhô ra thấp hơn so với chuẩn USB, nhất là dòng Sierra 890. So sánh với kích thước của Nano Recieve của chuột Logitech thì chênh lệch không quá lớn, điều này giúp tạo mỹ quan hơn cho laptop và hạn chế tối đa gãy vỡ. Riêng dòng 880E có thể gắn kèm với anten 10 dB ngoài, tuy nhiên loại anten này giá khá cao và có tác dụng nối sóng là chính. Nếu vị trí làm việc của bạn gặp hạn chế về sóng nhưng cửa sổ kế bên có mức sóng mạnh hơn nhiều thì nên cân nhắc dùng thêm loại anten rời này để tiếp sóng từ bên ngoài.

    Vỏ của card được thiết kế bằng khung kim loại áp sát bề mặt chipset, nằm sâu trong thân máy, phần nhựa là vùng chứa anten ngầm và dĩ nhiên được cách điện để đàm bảo an toàn với người dùng trong quá trình sử dụng.

    Điểm trừ là khay SIM yêu cầu phải có một vật nhọn nào đó thì việc lấy SIM ra mới dễ dàng được.

    Trong trường hợp cần thiết muốn sử dụng Datacard trên các máy hỗ trợ cổng USB, người dùng có thể chọn mua thêm adapter chuyển đổi từ Express => USB. Ưu điểm của phương thức này là hiệu quả tản nhiệt sẽ tốt hơn, do phần kim loại được tiếp xúc trực tiếp với không khí. Nhược điểm là phải phụ thuộc thêm vào chất lượng adapter và mỹ quan bị kém đi. Vì vậy lời khuyên là chỉ nên xem đây là phương pháp kết nối dự phòng.

    THỰC TẾ SỬ DỤNG :

    Để thiết bị hoạt động thì trong lần đầu tiên sử dụng, 2 dòng card của Sierra Wireless yêu cầu phải được cài đặt driver trước. Thiết bị của hãng Sierra Wireless có đặc điểm là chạy chung một trình điều khiển Sierra Wireless Watcher, các phiên bản Watcher này được cập nhập liên tục và có thể tải dễ dàng tại trang chủ
    www.sierrawireless.com . Đây là ưu điểm rất lớn với những người dùng MAC OS, vì khi nâng cấp hệ điều hành họ sẽ gặp khó khăn để tìm kiếm driver phù hợp. Theo ghi nhận, hiện chỉ có Huawei và Sierra Wireless là quản lý thiết bị bằng phần mềm dùng chung đồng thời có update liên tục như vậy.

    Sau khi cài đặt driver, ta được giao diện phần mềm như sau :

    [​IMG]

    Toàn bộ thông tin sử dụng được hiển thị đầy đủ trong một cửa sổ nhỏ gồm mức sóng, dạng sóng, tên mạng, lưu lượng đã tải xuống và up lên trong phiên làm việc, tình trạng tin nhắn, các biểu tượng menu ...

    Trong phần menu tùy chỉnh là các mục của một thiết bị 3G chuyên dụng gồm tin nhắn, chọn kiểu kết nối, cấu hình ... Điểm đặc biệt của các dòng Sierra Wireless là thông tin cấu hình được lưu cứng trong ROM chứ không lưu theo phần mềm nên khi đem thiết bị qua máy khác sử dụng thì người dùng không phải cấu hình lại lần nữa.

    [​IMG]

    Người viết sẽ điểm qua một số mục quan trọng tiêu biểu trong menu, liên quan đến khả năng sử dụng 3G tại Việt Nam như sau:


    • Cho phép bật tắc chức năng autorun, nghĩa là khi cắm thiết bị vào máy tính thì Watcher sẽ tự khởi động.
    • Lựa chọn trạng thái thiết bị khi thoát chương trình Watcher gồm ngắt kết nối, giữ nguyên kết nối hoặc chuyển qua trạng thái Air Plane (tắt sóng).
    • Thay đổi số trung tâm nhắn tin của SIM.
    • Tùy chọn dạng kết nối 3G hoặc 2G.
    • Các âm báo trạng thái hoạt động.
    • Cấu hình sử dụng của các mạng (còn gọi là Profile).
    • Thống kê lưu lượng truy cập.
    • Chức năng định vị toàn cầu lấy sóng trực tiếp từ vệ tinh (Native - GPS), mặc định hỗ trợ xuất thông tin lên Google Maps.
    • Number Tab để nhập các mã USSD dùng kiểm tra tài khoản và nạp tiền (tùy loại, nếu không có chức năng này thì sẽ dùng phần mềm riêng đi kèm).
    THỰC NGHIỆM TỐC ĐỘ :

    Theo kinh nghiệm của người viết thì hiện nay thứ tự chất lượng các nhà mạng như sau (đánh giá dựa trên tốc độ và giá thành):

    - Viettel
    - Mobifone & Vinaphone
    - Vietnamobile

    Viettel trước giờ vẫn là nhà mạng tiên phong ở mảng 3G, tốc độ thực tế duy trì ở mức 8 Mbps trong điều kiện không bị nghẽn cục bộ (có nhiều kết nối cùng lúc vào một trụ sóng).

    Mobifone và Vinaphone dùng chung hạ tầng nên tương đương nhau. Thực tế thì hai mạng này hiện nay đã có băng thông tương đương Viettel nhưng theo cảm nhận chủ quan có vẻ họ dùng giao thức hạn chế băng thông cho các gói tin Video hay Music nên hay xuất hiện tình trạng ngắt, giật khi xem phim hoặc nghe nhạc trực tuyến.
    Vietnamobile là nhà mạng mới và khuyến mãi tốt nhất hiện nay. SIM 3G của họ tặng ngay 600 MB khi kích hoạt, trong tháng nếu nạp trên 50K sẽ tặng 30 GB, ít hơn thì tặng 3 GB. Chương trình kéo dài trong 12 tháng, thông tin chi tiết có thể xem thêm tại đây:

    http://usb3gvn.com/sim-chuyen-dung-3g/sim-3g-vietnammobile.html

    Tuy nhiên, lượng băng thông cung cấp cho user khả thấp, chỉ vào khoảng 2 Mbps.

    Tiến hành đo tốc độ tại SpeedTest.net

    Kết quả đo chỉ mang tính tương đối vì phụ thuộc quá nhiều vào khả năng đáp ứng của các server thời điểm test. Cùng một vị trí nhưng nếu chọn các server các nhau sẽ cho ra kết quả khác nhau. Tiến hành đo ở 4 server là TPHCM, HongKong, Malaysia và Singapore.

    Với nhà mạng Viettel :

    [​IMG] [​IMG]
    [​IMG] [​IMG]


    Với nhà mạng Mobifone :

    [​IMG] [​IMG]
    [​IMG] [​IMG]


    Với nhà mạng Vietnamobile :

    Trong thời điểm test thì băng thông Vietnamoblie rất hạn chế, mặc dù đã thử nhiều lần trong các thời điểm khác nhau nhưng tốc độ chỉ vào khoảng 1 - 2 Mbps cho nên người viết sẽ không đưa bảng kết quả vào bài review lần này.

    Tuy nhiên nếu so sánh giá tiền 50K cho 30 GB hàng tháng và với mức tốc độ cơ bản như vậy thì tính ra vẫn rẻ hơn các gói Basic của mạng ADSL. Do đó, nếu nhu cầu của bạn chỉ dừng lại ở đọc báo, xem phim, nghe nhạc trực tuyến thì Vietnamobile cũng xứng đáng là một lựa chọn để cân nhắc. Một điểm cộng nữa cho nhà mạng này là tài khoản tiền có thể dùng để gọi được, điều mà các SIM chuyên cho 3G của mạng khác không làm được.

    Đo tốc độ download

    Người viết lựa chọn 2 server có băng thông lớn và ổn định nhất hiện nay là youtube và mediafire để đảm bảo kết quả chính xác nhất.

    Với nhà mạng Viettel :

    [​IMG]

    [​IMG]


    Với nhà mạng Mobifone :

    [​IMG]

    [​IMG]


    Kết quả cho thấy mạng Viettel cho kết quả tốt nhất, kế tiếp là Mobifone. Tuy nhiên, một lần nữa xin nhắc lại là với 3G thì tốc độ chỉ mang tính tương đối vì phụ thuộc nhiều vào vị trí và thời điểm kết nối. Tại trụ sóng này nếu nhiều người dùng mạng Viettel quá, gây nghẽn, thì đương nhiên các mạng còn lại sẽ nhanh hơn. Do đó người dùng nên mua các SIM rác đăng ký 3G để tự tham khảo trước, mạng nào nhanh và ổn định nhất thì mua SIM chuyên cho 3G của mạng đó dùng cố định luôn, như vậy sẽ được hưởng nhiều khuyến mãi hơn.

    KẾT LUẬN :

    Ưu điểm


    • Độ bền và độ ổn định cao, tản nhiệt tốt, phù hợp với cường độ làm việc liên tục.
    • Khả năng bắt sóng tốt hơn đa số các dòng USB 3G.
    • Kích thước nhỏ gọn khi cắm vào máy.
    • diện tích tiếp xúc với máy rộng, hạn chế gãy do va chạm.
    • Hỗ trợ định vị GPS.
    • Hỗ trợ dùng đa mạng, linh hoạt trong việc chọn lựa nhà cung cấp phù hợp tại vùng sử dụng.
    • Kiểm tra tài khoản và nạp tiền trực tiếp được trên máy tính.

    Nhược điểm




    • Hạn chế cổng cắm, laptop phải có khe cắm chuyên dụng này.
    • Không có driver tích hợp trên thiết bị.
    • GPS ít nhạy hơn các thiết bị chuyên dụng.
    • Không có các dòng tốc độ 21.6 Mbps với chuẩn card.
  2. dcom3g.biz

    dcom3g.biz Nick Vi Phạm

    Bài viết:
    21
    Được Like:
    2
    Hàng này ko biết có ngon ko, nhưng giá thì cao quá
  3. CuongNQ84

    CuongNQ84 Thành viên

    Bài viết:
    120
    Được Like:
    3
    Datacard ngay từ ban đầu thiết kế đã ưu tiên cho độ bền, vì vậy tỷ lệ bảo hành ở các dòng này khá thấp. Ở nước ngoài họ dùng khá nhiều, nhất là WWAN. Còn ở VN do nhà mạng tập trung phổ biến thuê bao nên họ chỉ nhập USB 3G là chính.