Thảo luận về N95

Thảo luận trong 'S60 3rd: KIẾN THỨC & KINH NGHIỆM' bắt đầu bởi khangtrang, 1 Tháng mười hai 2006.

  1. duongpham

    duongpham Thành viên

    Bài viết:
    143
    Được Like:
    28
    Uh ma theo kinh nghiem cua em,con Ê65 luc truoc em xai cung mau moca giong thang N95 nay thi mau moca xai 1 thoi gian mo hoi tay no se lam cho vo bong len trong mat zin,mau vang nhat em thay no it bi hon.
  2. daoducquan

    daoducquan Thành viên

    Bài viết:
    1
    Được Like:
    0
    Các bác ơi, cho tôi hỏi 2 tính năng của cái con N95 này có không ạ:

    1. Có chat YM được trên máy này không? Phần mềm nào? Tôi không thấy bàn phím thì chat phím bấm thế nào?
    2. Máy của tôi cứ hay bị bạn bè vào xem nghó nghiêng, muốn lock máy (giống như enter security code như của n9500) thì có tính năng này không?

    Xin cảm ơn các bác!
  3. namdung

    namdung Thành viên

    Bài viết:
    193
    Được Like:
    37

    Bác ơi! Em không hỏi là add thêm chương trình vào cái list đó, mà em hỏi bác cách set âm thanh cho mục multimedia đó bác ạ, có nghĩa là khi mình bấm nút multimedia hoặc trượt xuống thì ngoài việc hiển thị list ứng dụng nó còn có âm thanh đi kèm nữa bác ạ, bác chỉ bảo kỹ cho em với, hay là máy em thiếu cái âm thanh đó.
  4. trieunam

    trieunam Thành viên

    Bài viết:
    728
    Được Like:
    117

    Ông viết thế này nè "Bác dùng tín hiệu GSM đó, em thấy nó ổn và tốt hơn tín hiệu GPS"

    =>tui mới bảo ông học cách phân biệt.
  5. trieunam

    trieunam Thành viên

    Bài viết:
    728
    Được Like:
    117
    PS là hệ thống bao gồm các vệ tinh bay trên quỹ đạo, thu thập thông tin toàn cầu và được xử lý bởi các trạm điều khiển trên mặt đất. Ngày nay, khó hình dung rằng có một máy bay, một con tàu hay phương tiện thám hiểm trên bộ nào lại không lắp đặt thiết bị nhận tín hiệu từ vệ tinh.

    Năm 1978, nhằm mục đích thu thập các thông tin về tọa độ (vĩ độ và kinh độ), độ cao và tốc độ của các cuộc hành quân, hướng dẫn cho pháo binh và các hạm đội, Bộ Quốc phòng Mỹ đã phóng lên quỹ đạo trái đất 24 vệ tinh. Những vệ tinh trị giá nhiều tỷ USD này bay phía trên trái đất ở độ cao 19.200 km, với tốc độ chừng 11.200 km/h, có nhiệm vụ truyền đi các tín hiệu radio tần số thấp tới các thiết bị thu nhận. Từ những năm đầu thập kỷ 80, các nhà sản xuất lớn chú ý nhiều hơn đến đối tượng sử dụng tư nhân. Trên các xe hơi hạng sang, những thiết bị trợ giúp cá nhân kỹ thuật số PDA (Personal Digital Assistant) như Ipaq của hãng Compaq, được coi là một trang bị tiêu chuẩn, thể hiện giá trị của chủ sở hữu.

    Trong số 24 vệ tinh của Bộ quốc phòng Mỹ nói trên, chỉ có 21 thực sự hoạt động, 3 vệ tinh còn lại là hệ thống hỗ trợ. Tín hiệu radio được truyền đi thường không đủ mạnh để thâm nhập vào các tòa nhà kiên cố, các hầm ngầm và hay tới các địa điểm dưới nước. Ngoài ra nó còn đòi hỏi tối thiểu 4 vệ tinh để đưa ra được thông tin chính xác về vị trí (bao gồm cả độ cao) và tốc độ của một vật. Vì hoạt động trên quỹ đạo, các vệ tinh đảm bảo cung cấp vị trí tại bất kỳ điểm nào trên trái đất.

    Hệ thống định vị toàn cầu GPS (Global Positioning Systems) bao gồm 3 mảng:

    - Mảng người dùng, gồm người sử dụng và thiết bị thu GPS.

    - Mảng kiểm soát bao gồm các trạm trên mặt đất, chia thành trạm trung tâm và trạm con. Các trạm con, vận hành tự động, nhận thông tin từ vệ tinh, gửi tới cho trạm chủ. Sau đó các trạm con gửi thông tin đã được hiệu chỉnh trở lại, để các vệ tinh biết được vị trí của chúng trên quỹ đạo và thời gian truyền tín hiệu. Nhờ vậy, các vệ tinh mới có thể đảm bảo cung cấp thông tin chính xác tuyệt đối vào bất kỳ thời điểm nào.

    - Mảng còn lại gồm các vệ tinh hoạt động bằng năng lượng mặt trời, bay trên quỹ đạo. Quãng thời gian tồn tại của chúng vào khoảng 10 năm và chi phí cho mỗi lần thay thế lên đến hàng tỷ USD.

    Một vệ tinh có thể truyền tín hiệu radio ở nhiều mức tần số thấp khác nhau, được gọi là L1, L2... Những thiết bị nhận tín hiệu GPS thông thường bắt sóng L1, ở dải tần số UHF 575,42 Mhz. Một đài phát thanh FM thường cần có công suất chừng 100.000 watt để phát sóng, nhưng một vệ tinh định vị toàn cầu chỉ đòi hỏi 20-50 watt để đưa tín hiệu đi xa 19.200 km.
    Thiết bị nhận GPS cài đặt sẵn trên xe Honda Accord.


    Tần số L1 chứa đựng 2 tín hiệu số (mã hoá bằng kỹ thuật số), được gọi là P-code và C/A-code. Mã P nhằm bảo vệ thông tin khỏi những sự truy nhập trái phép. Tuy nhiên, mục đích chính của các tín hiệu mã hóa là nhằm tính toán thời gian cần thiết để thông tin truyền từ vệ tinh tới một thiết bị thu nhận trên mặt đất. Sau đó, khoảng cách giữa 2 bên được tính bằng cách nhân thời gian cần thiết để tín hiệu đến nơi với tốc độ của ánh sáng là 300.000 km/giây(khoảng cách = vận tốc x thời gian).

    Tuy nhiên, tín hiệu có thể bị sai đôi chút khi đi qua bầu khí quyển. Vì vậy, kèm theo thông điệp gửi tới các thiết bị nhận, các vệ tinh thường gửi kèm luôn thông tin về quỹ đạo và thời gian. Việc sử dụng đồng hồ nguyên tử sẽ đảm bảo chính xác về sự thống nhất thời gian giữa các thiết bị thu và phát.

    Để biết vị trí chính xác của các vệ tinh, thiết bị nhận GPS còn nhận thêm 2 loại tín hiệu mã hóa.

    - Loại thứ nhất (được gọi là Almanac data) được cập nhật định kỳ và cho biết vị trí gần đúng của các vệ tinh trên quỹ đạo. Nó truyền đi liên tục và được lưu trữ trong bộ nhớ của thiết bị thu nhận khi các vệ tinh di chuyển quanh quỹ đạo.

    - Tuy nhiên, phần lớn các vệ tinh có thể hơi di chuyển ra khỏi quỹ đạo chính của chúng. Sự thay đổi này được ghi nhận bởi các trạm kiểm soát mặt đất. Việc sửa chữa những sai số này là rất quan trọng và được đảm nhiệm bởi trạm chủ trên mặt đất, trước khi thông báo lại cho các vệ tinh biết vị trí mới của chúng. Thông tin được sửa chữa này được gọi là Ephemeris data. Kết hợp Almanac data và Ephemeris data, các thiết bị nhận GPS biết chính xác vị trí của mỗi vệ tinh.

    Hiện nay, nếu có bản đồ điện tử, nhiều thiết bị nhận GPS sẽ hiển thị rõ ràng vị trí của bạn qua một màn hình, điều đó giúp cho việc định hướng trở nên cực kỳ thuận lợi. Nhưng nếu tắt thiết bị nhận tín hiệu trong khoảng thời gian chừng 5 giờ đồng hồ, nó sẽ mất đi các Almanac data (hay không còn nhận biết chính xác các vệ tinh trên quỹ đạo trái đất). Khi hoạt động trở lại, thiết bị sẽ cần khoảng thời gian chừng 30 giây để nạp lại thông tin về vị trí của vệ tinh, trước khi cho biết hiện thời bạn đang ở đâu.

    Hoạt động của GPS có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:

    - Khi các vệ tinh ở quá gần nhau, chúng sẽ khiến cho việc xác định một vị trí chính xác trở nên khó khăn hơn.

    - Vì tín hiệu radio đi từ vệ tinh xuyên qua tầng điện ly và tầng đối lưu, tốc độ cần thiết để tín hiệu truyền tới thiết bị nhận sẽ bị chậm đi. Hệ thống GPS có dự phòng điều đó bằng cách tính thêm khoảng thời gian chậm trễ trung bình, nhưng cũng không được hoàn toàn chính xác.

    - Chướng ngại lớn như các dãy núi hay các toà nhà cao tầng cũng làm cho thông tin bị sai lệch.

    - Giữa thiết bị nhận (nhất là của người dùng cá nhân) với vệ tinh (có thể không hoàn toàn trùng khớp về mặt thời gian, và các vệ tinh đôi khi chạy lệch khỏi quỹ đạo.
    anmadoem thích bài này.
  6. vtlam

    vtlam Thành viên

    Bài viết:
    7
    Được Like:
    1
    Các bác ơi cho em hỏi N95 có hỗ trợ font tiếng Hoa ko vậy? Em hay dùng nhắn tin = tiếng Trung và đọc 1 số tài liệu trên mobireader, nếu n95 có hỗ trợ thì em quất luôn=D>
  7. nguyenchison

    nguyenchison Thành viên

    Bài viết:
    84
    Được Like:
    25
    Bác nào đã sử dụng thàng công GPS của N95 thì post 1 bài hướng dẫn anh em sử dụng với. Mình cứ làm mãi mà không được, nó cứ báo "không ...vệ tinh.." không nhớ rõ nữa. Ai biết chỉ dùm anh em cái nhe!
  8. noname1bk

    noname1bk Thành viên

    Bài viết:
    24
    Được Like:
    6
    hihi!Xin được chia sẻ kinh nghiệm với các bác về vấn đề GPS cho N85 nhé.Em đã sử dụng thành công công nghệ này với N95 tại Hà Nội,thật sự là một công nghệ hoàn hảo,nó giúp mình xác định vị trí của mình và chỉ cho mình nơi đến bằng tiếng việt nếu như các bạn muốn đặt điểm đến cho chương trình.Các bác nào đang sử dụng GPS thì nên nhớ rằng nó là bộ thu sóng từ vệ tinh,nên nếu muốn sử dụng hiệu quả thì bạn phải ra ngoài trời chứ sử dụng trong nhà thì không thu được tín hiệu vệ tinh đâu.Nếu bạn đứng ở ngoài đường thì cũng nên tránh đứng dưới chỗ nhiều bóng cây vì như thế sẽ làm nhiễu tín hiệu,mobile của bạn sẽ không nhận được sóng từ vệ tinh.Bạn khởi động bộ GPS khi đứng ngoài đường,chờ khoảng 5-10 phút (có thể là 15 phút nếu như môi trường thu sóng không tốt) bạn chỉ phải chờ lâu khi kích hoạt sóng lần đầu,chứ lần thứ 2 trở đi thì vào GPS sẽ rất nhanh thôi khoảng 1 phút thui.Bạn nên để chế độ language là tiếng việt thì việc chỉ dẫn cũng nhứ sử dụng cũng dễ hơn nhiều.N95 tích hợp sẵn bộ thu phát sóng từ vệ tinh,nếu như bạn không sài N95 mà vẫn muốn được chỉ đường như vậy thì bạn hãy mua thêm bộ thu sóng từ vệ tinh về và cài phần mềm NAV fone vô là cũng sài được như N95,có một điều thú vị là NAV fone tích hợp bản đồ của hơn 100 quốc gia trong đó có VN,nên việc chỉ đường hoàn toàn là bằng tiếng việt,có giọng nói tiếng việt đàng hoàng không phải là tiếng anh VD như rẽ trái,rẽ phải,đi thẳng,chuẩn bị rẽ trái,chuần bị rẽ phải...nói chung là rất hay.Mình vừa sài cái GPS này từ chiều qua nên cũng chưa nghịch thêm được nhiều,để chiều nay dùng cái N73 quay lại cho các bạn cách dùng nhé.Hay lắm lắm đó!
    Bạn nào đọc thấy không hay lắm thì đừng chê mình nhé!Thanks được thì tốt hơn hihihihi!!
  9. mobileman

    mobileman Thành viên

    Bài viết:
    403
    Được Like:
    258
    ủa! máy của tôi cũng đâu có cái ấy đâu! Những ai dùng N95 cho ý kiến coi nào!
    Có lẽ mod nên lập một topic riêng về các lỗi lặt vặt của N95 - kiểu gì chẳng có lỗi - chứ để chung trong này anh em khó tìm lắm. Để tôi mở hàng nhé: 1.Sau một hồi nghịch ngợm, phím Multimedia có thể bị đơ - ấn vào không có phản ứng gì - khởi động lại máy là được.
    2.Có một lần tôi chuyển từ chế độ video sang chế độ image để chụp hình thì máy bị treo cứng, rồi tự restart.
    Các anh em có ai bị tương tự hoặc ai chưa bị thì kiểm tra xem thế nào. Chắc tại bản FW này vẫn chưa fix hết lỗi, như 3250 ngày đầu ấy!
  10. ff293

    ff293 Thành viên

    Bài viết:
    209
    Được Like:
    33
    pác này vui tính ghê, n95 sao ko có bàn phím đc =)) , còn bác ko muốn người ta xem thì d8ùng cho người ta mượn=)), còn cái sec. code con nokia nào chẳng có