Trong thời kỳ phát triển và hội nhập gần đây, Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội cho việc đầu tư và phát triển nền kinh tế nói chung và ngành kế toán toán nói riêng nhưng đồng thời cũng đứng trước nhiều thử thách cần phải vượt qua để có thể nắm bắt và biến cơ hội thành hiện thực. Nhưng chất lượng sinh viên ngành kế toán ra trường hiện nay thực sự chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển này, điều này sẽ khó cho sự phát triển của doanh nghiệp cũng như đào hỏi chất lượng nhân sự về kế toán rất cao, gây rất nhiều khó khăn cho những người học và làm kế toán. Hiện nay, việc đào tạo kế toán được thực hiện ở rất nhiều trường cũng như rất nhiều trung tâm đào tạo kế toán ở cả nước. Kết quả đào tạo của các trường xét về mặt số lượng đã đáp ứng khá tốt nguồn nhân lực về kế toán cho giai đoạn đã qua cũng như trong giai đoạn sắp đến. Tuy nhiên, nếu xem xét về khía cạnh chất lượng đào tạo thì còn có độ lệch khá lớn giữa các trường và chất lượng nói chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực có chất lượng cao phù hợp với tình hình phát triển và hội nhập sâu rộng của nền kinh tế nước ta trong dài hạn. Phương pháp đào tạo kế toán cũng cần phải thay đổi để phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kế toán, hạn chế cách thức đào tạo truyền thống, nặng về lý thuyết, xa rời thực tế, dẫn đến sinh viên tốt nghiệp chậm làm quen với công việc. Làm cho nhiều doanh nghiệp phải đào tạo theo nhân viên của mình khi vào làm việc vì họ không biết áp dụng lý thuyết vào thực tế như thế nào. Chế độ kế toán của Nhà nước trong từng thời kỳ, trong mỗi cơ chế quản lý chỉ là hiện thân, một minh chứng cho tính chất của kế toán. Chọn phương pháp giảng dạy và phương pháp học tập tích cực cho các khóa học kế toán. Tăng cường nghiên cứu, trao đổi hai chiều giữa giáo viên và học viên. Thành lập bộ phận kế toán ảo trong khuôn viên trường, tạo cơ hội cho học viên tiếp cận với các hoạt động thực tế, các yếu tố, nhiệm vụ, phương pháp, giấy tờ, tài liệu, sổ sách kế toán và các hình thức thuộc về kế toán. Đây là phương pháp trong quá trình đổi mới phương pháp đào tạo kế toán mới này. Trong quá trình đào tạo phải là một kết hợp giảng dạy lý thuyết với các báo cáo thực tế từ các chuyên gia kinh tế, các doanh nghiệp, kế toán, kế toán trưởng, thở cuộc sống thực tế, nghề nghiệp trong quá trình đào tạo. Chương trình đào tạo phải đổi mới theo hướng tiếp cận và kế thừa những mặt tích cực của chương trình đào tạo kế toán của các trường đại học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới về lĩnh vực kế toán. Bên cạnh đó, phải thiết kế trong chương trình đào tạo những nội dung chuyên môn có tính chất đặc thù về môi trường pháp lý và môi trường hoạt động tại Việt Nam để người học có thể thực hiện được công việc chuyên môn một cách thành thạo tại Việt Nam sau khi kế thúc khóa học. Đổi mới phương pháp giảng dạy cũng lá vấn đề có ý nghĩa quan trọng cho việc nâng cao chất lượng đào tạo. Việc lấy người học làm trung tâm phải được tôn trọng và thực hiện một cách nghiêm túc để qua đó tác động và khai thác tốt tiềm năng sáng tạo của người học trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đây là những đổi mới mà trường ĐH Kinh Tế đang thực hiện và dần đổi mới theo chia sẽ của PGS.TS .Võ Văn Nhị, Trưởng khoa Kế toán - Kiểm toán, Trường ĐH Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh. Và trung tâm TVĐT Kinh Tế Toàn Cầu (GEC - website: www.gec.edu.vn) là một trung tâm đào tạo kế toán theo hệ thồng của Trường ĐH Kinh Tế TP.HCM đang dần áp dụng những đổi mới này, để mang đến cho học viên những chương trình chất lượng nhất, chứng chỉ kế toán sau khi kết thúc khóa học sẽ do trường ĐH Kinh Tế TP.HCM cấp. Nguồn: http://hocketoanhcm.blogspot.com/2017/02/ap-dung-phuong-phap-oi-moi-trong-chuong.html