Cuộc chiến của những 'small name'

Thảo luận trong 'Tin Tức Chung' bắt đầu bởi Lightblue, 16 Tháng năm 2007.

  1. Lightblue Amie

    Cuộc chiến của những 'small name'

    Nếu trước kia các loại điện thoại di động Trung Quốc bị gọi là “no name”, thì giờ đây, không ít hãng đã đầu tư xây dựng thương hiệu của mình tại thị trường trong nước. Chúng cùng với một số nhãn hiệu của nước khác đã tạo thành những "small name".


    [​IMG]
    Một cửa hàng Elitek. Ảnh: eChip Mobile.

    Khi chiếc điện thoại hiệu MPEG 4 của Trung Quốc xuất hiện trên thị trường lần đầu tiên với đầy đủ tính năng đa phương tiện với giá cực thấp, nhiều người đã nhanh chóng tậu cho mình một máy. So với các thương hiệu điện thoại lớn đã được khẳng định trên thị trường trong nước, thì model của Trung Quốc có giá rẻ hơn hẳn mà tính năng lại cũng phong phú không kém. Tuy nhiên, nếu xét về chất lượng thì chúng chưa được đánh giá cao. Nhưng với những người túi tiền có hạn thì họ thấy "choáng ngợp" trước những tính năng "trước mắt": chụp hình, nghe nhạc, thẻ nhớ... chứ không quá đắn đo nhiều về chất lượng chụp hình mấy “chấm”, nghe nhạc hay như thế nào.

    Một số người kinh doanh loại điện thoại này đã tập trung đầu tư xây dựng từ đầu cho một vài thương hiệu Trung Quốc với mong muốn dùng điểm mạnh giá rẻ, nhiều tính năng giải trí để hút khách. Một số thương hiệu dần được người tiêu dùng biết đến trên phân khúc giá rẻ mà tính năng “all in one”.

    Nhìn chung, dòng điện thoại này có tỷ suất lợi nhuận khá lớn. Đơn vị bán lẻ có thể lãi đến 400.000 đồng/chiếc - điều mà các hãng điện thoại lớn khó đạt được. Cho nên, nhiều đơn vị kinh doanh cũng nhanh chóng vào cuộc. Từ đó, thị trường điện thoại Trung Quốc ngày càng sôi động hơn, và cuộc cạnh tranh được đánh giá không kém phần hấp dẫn so với cuộc đua của các thương hiệu lớn.

    Chạy đua trên đường ngắn

    Phát động đầu tiên cho cuộc đua này là Elitek. Có thể nói, đây chính là đơn vị tiên phong trong việc đầu tư xây dựng thương hiệu tại Việt Nam. Là hãng điện thoại Trung Quốc đầu tiên tạo dựng tên tuổi nên Elitek được khá nhiều khách hàng biết đến. Nhưng thời gian gần đây, nhịp độ phát triển của Elitek không rầm rộ như trước, có lẽ vì thương hiệu này đang phải chịu sự cạnh tranh của nhiều hãng khác và việc kinh doanh của họ cũng chưa có quy củ nên chưa có những bước phát triển mạnh hơn. Hiện tại, Elitek không chỉ có một mà có nhiều nhà phân phối trên các vùng khắp cả nước nên bản thân người sử dụng cũng không biết được chính xác ai là nhà phân phối chính thức và giá bán thế nào là đúng vì các cửa hàng lại cạnh tranh giá với nhau, do đó mâu thuẫn cả với giá chính hãng.

    [​IMG]
    Điện thoại small name từ một số nước của khu vực châu Á đã có hệ thộng phân phối, đại lý và hệ thống bảo hành. Ảnh: eChip Mobile.

    Gần đây lại xuất hiện thêm một thương hiệu Mobell được giới thiệu xuất xứ từ Singapore. Khác với Elitek, Mobell đã có mặt ở một số siêu thị điện thoại lớn do mối quan hệ của nhà phân phối này.

    Hai thương hiệu khác cũng đang có những bước đầu tư xây dựng là Band Shine và Vcall. Nếu Band Shine vào Việt Nam trước Vcall thì Vcall lại mạnh hơn nhờ nhiều mẫu mã. Từ khi xuất hiện, Band Shine chỉ có 4 model, còn Vcall đã có đến 6 mẫu. Nhưng thật ra, vấn đề có nhiều model hay không cũng không quan trọng lắm, bởi những dòng điện thoại này thường được “cào bằng” về tính năng lẫn kiểu dáng. Đa phần chúng đều có màn hình cảm ứng, camera và các tính năng nghe nhạc, xem phim. Nếu xét điểm mới lạ thì gần đây Vcall được cho là sáng tạo nhất với V300 hỗ trợ game với những đầu game một thời danh tiếng, như Contra, Nấm Mario, bắn xe tăng… vốn của Nitendo.

    Thương hiệu nào cũng muốn chứng tỏ mình mạnh nên đã tích hợp hầu hết các tính năng vào tất cả các dòng sản phẩm. Điều đó cũng thể hiện được chiến lược sản phẩm của họ chưa hoàn chỉnh, rõ ràng. Do vậy, với những hãng này, cứ có kênh phân phối tốt, giá hấp dẫn thì mới hút được nhiều khách hàng. Nhưng kèm theo đó, sự đầu tư quá lớn cho việc giảm giá lại có thể khiến chất lượng của các chế độ hậu mãi, bảo hành ngày càng giảm.

    (Theo eChip Mobile)​