Android có quá nhiều lỗ hổng bảo mật và thường xuyên bị tin tặc nhòm ngó khiến Chính phủ Mỹ cũng phải lo sợ khi tiếp xúc. Trang Public Intelligence vừa công bố một bản nghiên cứu của chính Bộ An ninh Nội địa (DHS) và Sở Tư pháp Mỹ (FBI) nhằm cảnh báo nhân viên của chính phủ nước này về những nguy hại tiềm ẩn bên trong hệ điều hành Android. Theo đó, 79% mã độc trên các hệ điều hành di động hướng tới Android, trong khi chỉ có 0,7% ở trên iOS. Bản báo cáo này thậm chí còn gọi Android là "mục tiêu chính cho các mã độc”. Đứng sau nó chỉ không ai khác là hệ điều hành cũ kỹ của Nokia là Symbian với 19%. Blackberry và Windows Mobile chỉ “hấp dẫn” có 0,3% mã độc. Trong quan điểm của DHS và FBI, phân mảnh chính là vấn đề lớn nhất của Android. Rất nhiều thiết bị Android hiện nay vẫn sử dụng các phiên bản hệ điều hành cũ kỹ, thiếu công cụ bảo mật, nhưng vì hạn chế về cấu hình hoặc không được nhà sản xuất hỗ trợ nên không được cập nhật phần mềm. Điều này tạo cơ hội cho tin tặc nhắm vào những lỗ hổng cũ mà người dùng không có cách xoay sở nào cả. Bên cạnh đó, sự phổ biến cũng là yếu điểm của Android. Với số lượng người dùng khổng lồ, chẳng lạ gì khi giới tin tặc nhắm vào hệ điều hành này để phân tán mã độc một cách nhanh chóng. Các phương án tấn công Android vẫn được coi là cũ rích, gồm tin nhắn, đường dẫn lừa đảo, tích hợp mã độc vào ứng dụng giả mạo và thậm chí là lợi dụng chính chợ ứng dụng Play Store, nhưng Google lại không có biện pháp phòng tránh hiệu quả nào. Chốt lại, DHS và FBI khuyến cáo nhân viên của chính phủ Mỹ không nên sử dụng thiết bị Android thông thường nếu chưa có sự can thiệp của các chuyên gia bảo mật, cho dù chúng có hấp dẫn đến đâu. Có lẽ, với những người đề cao tính bảo mật cũng nên cân nhắc kỹ khi sử dụng Android. Theo Sống mới
Việc xây dựng 1 OS cho nhiều hãng, nhiều nhà sản xuất nhiều ngừơi dùng có thể cài tùy thích mà vẫn đảm bảo bảo mật là điều rất khó khăn. Đây chính là điều mà Win của MS và Android phải gánh chịu và tất yếu thôi. Việc Mac OS bảo mật cao ko phải ko phải do bản thân nó mà do chính sách khóa toàn bộ, biến việc chủ nhân của các dt chỉ đựơc sử dụng những điều mà Apple cho phép thôi chứ ko phải muốn dùng gì là dùng cho dù bạn đã bỏ tiền mua đó. Đồ Apple độc tài đáng ghét, không bao giờ sử dụng Apple nữa, không bao giờ ăn táo vì tôi thích ăn quýt hơn
Jb chỉ mở một phần không phải hoàn toàn bạn. phân tích nói ít hiểu nhiều nhé... Điểm 1 : - Ios tùy biên trên một nền tảng phần cứng... - Android tùy biến trên nhiều phần cứng nếu (android nó tùy biến trên một phần cứng nó khóa và tùy biến trên một phần cứng thì chưa chắc gà nào cắn miễu nào...) Điểm 2 : - Ta thử nhìn vào thực tế GOOGLE là một công ty dịch vụ internet và nhiều thức khác nếu bảo mật nó không tốt thì nó tiêu lâu rồi. táo thúi chỉ là một công ty phần mềm như microsoft. tới đây nếu nếp nhăn nhiều sẽ hiểu rõ hơn... - Google cung cấp HDH androids với bảo mật cơ bản cái phần kia phải do anh sản xuất điện thoại làm. (ví dụ anh FUJITSU cũng chạy HĐH androids ảnh có thêm mini lock hoặc cảm biến vân tay và bảo mật cho thiết bị của mình). Điểm 3 : - Mã độc làm ra là vì lợi nhuận. Anh bỏ công sức nguyên cứu mã độc vì lợi nhuận thì anh phải chọn số lượng hay chọn cái gì ? - Ios chỉ chiếm 15% thị phần toàn cầu. - Androis chiếm 82% thị phần toàn cầu. - Còn nhiều nữa nhưng tớ còn việc phải làm nói ít hiểu nhiều