Xin giúp Những kinh nghiệm xương máu cho người làm công tác kế toán trưởng

Thảo luận trong 'Trò Chuyện Tổng Hợp' bắt đầu bởi ketoanhcm, 12 Tháng mười hai 2016.

  1. ketoanhcm Thành viên

    Đúc kế kinh nghiệm trong hơn 10 năm đào tạo kế toán trưởng, Trung tâm TVĐT Kinh Tế Toàn Cầu (GEC) đã rút ra rất nhiều kinh nghiệp để giúp những người đang làm công tác kế toán dễ dàng thành công trong cương vị cao nhất của kế toán, những kinh nghiệm mà chúng tôi cung cấp sau đây, huy vọng sẽ giúp ích được cho các bạn.

    [​IMG]
    - Kế Toán Trưởng trước hết phải là người yêu nghề kế toán và sau đó còn phải làm cho người khác biết về kế toán và cùng yêu nghề kế toán. Thực tiễn cho thấy KTT có yêu nghề thì mới có hứng thú hành nghề (có máu nghề nghiệp) thì mới phát triển tài năng và mới có hiệu quả trong việc tổ chức thực hiện công tác kế toán. Điều này xuất phát từ nguyên lý “Tư tưởng là gốc, sáng kiến là hoa, hiệu suất là quả”. Từ việc yêu nghề KTT mới có hoài bão phát triển nghề nghiệp có định hướng lâu dài, mục tiêu và trước mắt để phát huy công tác kế toán ở đơn vị mình. Ngoài ra KTT cũng phải làm cho người khác trước hết là đồng nghiệp của mình yêu nghề thông qua tuyên truyền và việc làm hàng ngày của mình. Có như vậy mới tạo ra 1 tập thể yêu nghề, công tác kế toán mới tốt và phát huy vị trí, vai trò của KTT;

    - Kế toán trưởng là người hơn ai hết phải có chữ tâm về kế toán và phải rèn luyện để có tính đạo đức nghề nghiệp kế toán. Đạo đức nghề nghiệp kế toán không chỉ đơn thuần là đạo đức của cán bộ, công nhân viên chức mà bao gồm cả phẩm chất của nghề nghiệp kế toán theo nguyên tắc cơ bản: Độc lập, chính trực, khách quan, năng lực chuyên môn, tính thận trọng, tính bảo mật, tư cách nghề nghiệp, tuân thủ pháp luật quy tắc, chuẩn mực nghiệp vụ;

    - Kế toán trưởng cần luôn cập nhật kiến thức, trau dồi nghiệp vụ tự đào tạo mình để trở thành người có chuyên môn sâu để đáp ứng mọi yêu cầu và hoàn thành nhiệm vụ được giao. KTT cần thực hiện đúng quyền hạn của mình là người tham mưu giúp thủ trưởng đơn vị kiểm tra giám sát tài chính của đơn vị, phải luôn đấu tranh bảo vệ cái đúng, chống lại những hành vi vi phạm quy chế tài chính kế toán chống tham ô, tham nhũng tài sản của nhà nước, của tập thể. Đây chính là bản lĩnh nghề nghiệp của KTT. Tham gia khóa đào tạo kế toán trưởng của Trường ĐH Kinh Tế TP.HCM do Bộ Tài Chính cấp chứng chỉ tại website: www.gec.edu.vn

    - Xã hội thừa nhận kế toán là một nghề, KTT là người đứng đầu tổ chức hoạt động nghề nghiệp, hoạt động dịch vụ kế toán tại một đơn vị cơ sở. Do vậy, cần phải nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động kế toán mà trước hết KTT phải rèn luyện về kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ để được xã hội thừa nhận thông qua phải có chứng chỉ hành nghề kế toán. Đó chính là thước đo chất lượng nghề nghiệp của KTT;

    - Kế toán trưởng nên tránh sa đà vào công việc sự vụ hàng ngày như tiếp khách, giao tiếp khách hàng, ký giấy tờ nhỏ, lẻ… cần phân loại công việc, uỷ quyền cho cấp phó hoặc tổ trưởng các tổ chuyên môn xử lý. KTT nên tập trung vào nghiên cứu phân tích số liệu kế toán, tham mưu cho lãnh đạo đơn vị đưa ra quyết định quản lý phù hợp, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm công tác, tuyên truyền phổ biến chính sách kinh tế, tài chính, kế toán, đào tạo bồi dưỡng kiến thức và kinh nghiệm cho cán bộ cấp dưới. Xác định hiệu quả công tác của KTT không chỉ xác định hiệu quả công việc cụ thể ở phòng (ban) tài chính kế toán mà là ở toàn ngành, ở cấp trên, cấp dưới, ở tác động trong việc nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của đơn vị, ở ý kiến tham mưu đề xuất có giá trị;

    - Kế toán trưởng cũng cần rèn luyện có phương pháp công tác tốt, sâu sát thực tế, ý thức quan hệ quần chúng, tạo dựng phong trào thi đua và tham gia nhiệt tình các công tác khác.

    Nguồn: http://yume.vn/Nhung-kinh-nghiem-xuong-mau-cho-nguoi-lam-cong-tac-ke-toan-truong-35AC5652.html