Trong nền kinh tế chuyển đổi và trong tiến trình tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, kế toán không thuần túy là công cụ quản lý, là việc ghi chép, xử lý thông tin mà đã phát triển và trở thành một ngành, một loại hình dịch vụ, thương mại dịch vụ. Hoạt động dịch vụ kế toán Việt Nam được phát triển cùng với việc tiếp tục tạo lập hoàn chỉnh khuôn khổ pháp lý, tăng cường hoạt động các tổ chức nghề nghiệp. Kế toán và người làm kế toán không chỉ làm nhiệm vụ tổ chức hệ thống thông tin tài chính kế toán mà đã trở thành một ngành, một lĩnh vực dịch vụ. Phát triển các hoạt động dịch vụ kế toán theo xu hướng phát triển của các nước trong khu vực và quốc tế, tạo dựng và mở rộng giao lưu nghề nghiệp. Xem chi tiết tại website: www.gec.edu.vn Các nhà kế toán cũng phải đáp ứng những yêu cầu mới, cụ thể như: - Tính chuyên nghiệp và trách nhiệm xã hội của kế toán - Tăng cường năng lực chuyên môn, đạo đạo đức nghề nghiệp. - Trong lộ trình hội nhập và thực hiện các cam kết quốc tế, hệ thống kế toán Việt Nam đã và đang cải cách một cách căn bản, toàn diện được xây dựng trên cơ sở tiếp cận và hoà nhập có chọn lọc với những nguyên tắc, thông lệ phổ biến của quốc tế về kế toán. - Cùng với quá trình tạo dựng khuôn khổ pháp lý và ban hành các hệ thống kế toán, việc đào tạo, bồi dưỡng những người làm kế toán cũng cần được đổi mới rất căn bản. Phát triển hệ thống kế toán Việt Nam với mục đích như sau: - Thiết lập và phát triển hệ thống kế toán của Việt Nam trong một khuôn khổ pháp lý - Trình độ nghiệp vụ chuyên môn đạt được phù hợp với tiến trình đổi mới của đất nước, tiếp cận và hoà nhập với các nước trên thế giới và trong khu vực - Từng bước tạo cơ sở pháp lý cho việc công nhận của quốc tế đối với hệ thống kế toán Việt Nam. - Lựa chọn các chuẩn mực kế toán quốc tế có khả năng áp dụng tại Việt Nam và xúc tiến việc soạn thảo và công bố hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) Nhằm đáp ứng được những yêu cầu và mục đích trên kế toán Việt Nam cần: - Trong thời gian tới là phải tiếp tục củng cố và tăng cường phát triển cả về số lượng và chất lượng hoạt động, Nâng cao chất lượng đào tạo kế toán tại các trường, cũng như tào tạo thêm tại các công ty, doanh nghiệp. - Từng bước tham gia tiến trình mở cửa và hội nhập với hoạt động nghề nghiệp của các nước trong khu vực và thế giới - Cấn hướng tới mục tiêu công nhận quốc tế về hệ thống kế toán Việt Nam, tạo dựng đầy đủ khuôn khổ pháp lý cho hoạt động dịch vụ kế toán. - Tiếp tục mở rộng thị trường, phát triển thêm số lượng và tăng cường chất lượng của người làm kế toán ở các tổ chức dịch vụ và tổ chức nghề nghiệp hiện có ở Việt Nam. Đổi mới phương pháp đào tạo kế toán - Phương thức đào tạo kế toán cũng cần có thay đổi căn bản, hạn chế cách đào tạo truyền thống, nặng về lý thuyết, xa rời thực tế, dẫn đến sinh viên ra trường chậm làm quen với công việc. Không ít trường hợp phải đào tạo thêm, đào tạo lại ngay trong quá trình làm việc. - Chấm dứt cách giảng dạy thụ động, người học buộc phải coi các quy định trong chế độ kế toán của Nhà nước là kiến thức kế toán chuẩn. - Cần phải tạo cho người học hiểu và phát triển lý luận mang tính bản chất của kế toán - Hãy chọn phương pháp giảng dạy và phương pháp học tích cực đối với môn học kế toán - Thành lập phòng kế toán ảo ngay trong trường, tạo cơ hội để người học sớm tiếp cận các hoạt động thực tế, các yếu tố, các công việc, các phương pháp, các giấy tờ, chứng từ, sổ kế toán và mẫu biểu thuộc các phần hành kế toán. Đây là nội dung quan trọng, có tính quyết định chất lượng đào tạo kế toán Việt Nam - Trong quá trình đào tạo kế toán nên có sự kết hợp giữa giảng dạy lý thuyết với những báo cáo thực tế của các chuyên gia kinh tế, các doanh nhân, các nhà kế toán, kế toán trưởng, đưa hơi thở của cuộc sống thực tế, của nghề nghiệp vào quá trình đào tạo. Nguồn: http://yume.vn/Nhung-phuong-phap-doi-moi-chuong-trinh-dao-tao-ke-toan-Viet-Nam-35ACABBA.html