Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 55%, nhất khu vực Ngày 4/3/2011, Microsoft đã tổ chức Hội thảo “Hành trình tới công nghệ điện toán đám mây”. Thế Giới Vi Tính – PC World Việt Nam đã phỏng vấn ông Andrew Pickup, Tổng giám đốc Tiếp thị Microsoft châu Á - Thái Bình Dương. Sự kiện này thu hút sự quan tâm của hơn 300 nhà lãnh đạo, quản lý CNTT trong các doanh nghiệp tại TP.HCM. Hội thảo là một phần trong kế hoạch nhằm giúp lãnh đạo trong các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước cũng như các chuyên gia công nghệ hiểu thêm về vai trò và ảnh hưởng của công nghệ điện toán đám mây. Đồng thời, chia sẻ tầm nhìn của Microsoft đối với công nghệ tiên tiến tại châu Á. Ông Andrew Pickup, Tổng giám đốc Tiếp thị Microsoft châu Á - Thái Bình Dương. Chiến lược phát triển điện toán đám mây của Microsoft là gì, thưa ông? Nhu cầu ngày càng tăng của công nghệ di động và Internet đã tạo ra cả một thế giới công việc mới, vai trò của ngành CNTT - TT đang thay đổi trong doanh nghiệp theo những yêu cầu đặt hàng khác nhau về chức năng của công nghệ. Ngành CNTT - TT là chiếc cầu nối giữa những miền đất mà thông tin chưa được kết nối cũng như mang lại sức mạnh cho con người, giúp họ giao tiếp, hợp tác và tiếp cận hiệu quả những dữ liệu quan trọng nhất mà họ cần. Mọi doanh nghiệp đều có nhu cầu riêng, không loại trừ doanh nghiệp của bạn. Các nhân viên cần kết nối liên tục và bạn cần duy trì mức bảo mật cần thiết cũng như khả năng điều khiển. Tại sao lại không sở hữu được cả 2 điều này? Gia tăng năng suất lao động dễ dàng hơn bằng cách cho mọi người kết nối liên tục và cộng tác với bất kỳ đâu trên mọi loại thiết bị. Trên đám mây, bạn có thể tạo ra các nguyên tắc này. Tại mỗi thị trường các nước, ngoài việc nâng cao nhận thức cho sinh viên, trao đổi với các doanh nghiệp về công nghệ điện toán mây, Microsoft đều phối hợp với đối tác địa phương nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu của doanh nghiệp. Chính đối tác bản địa sẽ giúp chúng tôi hiểu hơn về văn hóa, ngôn ngữ và cách họ ứng dụng CNTT… Hiện, chúng tôi đã hợp tác với Tập đoàn FPT từ tháng 5/2010 trong việc triển khai các dịch vụ điện toán đám mây tại Việt Nam. Ông vui lòng chia sẻ về kế hoạch phát triển điện toán đám mây tại Việt Nam? Microsoft từ rất lâu đã cung cấp dịch vụ Hotmail miễn phí cho cộng đồng thế giới. Tại Việt Nam, chúng tôi đã hỗ trợ các trường triển khai dịch vụ Live@edu. Trước mắt là các trường Đại học và sau đó là hệ thống các trường Phổ thông trung học và Trung học cơ sở... Live@edu là chương trình cung cấp phần mềm dạng dịch vụ (Software as Services) trong đó tất cả các trường tham gia sẽ được sử dụng dịch vụ e-mail chuyên nghiệp hoàn toàn miễn phí với chính tên miền (domain) của trường và học sinh, sinh viên cũng như thầy cô giáo có thể soạn thảo và gửi nhận mail thông qua webmail hoặc chương trình Microsoft Outlook... Hiện, Microsoft và FPT cùng nhau xây dựng và phát triển dịch vụ đám mây điện toán ở Việt Nam như hợp tác xây dựng kiến trúc mạng, đào tạo nhân lực, mua phần cứng và bắt tay vào thực thi. Dự kiến, cuối năm 2011, chúng tôi sẽ cho ra mắt những dịch vụ dựa trên điện toán đám mây đầu tiên. Trong những năm tới, FPT và Microsoft sẽ tiếp tục thắt chặt mối quan hệ hợp tác. Ví dụ, khi đã vận hành các sản phẩm một cách có quy mô, trung tâm dữ liệu FPT sẽ đưa ra các giải pháp tiết kiêm chi phí hiệu quả cho các nhà cung cấp dịch vụ phần mềm độc lập (ISV) để chạy các ứng dụng dọc. Đặc biệt, với việc cho ra đời phiên bản Windows Phone7 gần đây và sự thâm nhập ngày càng nhiều hơn các dòng điện thoại thông minh (smartphone) tại Việt Nam, sẽ có rất nhiều cơ hội mới cho các lập trình viên sáng tạo để phát triển các ứng dụng cho ngành điện thoại di động Việt Nam. Microsoft và FPT tin tưởng vào sự hợp tác này sẽ mở ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đến năm 2015, chúng tôi có mục tiêu trở thành những người dẫn đầu trong lĩnh vực mới mẻ này. Với quan hệ đối tác thân thiết, FPT và Microsoft sẽ tiên phong trong công tác chuyển đổi giúp đất nước trở thành nền kinh tế theo hướng hiện đại hóa, dựa trên nền tảng của CNTT thông qua hàng loạt những sáng kiến bao gồm tất cả các hoạt động, từ phân phối cho đến phát triển phần mềm, từ gia công và dịch vụ phần mềm cho đến cung cấp hoàn chỉnh giải pháp điện toán đám mây phù hợp với nhu cầu của các công ty nhỏ, vừa và lớn cũng như các tổ chức chính phủ, cung cấp cho họ những giải pháp có chi phí hiệu quả nhất để tăng cường khả năng cạnh tranh trong nước và trên thế giới, giúp đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế Việt Nam và cũng như giúp các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu phần mềm ra thị trường thế giới. Các trường Đại học sử dụng Live@edu bao gồm ĐH Công nghiệp TP.HCM, ĐH Bách Khoa TP.HCM, ĐH Đà Nẵng, ĐH Kinh doanh Công nghệ Hà Nội, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Văn Lang… bao gồm các dịch vụ: Thư điện tử Windows Live Hotmail, lịch làm việc Windows Live Calendar, dịch vụ tin nhắn Windows Live Messenger, tính năng truy cập từ điện thoại, chức năng cảnh báo Windows Live, phần mềm văn phòng Microsoft Office Live Workspace… Ông đánh giá như thế nào về xu hướng công nghệ điện toán đám mây trên thế giới và Việt Nam? Đơn giản hóa cách thức giao tiếp, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn, hiểu biết sâu sắc về kinh doanh, và tìm kiếm thông tin; Doanh nghiệp có thêm sức mạnh để truyền tải những trải nghiệm có ảnh hưởng lớn thông qua máy tính, điện thoại, trình duyệt, và thúc đẩy năng suất lao động hiện tại hoặc trong tương lai bằng các công cụ năng suất mới; Giúp đạt được sự linh hoạt với tính xác thực và an toàn mà doanh nghiệp kỳ vọng… Tất cả những điều này đều được tổng hợp nhờ sức mạnh của điện toán đám mây. Theo một phân tích khác từ IDC, Hãng này cũng tin rằng các doanh nghiệp sẽ sử dụng đám mây cá nhân như là một cách để thực hiện việc sử dụng rộng hơn dịch vụ điện toán đám mây và tin học trong tương lai. Vấn đề duy nhất nhiều doanh nghiệp băn khoăn là vấn đề liên quan đến bảo mật, thông số và kiểm soát giữ liệu khi triển khai giải pháp công nghệ đám mây. Tại các nước phát triển, tỷ lệ ứng dụng công nghệ điện toán đám mây tăng trưởng 10%/năm. Tỷ lệ này tại các nước đang phát triển là 35%/năm (cao hơn 3 lần tốc độ phát triển công nghệ) và Việt Nam được dự báo là thị trường có nhiều tiềm năng nhất, với tốc độ phát triển nhanh chóng, đạt 55%/năm. Chính phủ Việt Nam đã xác định CNTT-TT là một ngành mũi nhọn trong nền kinh tế quốc gia, và Microsoft tin tưởng rằng công nghệ điện toán đám mây có thể thúc đẩy ngành mũi nhọn này. Một vài doanh nghiệp Việt Nam cần giải pháp sử dụng phần mềm chạy ngay trên máy tính tại doanh nghiệp, một số khác sẽ hoàn toàn sử dụng điện toán đám mây, hoặc lại có những doanh nghiệp muốn sử dụng kết hợp cả hai. Microsoft có thể cho họ những sự lựa chọn như vậy. Chính phủ Việt Nam đã xác định mục tiêu cho đến năm 2020, Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia có ngành công nghiệp CNTT phát triển mạnh và hiện đại. Ngành công nghiệp này được trông đợi sẽ chiếm 20% giá trị tổng sản phẩm quốc nội tại thời điểm này. Các chủ đề và những vấn đề về điện toán đám mây hiện đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều doanh nghiệp trong nước, những người đang kiếm tìm giải pháp nâng cao năng suất cho doanh nghiệp. Errol Rasit, Chuyên gia phân tích nghiên cứu thị trường của Gartner. "Theo phân tích của Gartner, những ưu tiên chính mà các giám đốc CNTT đối mặt trong năm 2010 đang dần chuyển đổi từ các ứng dụng doanh nghiệp tiến tới công nghệ ảo hóa và điện toán đám mây. Điều này cho phép các doanh nghiệp bớt lo lắng hơn trong việc quản lý cơ sở hạ tầng CNTT và tập trung nhiều hơn vào phát triển doanh nghiệp. Cũng theo Gartner dự đoán, đến năm 2012, 80% trong 1.000 doanh nghiệp được bình chọn của Tạp chí Fortune sẽ sử dụng một vài loại hình dịch vụ của công nghệ đám mây, 20% doanh nghiệp không sở hữu các tài sản hoặc hạ tầng CNTT. Thị trường "đám mây" vào năm 2013 sẽ đạt doanh thu 8 tỷ USD và tăng lên 10 tỷ USD trong năm 2014" Nguồn: PCWorld