Nếu quan sát kỹ Xiaomi, bạn sẽ nhận thấy thương hiệu Trung Quốc này đang chuyển mục tiêu  cạnh khóe. Trong mỗi sự kiện, “Tiểu Mễ” không chỉ tự so sánh mình với Apple mà còn cả với Samsung nữa.
Minh chứng điển hình là sự kiện ra mắt chiếc A2 tuần qua. Trong sự kiện này, Xiaomi đem chiếc Galaxy A8 ra so sánh. Và một trong những tiêu chí chứng minh sự vượt trội của Xiaomi là… kích cỡ pixel.
So sánh kích cỡ pixel bằng 2 bức ảnh rõ ràng là chụp với độ sáng khác nhau…
Chiêu bài quen thuộc, mục tiêu mới
Thực chất, chiêu bài “mới” của Xiaomi chẳng có gì mới cả. Trước đây, liên tục copy và so sánh mình với “chủ thể” Apple, Xiaomi đã thu hút được không ít sự chú ý từ thế giới công nghệ. Bằng những con số so sánh này, Xiaomi đã tạo ra “ấn tượng” về giá trị của điện thoại Mi, rằng họ đang cung cấp những smartphone với cấu hình tốt hơn nhiều so với các đối thủ.
Vẫn những chiêu trò này, Xiaomi nay áp dụng vào Samsung. Nhưng tại sao không tiếp tục “đá xoáy Apple” mà lại bỗng dưng chuyển sang công kích Samsung, mà thậm chí là Samsung tầm trung?
Apple và Samsung bỗng có một điểm chung kỳ lạ: Cùng bị Xiaomi copy, cùng bị Xiaomi cạnh khóe.
Câu trả lời là bởi, sau màn IPO thảm họa, có lẽ Xiaomi đã tự biết mình đứng đâu. Khi hiểu mình không thể công phá phân khúc flagship – nơi Apple và Samsung độc chiếm và chỉ mãi mãi gắn với những chiếc smartphone giá rẻ và tầm trung, so sánh với các flagship dẫn đầu thị trường như iPhone hay Galaxy S/Note sẽ là vô nghĩa.
Lựa chọn dòng Galaxy A làm đối thủ công kích có nghĩa rằng, Xiaomi không còn nhắm vào đối tượng người dùng cao cấp nữa. Xiaomi chỉ còn muốn cướp phân khúc tầm trung/cận cao cấp của Samsung.
Xiaomi tấn công, Samsung… kệ
Tấn công Samsung đã luôn là chiến lược được Xiaomi áp dụng từ khi mới ra mắt. Thị trường Android trước khi có Xiaomi “phá giá” vốn đã luôn có những “khung giá” nhất định cho từng cấu hình. Nếu chỉ có khoản tiền vừa vừa, người tiêu dùng chỉ có thể mua được cấu hình tầm trung và trải nghiệm tầm trung.
Với Xiaomi, người dùng đã có thể mua cấu hình tầm trung ở mức giá thấp và cấu hình tầm cao với mức giá vừa phải. Và với tâm lý đặt nặng cấu hình của người dùng Android, Xiaomi đã thành công, có thể lọt vào top 5 thế giới.
Nói không với “phá giá cấu hình” (và hy sinh trải nghiệm), Samsung vẫn có thể duy trì phong độ ổn định bằng sức mạnh nội tại: AMOLED, camera, phần mềm Samsung Experience…
Tuy nhiên có điều đáng nói là Xiaomi càng vươn lên, Samsung càng… bỏ mặc. Hãy nhìn lại toàn bộ danh mục Samsung từ khi Xiaomi xuất hiện và bạn sẽ thấy gã khổng lồ Hàn Quốc chưa bao giờ muốn chạy đua phá giá với Xiaomi cả. Chiến lược sản phẩm của Samsung vẫn chỉ có một: cấu hình có thể không cao cấp, nhưng tính năng và trải nghiệm vẫn phải sáng tạo, vẫn phải phục vụ người dùng.
Chiếc Galaxy A8 mà Xiaomi vừa đem ra bới móc cũng là một ví dụ điển hình cho triết lý này. Dù chỉ mang cấu hình tầm trung, Galaxy A8 mang các thế mạnh mà một công ty phải dày công đầu tư mới có được. Màn hình SuperAMOLED (kế thừa từ Galaxy S8, vốn là mẫu smartphone tiên phong cho tỷ lệ 18:9), camera Live Focus hay thiết kế không cần phải copy của hãng khác là những điểm mạnh Xiaomi không có.
Đỉnh cao và vực sâu

Cạnh tranh bằng sức mạnh nội tại là cách Samsung đã đứng trên đỉnh cao doanh số trong thời gian qua.
May mắn cho Samsung, chiến lược cạnh tranh “tự lực” lại chính là cách hữu hiệu nhất để tự bảo vệ và phó mặc cho Xiaomi tự cạnh tranh với chính mình. Vì không thể cạnh tranh bằng công nghệ và trải nghiệm cao cấp (Samsung chi tới 16,83 nghìn tỷ won, tương đương 15 tỷ USD cho R&D, còn Xiaomi? Chỉ vỏn vẹn 3,2 tỷ nhân dân tệ, tương đương 460 triệu USD vào năm 2017) nên Xiaomi cạnh tranh bằng cấu hình. Và cũng vì cấu hình phải mua từ các công ty ngoài nên chỉ trong quý vừa rồi, Xiaomi lỗ 1 tỷ USD. 
Cùng lúc đó, Xiaomi tuyên bố sẽ chỉ lấy lãi 5% và tự xưng là “công ty Internet”. Bị các  nhà đầu tư nhìn thấu, cổ phiếu công ty này không đạt nổi một nửa mức kỳ vọng và thậm chí còn giảm 10% sau khi “lên sàn” một tuần. 
Còn Samsung, bằng cách mang tính năng cao cấp vốn đã được thực hiện trên các dòng đầu bảng trước đó lên tầm trung, gã khổng lồ Hàn Quốc vẫn luôn luôn có lãi. Nhiều quý vừa qua, Samsung còn là tập đoàn có lãi cao nhất thế giới, vượt mặt cả Apple.
Tương lai tất yếu
Hướng mũi giáo vào Galaxy tầm trung, Xiaomi sẽ lại tiếp tục chiến lược cũ ở mức giá mới: bán cấu hình cao với giá rẻ. Nhưng bất kể thắng hay thua trên phân khúc giá này thuộc về ai, Xiaomi cũng buộc phải nghĩ đến tương lai – nhất là khi đã IPO.
Đó là một tương lai không hề tươi sáng. Cứ cho là Xiaomi có thể cạnh tranh với Samsung ở tầm trung, sớm hay muộn hãng smartphone này sẽ phải nghĩ đến cuộc chiến tiếp theo: Smartphone cao cấp.
Trong cuộc chiến này, Samsung vẫn là đối thủ duy nhất của Apple. Samsung vẫn là công ty duy nhất bán được hàng chục triệu smartphone đắt tiền mỗi năm. Tất cả các đối thủ khác, bao gồm cả thế lực mạnh nhất Trung Quốc – Huawei cũng chưa thể làm được điều này.
Thiết kế đạo nhái như thế này là cách để Xiaomi tự khẳng định: sẽ không thể có chuyện Xiaomi đứng chung đẳng cấp với Samsung hay Apple.
Còn Xiaomi thì vẫn chưa có một con số nào chứng minh họ đủ khả năng thành công ở phân khúc flagship, cũng không có công nghệ tự nghiên cứu nào để khoe với thế giới. Ngược lại, Samsung trong tuần này vừa ra mắt công nghệ màn hình không-thể-vỡ. Dự án GPU cũng đang đi vào giai đoạn nước rút. Đừng quên rằng smartphone Galaxy còn cả một đế chế chip, màn hình và cảm biến camera đứng đằng sau.
Trong khi đó, Xiaomi thì đang tự tin khai chiến với Samsung bằng kích cỡ pixel, bằng “giới hạn” lợi nhuận 5%… Counterpoint: Không phải Xiaomi, Samsung mới là hãng dẫn đầu thị trường smartphone Ấn Độ Q2/2018