Thị trường vốn như một nền dân chủ, nhưng theo Christopher Ailman, giám đốc đầu tư của hệ thống hưu trí giáo viên của tiểu bang California (CalSTRS), đó không phải là cách hoạt động của Facebook. Ông chia sẻ với CNBC: “Có cái gì đó sai trái. Khi Facebook thay đổi cấu trúc của mình để nhận tiền từ bên ngoài, lẽ ra họ đã phải thay đổi cấu trúc để có một hội đồng mở hơn, và chúng tôi nghĩ rằng có vấn đề với việc chỉ có một người phục trách cho cả công ty.” CEO Mark Zuckerberg hiện đang sở hữu đa số quyền biểu quyết tại công ty này.

Lại có thêm một nhà đầu tư chỉ trích cách Mark Zuckerberg điều hành Facebook như một chế độ độc tài - Ảnh 1.

Đó là bởi vì công ty đang sử dụng cơ chế cổ phiếu đa quyền. Cổ phiếu hạng B của Facebook được kiểm soát bởi Zuckerberg và một nhóm người nhỏ, và họ có được 10 phiếu bầu cho mỗi cổ phiếu. Cổ phiếu hạng A chỉ cho phép có được 1 phiếu bầu cho mỗi cổ phiếu. Kết quả là Zuckerberg và nhóm nhỏ người kia kiểm soát đến 70% cổ phần có quyền biểu quyết tại Facebook. CalSTRS đã chỉ trích vấn đề này trên tờ Financial Times. Quản lý danh mục đầu tư của CalSTRS, Aeisha Mastagni đã viết: “Tại sao Zuckerberg cần đến yếu tố độc tài của cơ chế cổ phiếu đa quyền? Có phải là bởi vì anh ta không muốn sự quản trị được phát triển với phần còn lại của công ty của anh ta? Nếu đúng là vậy, thì giấc mơ Mỹ giờ đây như một chế độ độc tài vậy.”

Lại có thêm một nhà đầu tư chỉ trích cách Mark Zuckerberg điều hành Facebook như một chế độ độc tài - Ảnh 2.

Một phát ngôn viên của Facebook đã chia sẻ với CNBC: “Ban giám đốc của chúng tôi tin rằng cấu trúc vốn của chúng tôi góp phần vào sự ổn định, và cáh li được ban giám đốc và ban quản lý của chúng tôi khổi những áp lực ngắn hạn, cho phép chúng tôi tập trung vào sứ mệnh và những thành công lâu dài.” CalSTRS hiện đang quản lý khối tài sản trị giá 224,4 tỷ USD, và đang nắm giữ 650,4 triệu USD cổ phiếu của Facebook, vào cuối năm 2017. Ailman chia sẻ với CNBC: “Một cá nhân không thể lúc nào cũng đưa ra các quyết định đúng đắn. Và chúng ta đã được chứng kiến một vài vết rạn nứt trong quản lý của Facebook, đặc biệt là trong năm nay.” Vết “nứt” đáng chú ý nhất có lẽ là vụ bê bối xoay quanh việc rò rỉ dữ liệu với Cambridge Analytica. Cambridge Analytica đã bị cáo buộc là đã truy cập trái phép vào dữ liệu của 87 triệu người dùng Facebook trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Ailman chia sẻ rằng, sự “thiếu giám sát và quản lý kém” của Facebook là một nguyên nhân mà ông xoá tài khoản Facebook của mình vào tháng 4. Ông chia sẻ với CNBC rằng ông không có ý định quay lại Facebook, ít nhất là trong tương lai gần. Tuy nhiên, CalSTRS cũng không hề có ý định bán đi cổ phiếu của Facebook.

Lại có thêm một nhà đầu tư chỉ trích cách Mark Zuckerberg điều hành Facebook như một chế độ độc tài - Ảnh 3.

Ông nói rằng: “Chúng tôi muốn ở trong cuộc trong một chặng đường dài“. Đó là lí do mà CalSTRS muốn bắt đầu một cuộc đối thoại. Ailman bình luận: “Những thứ kiểu như cơ chế cổ phiếu đa quyền là một thứ mà chúng tôi muốn ngăn chặn, và muốn Silicon Valley cần phải tỉnh giấc và tìm được nền dân chủ trong các công ty của họ, để có thể thấy được nhiều tính trách nhiệm hơn từ phía quản lý.” Tham khảo CNBC