AE chú ý khi đội nón bảo hiểm!

Thảo luận trong 'Trò Chuyện Tổng Hợp' bắt đầu bởi quocbao1982, 20 Tháng mười hai 2007.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. zopo

    zopo Thành viên

    Bài viết:
    290
    Được Like:
    544
    Đem tàu hủ dzìa nấu canh cà ... đúng bài luôn á :D

    hehe xì pam 1 tí á
  2. Callme

    Callme Sát thủ tình trường Staff Member

    Bài viết:
    1,825
    Được Like:
    4,353
    Dễ chết người vì cài dây mũ bảo hiểm dưới cổ

    Anh Sơn (37 tuổi, Hà Nội) qua đời sau tai nạn giao thông nhưng thủ phạm thực sự gây ra cái chết của anh lại chính là dây mũ bảo hiểm. Phần dây cài dưới cổ đã cứa mạnh làm cột sống vùng này bị chấn thương nặng.
    > Mũ bảo hiểm cứu nhiều người thoát chết / Nguy hiểm cho trẻ dưới 3 tuổi / Đội mũ bảo hiểm vẫn có thể bị chấn thương sọ não.

    Dây mũ bảo hiểm ở dưới cổ sẽ gây nguy hiểm cho bạn khi gặp nạn.
    Thay vì cài dây mũ bảo hiểm theo đúng quy cách ở dưới cằm, anh Sơn lại cài dưới cổ. Một lần đi xe máy rất nhanh trên đường cao tốc, anh bị đâm xe và ngã. Anh được đưa đến Bệnh viện Việt Đức cấp cứu nhưng đã qua đời ngay trên đường đi. Các bác sĩ xác định nguyên nhân gây tử vong chính là tình trạng chấn thương cột sống cổ do quai mũ bảo hiểm.
    Tiến sĩ Đồng Văn Hệ, khoa Phẫu thuật Thần kinh Bệnh viện Việt Đức, cho biết ngoài bệnh nhân trên, cơ sở này từng tiếp nhận ít nhất 2 trường hợp khác lâm vào tình trạng nguy kịch do cài dây mũ bảo hiểm dưới cổ. Các bệnh nhân này bị liệt, cũng do tổn thương cột sống.
    AddVote(1000332500,0,252091517,'','Bạn đội mũ bảo hiểm thế nào?','#FFFFFF','#800000','100%',5, new Array(new Array('Cài chặt dây ở dưới cằm',0,0),new Array('Cài dưới cằm nhưng không chặt',0,1),new Array('Cài dây chặt dưới cổ',0,2),new Array('Cài dây dưới cổ, để lỏng',0,3),new Array('Không cài dây',0,4)),'',1) Bạn đội mũ bảo hiểm thế nào?
    [​IMG] Cài chặt dây ở dưới cằm
    Cài dưới cằm nhưng không chặt
    Cài dây chặt dưới cổ
    Cài dây dưới cổ, để lỏng
    Không cài dây

    Cách cài dây mũ này cũng có thể khiến người đi xe máy bị đứt động mạch cảnh, tổn thương khí quản, thực quản nếu bị ngã trong khi phóng xe với vận tốc cao, do dây cứa mạnh vào cổ. Do đó, khi đội mũ bảo hiểm, cần cài dây dưới cằm, chỉnh cho thật vừa vặn, làm sao cho chiếc mũ không bị lung lay, xô lệch theo cử động của đầu.
    Dây lỏng cũng là nguyên nhân khiến rất nhiều người bị đưa đến Bệnh viện Việt Đức để cấp cứu chấn thương sọ não. Chiếc mũ không ôm sát vào đầu nên rất dễ văng ra khi gặp tai nạn, nhất là trường hợp phóng nhanh trên đường lớn, hậu quả là đầu đập thẳng xuống đường. Riêng trong ngày 26/12, khoa Phẫu thuật thần kinh tiếp nhận 8 bệnh nhân chấn thương sọ não thì 3 người bị văng mũ khi ngã, trong đó một bị hôn mê sâu. Trước đó, ngày 25/12, số ca văng mũ cũng chiếm đến 5 trong tổng số 13 bệnh nhân chấn thương sọ não vào khoa.
    Đội mũ bảo hiểm đúng cách:
    - Chọn mũ vừa với cỡ đầu.
    - Dây mũ nằm sát dưới tai.
    - Cài khóa dưới cằm vừa đủ chặt.
    - Không nên đội khăn, mũ vải bên trong vì dễ gây xô lệch khi có tai nạn.
    Nhận thấy tình trạng gặp nạn do đội mũ bảo hiểm sai quy cách khá phổ biến,

    Bệnh viện Việt Đức vừa khảo sát nhanh về vấn đề này trong 9 ngày kể từ 17/12. Trong hơn 11.600 người đi xe máy được quan sát tại các ngã tư khi đèn đỏ, chỉ 12% đội mũ bảo hiểm đúng cách, 7,5% không cài dây, còn lại phần lớn (xấp xỉ 80%) cài dây dưới cổ hoặc để quá lỏng.
    "Điều này có nghĩa là, tuy hầu hết người dân đã đội mũ bảo hiểm nhưng chỉ một phần nhỏ trong số họ được bảo vệ tốt phần đầu nếu gặp tai nạn" - tiến sĩ Đồng Văn Hệ nói. Theo ông, có thể người dân đội mũ vì sợ bị phạt hơn là sợ bị tai nạn nên chưa thực sự lưu ý đến chuyện đội như thế nào để có hiệu quả cao nhất.
    Trong khi đó, chiếc mũ bảo hiểm thực sự có tác dụng rất lớn trong việc giảm nguy cơ cho não khi gặp tai tạn. Bác sĩ Cao Độc Lập, Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Việt Đức, cho biết sau gần 2 tuần bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy trên mọi tuyến đường, tỷ lệ chấn thương sọ não trên tổng số ca tai nạn giao thông nhập viện tuy không thay đổi nhưng mức độ nặng đã giảm đáng kể. Trước đây, tỷ lệ ca nặng trong số bệnh nhân chấn thương sọ não là 25%, hiện nay con số này chỉ còn 15%.
    * Tên bệnh nhân trong bài đã được thay đổi
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.