Bão đến rồi!

Thảo luận trong 'Trò Chuyện Tổng Hợp' bắt đầu bởi tanthanh2009, 30 Tháng chín 2006.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. romesons

    romesons Respected Admin Staff Member

    Bài viết:
    3,763
    Được Like:
    5,380
    Hướng đi của bão


    [​IMG]
  2. tanthanh2009

    tanthanh2009 Thành viên

    Bài viết:
    2,750
    Được Like:
    597
    Hà Tĩnh: Khẩn cấp di dời 7.194 nhân khẩu huyện Nghi Xuân11:54' 30/09/2006 (GMT+7) (VietNamNet) - Sáng ngày 30/9, Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân Hoàng Đình Hà đã ký điện khẩn số 7/CĐ-UBND chính thức phát lệnh di dời 7.194 nhân khẩu thuộc 6 xã, thị trấn trong huyện.
    Điện khẩn này nêu rõ “Việc sơ tán dân phải được tiến hành khẩn trương và hoàn thành trước 17h ngày 30/9”.

    Cụ thể, xã Xuân Hội nằm ven biển Nghi Xuân sẽ là xã có số dân phải di dời lớn nhất: 4.796 khẩu. Ngoài ra, còn các xã Xuân Hải, Xuân Phổ, Xuân Trường, Xuân Đan và Thị trấn Nghi Xuân cũng phải di dời số dân rất lớn.

    Mặc dù đến thời điểm hiện nay tâm bão không đổ bộ vào Hà Tĩnh, nhưng những biện pháp ứng cứu khẩn cấp đã được Hà Tĩnh chuẩn bị sẵn sàng. Huyện Nghi Xuân cũng đã thuê sẵn 3 ô tô lớn ứng trực sẵn chuẩn bị giúp đỡ người dân các xã ven biển di dời nhanh chóng.

    7h sáng 30/9, Bí thư tỉnh uỷ Hà Tĩnh Trần Đình Đàn đã có mặt tại huyện Nghi Xuân cùng Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Ngọc Thuật đã trực tiếp xuống huyện Nghi Xuân cùng lãnh đạo huyện kiểm tra tuyến đê xung yếu Hội Thống (nằm trên địa bàn xã Xuân Hội).



    Tuyến đê này dài 17km bảo vệ cho 5 xã Xuân Hải, Xuân Phổ, Xuân Đan, Xuân Trường, Xuân Hội, gồm 30.000 dân và 2.000 ha đất canh tác (trong đó có 800 ha nuôi trồng thuỷ hải sản).


    Từ ngày 28/9, huyện Nghi Xuân đã huy động gần 5.000 dân thuộc 3 xã Xuân Trường, Xuân Đan, Xuân Hội triển khai kê, bọc lại đê biển. Đến chiều 29/9, toàn huyện Nghi Xuân đã huy động hơn 7.000 bao tải chứa cát sẵn sàng ứng cứu trog trường hợp bão lớn, mưa to kết hợp triều cường sẽ công phá tuyến đê xung yếu này.


    [​IMG] Đê Hội Thống, tuyến đê biển trọng yếu của Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đang được nâng cấp dở dang.

    Tuy nhiên, Phó Chủ tịch huyện Nghi Xuân Nguyễn Hiền Lương tỏ ra lo ngại “Nếu bão đổ bộ vào với sức gió giật trên cấp 8 trong thời gian kéo dài, cộng với triều cường, thì nguy cơ vỡ đê Hội Thống là không thể tránh khỏi”.


    Năm 1986, đê Hội Thống được đắp. Năm 1989, trong cơn bão số 7 có sức gió cấp 10, giật trên cấp 10, đê Hội Thống đã từng bị vỡ. Hiện nay, đê Hội Thống đang được thi công, nâng cấp nhưng đang trong giai đoạn thi công, nên việc cứu đê luôn được Hà Tĩnh quan tâm hàng đầu.

    Đến thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị ứng phó trong khả năng cấp huyện đã sẵn sàng. Tuy nhiên, Chủ tịch huyện Hoàng Đình Hà nói vui trong không khí khẩn trương chuẩn bị đón bão số 6: “Nếu bão số 6 với sức gió cấp 13 đổ bộ vào Hà Tĩnh, chúng tôi phải di dời ½ số dân trong toàn huyện lên đường 1A, may ra mới bảo vệ được dân”.

    Qua điện thoại, ông Trần Đình Đàn cho hay: “Chiều nay (30/9), việc kiểm tra tuyến đê La Giang sẽ được tiến hành”. Hiện tại, toàn tỉnh Hà Tĩnh đang tập trung sức người, sức của chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với trận bão số 6.

    Hiện tại, tổ phóng viên VietNamNet đang di chuyển từ Hà Tĩnh và TP.HCM vào vùng tâm bão. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật những công tác chuẩn bị ứng phó với bão số 6 tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị đến Quảng Ngãi… và những diễn biến mới nhất từ vùng tâm bão.
  3. tanthanh2009

    tanthanh2009 Thành viên

    Bài viết:
    2,750
    Được Like:
    597
    Đã gọi được trên 21.700 tàu thuyền tránh bão11:32' 30/09/2006 (GMT+7) (VietNamNet) - Theo Trưởng Ban Chỉ đạo PCLB TW Lê Huy Ngọ, đến 16h chiều qua, các địa phương đã có gọi được 21.715 tàu thuyền với 83.076 ngư dân của các tỉnh ven biển từ Thanh Hoá đến Khánh Hòa đã vào nơi trú tránh bão. Dự kiến sáng nay (30/9), có 823 tàu về đến bờ.

    [​IMG]
    Người dân chằng chéo nhà cửa chuẩn bị đối phó bão số 6.

    Đường dây nóng nhận tin bão

    Tuy nhiên, số tàu của các tỉnh phía Nam đánh bắt ở dưới vĩ tuyến 05 thuộc loại tàu nhỏ không có bộ đàm nên hiện chưa nắm được thông tin của 169 tàu. Bên cạnh đó, đến 16h chiều qua (29/9), vẫn còn 112 tàu thuyền với 1.259 lao động của các tỉnh từ Thanh Hóa đến Bình Thuận chưa kịp vào bờ hoặc chưa liên lạc được, trong đó nhiều nhất là Bình Định 31 tàu với hơn 400 lao động chưa liên lạc được.

    Riêng 4 tàu của ngư dân đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi, do bị trục trặc phải vào trú bão tại quần đảo Hoàng Sa, thì đến 23h đêm qua, 2 tàu số hiệu QNg 6472 TS và QNg 96461 TS với tổng số 27 ngư dân đã vào bờ Quảng Ngãi; 2 tàu QNg 96309 TS và QNg 6173 TS với 28 ngư dân đã vào đảo Tru Cẩu tránh bão.

    [​IMG]
    Bão số 6 có sức tàn phá nguy hiểm sáng mai sẽ đổ bộ vào miền Trung.


    Tuy nhiên phía Trung Quốc yêu cầu tàu neo phía ngoài cảng, chỉ được vào đảo khi gió cấp 11, 12. Ban Chỉ đạo PCLB TW đã có công điện gửi Bộ Ngoại giao đề nghị Bộ có biện pháp can thiệp để các tàu đánh cá trên được vào nơi trú ẩn an toàn. Trước đó, phía Trung Quốc đã không cho các tàu cá của Việt Nam vào tránh bão.
    Công an Phú Yên triển khai phòng chống bão số 6
    Chiều 29/9, Lãnh đạo Công an tỉnh Phú Yên họp triển khai công tác phòng chống bão số 6 theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, UBND tỉnh và BCH phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho lãnh đạo Công an các đơn vị, Công an thành phố Tuy Hòa.

    Bắt đầu từ 29/9, Công an tỉnh sẽ thực hiện phân công trực lãnh đạo, trực chỉ huy, từ 30/9/2006, huy động và phân công 100% CBCS trực tại đơn vị và xuống các địa bàn công tác để nắm tình hình, sẵn sàng giúp đỡ, ứng cứu nhân dân ở các vùng có khả năng bị mưa bão ảnh hưởng và bị ngập lụt, thực hiện phương án di dời theo chỉ đạo của BCH phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các cấp.

    Theo ghi nhận của các tổ công tác, tính đến chiều 29/9, lực lượng công an các địa phương đã kiểm tra và huy động tất cả các phương tiện hiện có của đơn vị để phối hợp với các lực lượng tại địa bàn tham gia cứu hộ, cứu nạn và phòng chống bão; Các phương tiện thông tin liên lạc mạng cấp 1, cấp 2 , cấp 3 của công an tỉnh được huy động tối đa cho công tác phòng chống bão số 6.


    Tại các huyện Sông Cầu, Tuy An, Đông Hòa và thành phố Tuy Hoà là các địa phương có dân cư sống ven biển, công an các đơn vị đã bố trí lực lượng xuống địa bàn phối hợp cùng các ngành giúp nhân dân sơ tán khỏi vùng bị ngập lụt, sạt lở và giúp dân tổ chức các hoạt động phòng chống báo số 6.

    Tại công an tỉnh, hơn 100 cán bộ, chiến sỹ cảnh sát cơ động, và lực lượng CBCS thanh niên xung kích tình nguyện của công an tỉnh trang bị đầy đủ các phương tiện, dụng cụ bảo hộ, cứu hộ, thường trực sẵn sàng lên đường tăng cường cho các địa phương trọng điểm để giúp dân sơ tán, bảo vệ tài sản của nhân dân nơi di dời và khắc phục hậu quả của bão số 6 khi đổ bộ vào đất liền. Lực lượng CSGT tuần tra kiểm soát trên các tuyến Quốc lộ, tuyến đường sắt để kịp thời phát hiện hiện tượng sạt lở gây ách tắt giao thông để tham mưu đề xuất khắc phục đảm bảo giao thông thông suốt.

    Để hạn chế thiệt hại thấp nhất do bão số 6 gây ra, CBCS công an Phú Yên đang khẩn trương phối hợp cùng các lực lượng tiến hành tổng kiểm tra nhà, phòng làm việc của cơ quan, nơi để máy móc, phương tiện. Có kế hoạch chủ động kiểm tra bảo quản, hồ sơ, tài liệu và có phương án di dời tài sản không để mất mát, hư hỏng do lũ, lụt gây ra, đảm bảo dự phòng lương thực, thực phẩm cho lực lượng thường trực sẵn sàng làm nhiệm vụ, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ANTT trên địa bàn, đề phòng bọn tội phạm lợi dụng mưa bão hoạt động.


    Diễn biến mới nhất bão số 6
    Theo Trung tâm Dự báo KTTV TW, 10h sáng nay, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,6 độ vĩ bắc; 111,8 độ kinh đông, trên vùng biển phía nam quần đảo Hoàng Sa, cách bờ biển Đà Nẵng đến Quảng Ngãi khoảng 350 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (tức là từ 134 - 149 km / giờ), giật trên cấp 13.
    Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 6 chủ yếu di chuyển theo hướng tây, mỗi giờ đi được khoảng 15 - 20km và ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Phú Yên. Trưa nay, bão sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh ven biển từ Hà Tĩnh đến Phú Yên. Gần sáng ngày mai (1/10), vùng tâm bão có khả năng sẽ đổ bộ vào khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi. Tuy nhiên, vùng gió mạnh nhất trước bão sẽ ảnh hưởng đến khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi ngay từ tối nay (30/9).
    Từ 24 đến 48 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa tây và tây tây nam mỗi giờ đi được khoảng 15 - 20km, đi sâu vào đất liền qua các tỉnh phía bắc Tây Nguyên.
    Ban chỉ đạo PCLB TW sáng nay tiếp tục có Công điện khẩn 58 yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên -Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên trực tiếp chỉ đạo, bố trí lực lượng chống bão, đảm bảo an toàn du lịch, giao thông, điện, thông tin liên lạc có mặt ở những nơi xung yếu trong chiều nay (30/9). Các lực lượng tìm kiếm cứu nạn vào vị trí sẵn sàng làm nhiệm vụ, khi có lệnh ứng cứu kịp thời, đặc biệt là trong những tình huống khẩn cấp.
    Các tỉnh cũng cần tổ chức các đoàn kiểm tra chặt chẽ việc bố trí lực lượng phòng chống bão, lụt, lũ quét, sạt lở đất, việc sơ tán dân và báo cáo mọi việc theo định kỳ. Đồng thời, cần khẩn trương bố trí, lương thực, thuốc men, nhu yếu phẩm cần thiết dự phòng cho những nơi xung yếu, vùng có khả năng bị chia cắt trước khi bão vào.



  4. tanthanh2009

    tanthanh2009 Thành viên

    Bài viết:
    2,750
    Được Like:
    597
    Sức gió bão số 6 mạnh nhất từ trước tới nay
    Với cường độ trên cấp 12, bão sẽ gây nên những con sóng khổng lồ cao trên 14 m, nhấn chìm nhiều tàu thuyền có trọng tải lớn. Không gian bị phủ trắng bởi bọt và bụi nước. Theo Đài khí tượng Hong Kong, 10h sáng nay, bão số 6 bắt đầu bao phủ một phần bờ biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Phú Yên.
    [​IMG]Ảnh mây vệ tinh cơn bão số 6 của đài Hong Kong.Gần sáng mai, bão sẽ đổ bộ vào các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Ngãi. Theo trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, sáng nay, khi gần sát bờ, bão vẫn duy trì sức mạnh với gió giật trên cấp 13 (tức là từ 134 đến 149 km một giờ). Đây là gió giật cấp cao nhất được đài khí tượng Việt Nam dự báo từ trước đến nay. Hiện tâm bão nằm vùng biển phía đông nam quần đảo Hoàng Sa, cách bờ biển Đà Nẵng đến Quảng Ngãi khoảng 360 km về phía đông.
    Ở Việt Nam, bão được phân loại dựa trên cấp gió Beaufort. Bão từ cấp 10 đến 11 được gọi là bão mạnh; từ cấp 12 trở lên được gọi là bão rất mạnh.
    Có tất cả 17 cấp gió bão. Trong đó:
    Cấp 8: 62-74 km/h
    Cấp 9: 75-88 km/h
    Cấp 10: 89-102 km/h
    Cấp 11: 103-117 km/h
    Cấp 12: 118-133 km/h
    Cấp 13: 134-149 km/h
    Cấp 14: 150-166 km/h
    Cấp 15: 167-183 km/h
    Cấp 16: 184-201 km/h
    Cấp 17: 202-220 km/h.
    Với tốc độ 15-20 km một giờ và trực chỉ hướng Tây (hướng đất liền), trưa nay, bão Xangsane sẽ đi qua phía nam quần đảo Hoàng Sa, ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Phú Yên. Rạng sáng mai, tâm bão có khả năng đổ bộ vào khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi. Sau đó, Xangsane di chuyển theo hướng giữa tây và tây tây nam, đi sâu vào đất liền các tỉnh phía bắc Tây Nguyên.
    Về ảnh hưởng của bão, bà Lê Thị Xuân Lan, Phó Phòng dự báo, Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, cho biết, khu vực phía tây biển Đông, gồm quần đảo Hoàng Sa, có gió xoáy mạnh tới cấp 12, khu vực gần tâm bão gió giật sẽ trên cấp 13. Biển động dữ dội. Các tỉnh ven biển từ Hà Tĩnh đến Phú Yên và Kon Tum, từ chiều nay gió sẽ mạnh dần từ cấp 6 lên cấp 9. Riêng các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Định, từ tối nay, gió bão sẽ giật trên cấp 12.
    Đi kèm với gió bão là mưa. Các tỉnh từ Nghệ An đến Phú Yên chiều nay sẽ có mưa. Riêng các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Bình Định và bắc Tây Nguyên có mưa rất to, khả năng lũ quét và sạt lở đất là cực lớn.
    Bão có thể nhấn chìm nhiều tàu thuyền
    Các chuyên gia của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho rằng, rất khó để so sánh Xangsane với bão Katrina của Mỹ. Sự tàn phá của một cơn bão phụ thuộc vào phạm vi hoạt động, cường độ và thời gian tồn tại. Về cường độ, Xangsane có gió bão giật trên cấp 13, tức là cấp cao nhất được dự báo từ trước đến nay.
    Với cường độ trên cấp 12, bão gây nên những con sóng khổng lồ cao trên 14 m, nhấn chìm nhiều tàu thuyền có trọng tải lớn. Không gian bị bao phủ bởi bọt và bụi nước. Biển hoàn toàn trắng xoá. Tầm nhìn chỉ trong khoảng 10 m. Bão có thể khiến các ngôi nhà nhỏ và công trình xây dựng công nghiệp bị cuốn bay mái, các đường dây cao thế bị đứt. Bão còn gây ngập lụt gây thiệt hại cho các tầng thấp của mọi công trình ven biển.
    Về phạm vi hoạt động, theo dõi ảnh mây vệ tinh trong mấy ngày qua, nhiều chuyên gia cho rằng, phạm vi hoạt động của bão đang thu hẹp. Vì thế, hôm nay, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương dự báo phạm vi tác động của bão chỉ từ Hà Tĩnh đến Phú Yên.
    Cảnh giác với mắt bão​
    [​IMG]Điểm màu đen trong vòng xoáy trắng là mắt bão số 6. Ảnh mây vệ tinh của Đài Hong Kong.
    Theo dõi cơn bão Xangsane, các chuyên gia khí tượng đặc biệt lo ngại bởi sự xuất hiện của mắt bão. Ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy, nó được ghi lại như một điểm tròn nhỏ màu đen. Còn thực chất, mắt bão chính là tâm bão, nơi áp suất không khí rất thấp, gió lặng.
    Mắt bão giống như một cái ống được xây bằng mây. Không khí bên ngoài vì không lọt được vào nên phải bốc lên, hình thành những đám mây xám xịt rồi ào ạt tuôn mưa. Trong khi đó, tại mắt bão lại xuất hiện dòng khí đi xuống, bởi vậy nơi đây trời quang, mây tạnh. Sau khi mắt bão đi qua, thời tiết rất xấu lặp lại và phát sinh mưa to, gió lớn.
    Vì thế các chuyên gia cảnh báo khi mắt bão đi qua, người dân không nên vội mất cảnh giác vì tưởng đâu bão đã tan. Song trên thực tế, bão vẫn đang tàn phá.
    Tuy nhiên, nếu mắt bão ở trên đại dương thì nơi đó sóng biển lại cực kỳ dữ dội. Cho nên ở những nơi tâm bão đổ bộ lên bờ, sóng biển dâng lên rất cao gây thiệt hại to lớn.
    Xangsane là cơn bão hiếm hoi xuất hiện mắt bão. Bão này được hình thành vào ngày 25/9 tại phía tây Thái Bình Dương, gần bờ biển Philippines. Trong vòng 36 giờ, nó đã phát triển từ một cơn áp thấp nhiệt đới thành một cơn bão lớn có sức tàn phá mạnh mẽ. ​
    Hôm nay là ngày thứ 6 bão hoành hành.
  5. tanthanh2009

    tanthanh2009 Thành viên

    Bài viết:
    2,750
    Được Like:
    597
    Hội An di dời khẩn cấp 20 ngàn dânThứ bảy, 30/9/2006, 15:14 GMT+7 Sáng 30/9, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam đã huy động tất cả các ban ngành và lực lượng công an, bộ đội triển khai di dời khẩn cấp khoảng 20 ngàn người dân để tránh bão. Những trường hợp không tuân thủ quyết định di dời sẽ có biện pháp cưỡng chế.

    [​IMG]Một cụ già ở phường Cửa Đại được lực lượng dân quân địa phương hỗ trợ đi tránh bãoTheo lệnh của Chủ tịch UBND thị xã Hội An Lê Văn Giảng, trong ngày hôm nay, những vùng xung yếu, những người dân trong vùng nguy hiểm đều phải được di dời đến những khu vực an toàn. Việc ai đi, ai ở nhà để ứng cứu bão đã đựơc tính toán kỹ, vì thế, thị xã sẽ kiên quyết di dân, những trường hợp không tuân thủ quyết định di dời tạm trú chắc chắn sẽ có biện pháp cưỡng chế.

    Tại phường Cửa Đại, trong buổi sáng, Hội An đã cho di dời người già, trẻ em, những người đau ốm về trường THCS Trần Hưng Đạo ở phường Cẩm Châu. Số dân còn lại tổng cộng khoảng 6.000 người, sẽ được di dời tiếp trong trong chiều tối nay.

    Tại phường Tân An, số người già, trẻ em của phường sẽ được đưa lên trú tại trường bán công Nguyễn Trãi và vùng phía tây của đường Thanh Niên.




    [​IMG]Trong buổi sáng 30/9, đã có gần 10 chuyến xe chở người dân Hội An ra khỏi vùng không an toàn
    Một trong những vấn đề khác đó là bảo đảm an toàn cho gần 400 khách du lịch người nước ngoài đang nghỉ tại Hội An. Trong buổi sáng nay, Hội An đã giao cho các chủ khách sạn chuyển toàn bộ số du khách này lên trú tại các khách sạn ở khu vực Cẩm Châu, Sơn Phong và Tân An an toàn. Chủ khách sạn có nghĩa vụ phải mua lại các buồng phòng của các khách sạn bạn để phục vụ du khách trong thời gian còn lại ở Hội An.


    Riêng khu phố cổ thi Hội An, tiếp tục cho chống chằng 46 ngôi nhà cổ có nguy cơ sụp đổ. Toàn bộ việc chống, chằng bảo vệ nhà cổ sẽ được hoàn thành ngay trong sáng nay. Ngoài ra, chủ nhân của những ngôi nhà có nguy cơ sụp đổ sẽ được di chuyển sang trú tạm ở những ngôi nhà khác.

    Tại đất liền, Hội An đã khuyến cáo nhân dân chuẩn bị mì tôm, các phương tiện phục vụ sinh hoạt đề phòng khi mất điện. Trong khi đó, các xã đảo Tân Hiệp, Cù Lao Chàm, trong sáng nay thị xã Hội An đã chuyển ra 10 tấn gạo, 10 ngàn lít xăng, dầu để phục vụ cho nhân dân sinh hoạt trong bão.

    Một trong những vấn đề mà người dân cả nước đang quan tâm về tình hình thời tiết tại khu vực miền trung. Sáng nay tình hình thời tiết đã chuyển biến mạnh. Ngay từ sáng sớm ở Quảng Nam, Hội An đã có mưa to và rất to. Cho đến lúc 11 giờ trưa, Hội An đang chìm trong những cơn mưa to, kéo dài liên tục. Hiện, gió cũng đang mạnh dần lên.

    Theo Văn Dũng
    [​IMG]
  6. hiveman

    hiveman Thành viên

    Bài viết:
    644
    Được Like:
    346
    Khủng khiếp wá mong là cũng như trước đây , đến đất liền ViệtNam là bão tắt .Hichic .
  7. tanthanh2009

    tanthanh2009 Thành viên

    Bài viết:
    2,750
    Được Like:
    597
    "Sẽ cách chức Chủ tịch tỉnh nếu để tàu gặp bão"Thứ bảy, 30/9/2006, 13:35 GMT+7 Để giảm thiếu đến mức thấp nhất thiệt hại do cơn bão số 6 có thể gây ra, lần đầu tiên Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo tiền phương đóng tại Đà Nẵng để điều hành chống bão. Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho biết:

    [​IMG]Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng.Trong cơn bão này, Chính phủ chủ động và đã sẵn sàng công tác phòng chống lẫn khắc phục thiệt hại về bão. Chính phủ đã thành lập ngay ba đoàn do các bộ Quốc phòng, NN&PTNT và Thủy sản chỉ huy.
    Tất cả đều đã có mặt tại các địa phương, nơi những vùng xung yếu nhất để chỉ đạo. Riêng ban tác chiến sẽ đóng tại Đà Nẵng. Hiện Chính phủ đã huy động toàn bộ tàu bè, phao cứu hộ, lương thực thực phẩm, y tế, con người hòng ứng phó với thiệt hại của bão một cách nhanh nhất.
    Nói chung là Chính phủ đã huy động mọi sức người, sức của một cách cao nhất từ trước đến nay để phòng, chống cơn bão mạnh này một cách hiệu quả nhất, giảm mất mát thấp nhất.
    - Hiện còn 112 tàu thuyền trên biển chưa liên lạc được, Chính phủ sẽ xử lý thế nào nếu có tàu không kịp vào bờ?
    Bằng mọi giá làm sao để 112 tàu thuyền chưa vào bờ tìm được nơi tránh bão an toàn. Ngay sau cuộc họp này, các đơn vị phải phân công: biên phòng làm gì, quân đội làm gì, cảnh sát biển làm gì, chủ tịch tỉnh, TP làm gì?
    Nếu việc kết hợp nói trên không đồng bộ, số 112 tàu thuyền trên không liên lạc, tránh được bão thì đề nghị cách chức chủ tịch tỉnh, TP của các địa phương có tàu thuyền bị nạn đó.
    - Chính phủ đã có động thái gì đối với số tàu thuyền hiện đang trú ẩn tại các quần đảo ngoài khơi. Cụ thể như tại quần đảo Hoàng Sa - nơi tâm bão đi qua?
    Đối với các tàu đánh bắt xa bờ chưa vào bờ kịp, Chính phủ đã có công hàm gửi Trung Quốc, lãnh thổ Đài Loan, Malaysia, Philippines, Brunei... để khi bão đến tàu của ngư dân ta có thể vào trú ẩn một cách an toàn ở những khu vực này.
    Theo [​IMG]
  8. tanthanh2009

    tanthanh2009 Thành viên

    Bài viết:
    2,750
    Được Like:
    597
    Đêm nay vào lúc rạng sáng, bão Xangsane sẽ đổ bộ từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Ngãi
    Hôm qua, đoàn công tác của Chính phủ do Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng dẫn đầu đã về làm việc và chỉ đạo trực tiếp công tác phòng chống bão tại các tỉnh miền Trung. Phó thủ tướng chỉ đạo: Không để bất kỳ người dân nào thiệt mạng trong bão Xangsane. Nếu địa phương nào không gọi được tàu thuyền đánh cá ngoài khơi trở về hoặc không có phương án kêu gọi tàu thuyền vào nơi trú bão thì người phụ trách sẽ bị cách chức ngay. Ngoài ra, Phó thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương phải hoàn thành việc di tản dân vào chiều 30/9.
    Khẩn cấp di tản dân khỏi vùng nguy hiểm!
    Có mặt tại Đà Nẵng sáng qua, Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu UBND TP Đà Nẵng phải tập trung di chuyển các hộ dân sống ven biển có khả năng ảnh hưởng đến tính mạng, chậm nhất vào sáng nay 30/9. Đối với các hộ dân ở vùng núi, lên kế hoạch di chuyển từ nay đến ngày 1/10. Đặc biệt, Phó thủ tướng nhắc nhở lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng tập trung cao độ, khẩn trương bắt tay vào việc, không để bất kỳ người dân nào dù là ngư dân, nông dân hay dân cư đô thị phải thiệt mạng vì bão. Đối với các trường học phải cho học sinh nghỉ học, hạn chế người dân ra đường khi có bão. Đối với ngư dân, tuyệt đối cấm và coi như mệnh lệnh cấm ra khơi đánh bắt cá (vì đây là thời điểm có nhiều cá nhất) và ở lại trên tàu.
    Làm việc và chỉ đạo trực tiếp công tác phòng chống bão tại các địa phương ven biển cửa Đại và các khu phố cổ Hội An (Quảng Nam), Phó thủ tướng cũng yêu cầu lãnh đạo tỉnh Quảng Nam và thị xã Hội An triển khai ngay công tác di dời và hỗ trợ nhân dân ở các vùng có nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn; tuyệt đối không để tình trạng thiếu đói. Đây là cơn bão lớn, do vậy quần thể kiến trúc phải được bảo vệ kịp thời, đồng bộ và có hiệu quả.
    * Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho rằng, cần phải quan tâm hơn nữa, cập nhật thông tin từng giờ đối với các tàu thuyền hiện đang còn ở ngoài khơi. Tàu thuyền nào không thể về kịp đất liền phải tìm ngay nơi trú ẩn và liên lạc với bất kỳ lực lượng nào của nước bạn để lên bờ, tránh trường hợp như bão Chanchu, bởi Bộ Ngoại giao nước ta đã gửi công hàm đến các nước và vùng lãnh thổ Trung Quốc, Malaysia, Brunei, Đài Loan... đề nghị giúp đỡ tàu thuyền nước ta vào trú bão an toàn.
    * Hiện các tỉnh miền Trung đang gặp phải khó khăn lớn nhất là di dân ra khỏi vùng nguy hiểm ven biển, ven núi. Bởi với một lượng lớn hàng ngàn nhân khẩu tập trung chủ yếu tại trường học, UBND các xã, phường thì việc cung cấp nhu yếu phẩm cần thiết và vấn đề nấu nướng, sinh hoạt của người dân sẽ gặp nhiều trở ngại. Tại khu vực quận Sơn Trà, các chung cư mới xây sẽ được mở cửa đón người dân di tản đến.
    Phó thủ tướng chỉ đạo tỉnh Quảng Nam chậm nhất đến trưa nay (30/9) phải đưa gần 21.000 dân vùng ven biển đến nơi an toàn theo phương án xen ghép và tập trung; trong đó nhiều nhất là huyện Thăng Bình: 6.300 người, thị xã Hội An: trên 5.500 người; còn lại là các huyện: Duy Xuyên, Điện Bàn, Núi Thành và thị xã Tam Kỳ. Riêng số hộ dân tại các vùng núi và vùng có nguy cơ sạt lở, lãnh đạo tỉnh phải trực tiếp về các địa phương trong chiều 29/9 để nắm kỹ số lượng và tổ chức di dời xong lúc 17h chiều 30/9. Đối với 438 du khách nước ngoài đang lưu trú tại 7 khách sạn ven biển của thị xã Hội An phải được đưa ngay lên khu vực nội thị.
    Theo ông Trần Văn Minh, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, 600 hộ dân, 3.000 nhân khẩu ở các phường ven biển thuộc các quận Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn đã sẵn sàng di chuyển tránh bão. Ngoài ra, 1.000 người đang tạm trú tại các căn nhà tạm ở các khu giải tỏa cũng đã được lệnh di chuyển khi chính quyền yêu cầu. Trong khi đó, nhân dân sống tại các xã miền núi huyện Hòa Vang cũng đã được cảnh báo, di chuyển phòng tránh lũ quét có thể xảy ra. Phường Nại Hiên Đông (quận Sơn Trà, Đà Nẵng) đã tập trung hơn 50 anh em dân phòng, giúp 407 hộ dân khu nhà liền kề khu Vũng Thùng chèn chống nhà cửa, vì đây là khu vực có nguy cơ cao nhà bị tốc mái lớn nhất do nằm ngay cửa biển. Tại 3 phường của quận Liên Chiểu, UBND quận cho biết đã lên kế hoạch di chuyển 280 hộ, 1.000 nhân khẩu đến các trường học xây dựng kiên cố nằm dọc quốc lộ 1A. Ngoài ra, một lượng lớn lương thực, nhu yếu phẩm, nước và thuốc men cũng được chuẩn bị để sử dụng khi cần thiết.
    Toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế có khoảng 8.000 hộ dân đang được đặt trong phương án sẽ di dời khẩn cấp đến nơi an toàn là các công trình nhà ở, trường học, trạm y tế, UBND các xã... Trong đó, các huyện Phú Vang có 1.165 hộ ven biển, Quảng Điền có 700 hộ ở các vùng ven đầm phá, sông; Phú Lộc có 1.000 hộ ven biển và các vùng chân núi có nguy cơ lở đất; Hương Trà có 210 hộ ở xã Hải Dương và các xã ven phá Tam Giang, Phong Điền có 148 hộ; TP Huế có 3.500 hộ dân vạn đò, các khu dân cư thượng thành, ven sông; Hương Thủy có 300 hộ; Nam Đông có 200 hộ và A Lưới có 631 hộ ở các vùng ven suối và chân núi nguy hiểm có nguy cơ lũ quét và sạt lở đất.
    Tất cả các lực lượng tại chỗ của tỉnh Quảng Bình cũng đã được đặt trong tình trạng sẵn sàng ứng phó với cơn bão. Theo kế hoạch, hôm nay, huyện Quảng Trạch sẽ di dời 2.232 dân sống tại các xã ven biển đi tránh bão.
    [​IMG]
    Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng (trái) kiểm tra phòng chống bão Xangsane tại Hội An. Ảnh Hồ Trọng

    Tàu thuyền vào bờ vẫn còn lo!
    Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ đạo PCLB Trung ương, đến chiều qua, tại khu vực miền Trung vẫn còn 112 tàu đánh bắt xa bờ còn hoạt động trên biển chưa vào khu neo đậu của địa phương hoặc chưa liên lạc được, riêng Bình Định có 31 tàu với 400 ngư dân. Ngoài ra còn có 88 tàu với 1.072 ngư dân của tỉnh Tiền Giang, 94 tàu/900 ngư dân của tỉnh Cà Mau và 85 tàu của tỉnh Bạc Liêu vẫn chưa liên lạc được. Cũng theo Ban chỉ đạo PCBL Trung ương, có khoảng 46.235 hộ dân với hơn 183.000 nhân khẩu tại khu vực miền Trung cần được di dời khẩn cấp để tránh bão. (H.T)
    Có 1.953 tàu thuyền đánh cá Đà Nẵng đã trở về bờ trú bão. 79 tàu thuyền khác với hơn 772 lao động đang di chuyển vào bờ hoặc đang tìm nơi trú ẩn tại khu vực vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa. Bộ đội biên phòng TP Đà Nẵng đã liên lạc được với tất cả các tàu thuyền này. 450 tàu thuyền công suất nhỏ đã được kéo lên tàu vào ngày 28/9. Đối với số tàu thuyền đã vào bờ, UBND TP Đà Nẵng yêu cầu các ngành đưa tàu vào trú tại âu thuyền Thọ Quang.
    Theo BCH Bộ đội biên phòng Quảng Nam, đến 17h chiều qua, 991 phương tiện của tỉnh với 8.057 lao động đang đánh bắt trên biển đã vào bờ hoặc tìm nơi trú ẩn an toàn, trong đó có có 76 tàu đánh bắt xa bờ. Lực lượng Bộ đội biên phòng Quảng Nam cũng đã giúp ngư dân neo đậu an toàn tất cả các tàu thuyền tại 25 điểm cư trú.
    Tỉnh Thừa Thiên - Huế có 4.364 tàu thuyền đánh cá của ngư dân đã vào bờ và neo đậu an toàn, chỉ còn một thuyền đánh cá của ông Trần Văn Chiến, ở Phú Thuận, Phú Vang, có 9 lao động đang trên đường về cùng với các tàu đánh cá của TP Đà Nẵng.
    Hơn 3.500 tàu thuyền đánh cá của ngư dân Quảng Bình đã được gọi vào tránh bão, chỉ có hai tàu đánh cá ở xã Quảng Phúc, Quảng Trạch chưa về, trong đó một chiếc của ông Nguyễn Văn Ngại mang số hiệu QB 3554-V0924 với bảy thuyền viên đã trú an toàn tại đảo Mê, Thanh Hóa. Riêng tàu ông Nguyễn Ngọc Hải mang số hiệu QB 3447 với 8 thuyền viên đang đánh bắt ngoài biển chưa liên lạc được.
    Theo Ban phòng chống bão lụt (PCBL) và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị, đến chiều hôm qua, vẫn còn 4 tàu (36 người) chưa về bến địa phương, trong đó có 5 tàu đánh cá xa bờ (47 người).
    * Ngày hôm qua, Bộ Y tế đã có công điện khẩn yêu cầu lãnh đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên xuống ngay các khu vực trọng điểm trực tiếp chỉ đạo phòng chống bão. Bộ Y tế cũng yêu cầu các cơ sở y tế ở gần biển, dễ bị ngập lụt do mưa lũ có kế hoạch sơ tán bệnh nhân đến nơi an toàn; tuyệt đối không để bất cứ bệnh nhân và cán bộ y tế bị chết, bị thương do mưa bão; tiếp nhận và cứu chữa nạn nhân không được thu bất cứ khoản phí nào. Bộ Y tế đã lệnh cho các công ty dược và thiết bị y tế trung ương tại Đà Nẵng cấp và vận chuyển ngay thuốc, áo phao, viên Cloramin đến các trọng điểm trước khi bão đổ bộ vào. L.C
    * Tổng công ty đường sắt VN chiều qua cho biết, ngành đường sắt vừa quyết định ngưng hoạt động các đoàn tàu Thống Nhất mang số hiệu TN1 và TN2, khởi hành tại Hà Nội và TP.HCM trong các ngày 30/9, 1 và 2/10 do bão. Các đoàn tàu còn lại vẫn chạy bình thường, nhưng khi đến địa phương nào có bão, tàu sẽ ngừng lại dọc đường để tránh bão. M.Vọng
    [​IMG]
    Bản đồ dự báo hướng di chuyển của bão (Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương)


    Bình Định: Tuy đã có 2 cuộc họp khẩn cấp về công tác chuẩn bị đối phó với bão được tổ chức hôm qua, nhưng địa phương này đang đối mặt với rất nhiều khó khăn. Nhiều công trình thủy lợi, hồ chứa nước đang trong giai đoạn thi công có nguy cơ bị vỡ, sạt lở nặng. Hơn 3.500 tàu thuyền đồng loạt vào neo đậu ở các cảng đã gây nên tình trạng quá tải. Hạ tầng 3 khu quy hoạch để di dời dân ở vùng nguy hiểm trong những tình huống khẩn cấp hiện vẫn chưa được hoàn thiện...
    Phú Yên: BCH Bộ đội biên phòng cho biết, trong ngày hôm qua đã có 1 tàu đánh bắt xa bờ của tỉnh (với 10 lao động) được gọi trở về đất liền; toàn tỉnh hiện vẫn còn 62 tàu cá với 587 lao động trên biển chưa có mặt tại địa phương; qua nguồn tin trực tiếp và liên lạc với gia đình, hầu hết các tàu này đều đã chủ động neo đậu an toàn tại các tỉnh phía Nam nước ta. Tuy nhiên, theo Trực ban tác chiến Bộ đội biên phòng tỉnh, trong số 32 tàu đánh bắt gần bờ xuất bến An Ninh Tây (huyện Tuy An, Phú Yên), hôm qua chỉ có 2 tàu trở về đất liền theo lời kêu gọi của cơ quan chức năng, còn lại 30 tàu không chịu cung cấp tần số liên lạc do sợ lộ ngư trường đánh bắt; các cấp liên quan đang tích cực vận động gia đình cung cấp tần số liên lạc để kêu gọi các tàu này trở về đất liền kịp thời.
    VP Bình Định
    Quảng Ngãi: Ngư dân đang bị nạn trên biển. Vào lúc 19h tối qua, Ban phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Ngãi nhận được tin báo cầu cứu khẩn cấp từ tàu QNG - 2764 TS do ông Lê văn Chúng, ở thôn Tân Mỹ, xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) làm thuyền trưởng. Khi đang trên đường về đất liền trú bão, tàu QNG - 2764 TS đã bị hỏng máy, trôi dạt tự do trên biển tại tọa độ 15 độ vĩ bắc - 110 độ kinh đông, cách bờ biển Quảng Ngãi 110 hải lý; trên tàu hiện có 8 ngư dân. Tỉnh Quảng Ngãi đã cấp báo lên Ban phòng chống bão lụt Trung ương đề nghị hỗ trợ phương tiện để tiếp cứu tàu bị nạn nói trên. Trước đó, vào lúc 17h cùng ngày, Bộ đội biên phòng tỉnh phát hiện tàu QNG-4654 TS do ông Huỳnh Sĩ làm thuyền trưởng đã bất chấp lệnh cấm của UBND tỉnh, cùng với 12 ngư dân khác ra khơi tại cửa biển Mỹ Á, huyện Sa Huỳnh. Ngay sau đó, đơn vị chức năng đã thực hiện lệnh cưỡng chế tàu QNG-4654 TS, thu giấy phép hành nghề của chủ phương tiện. Thái Anh

    Hữu Trà - Diệu Hiền - B.N.Long - N.T.T - K.G - Quang Duẩn
  9. tanthanh2009

    tanthanh2009 Thành viên

    Bài viết:
    2,750
    Được Like:
    597
    [​IMG]Bản đồ dự báo hướng đi bão Xangsane của Hải quân Hoa Kỳ
    Đề nghị các mem nghiêm túc trong việc theo dõi các bản tin về cơn bão!
  10. tanthanh2009

    tanthanh2009 Thành viên

    Bài viết:
    2,750
    Được Like:
    597
    Bão đã ở ngoài khơi các tỉnh từ Hà Tĩnh đến phú Yên (cập nhật liên tục)
    Bão Xangsane liên tục mạnh lên cận kề mức siêu bão
    [​IMG]Chiến sĩ tiểu đoàn 125, lữ đoàn 270, QK5 giúp dân chống bão tại thôn Vinh Đông, xã Điện Ngọc, huyện Điện Bàn, Quãng Nam sáng 30-9-2006. Ảnh: TTD
    TTO - Theo thông tin mới nhất, bão số 6 đã đi qua quần đảo Hoàng Sa và ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Phú Yên. Hồi 13 giờ chiều nay, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,7 độ vĩ bắc; 111,5 độ kinh đông, cách bờ biển Đà Nẵng đến Quảng Ngãi khoảng 300 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (tức là từ 134 đến 149 km / giờ), giật trên cấp 13.
    >> Công điện khẩn của Thủ tướng Chính phủ
    >> Đà Nẵng: Quyết liệt sơ tán dân vùng hiểm yếu
    >> Di dời 152.504 người dân trước 16g chiều nay
    >> Bão cấp 13: Cách bờ biển Đà Nẵng, Quảng Ngãi 450 km
    >> Sơ tán khẩn cấp trên 183.000 người
    >> Đề nghị cách chức chủ tịch tỉnh nếu để tàu gặp bão
    >> Các tỉnh miền Trung: Hối hả trước bão
    >> Xem bản tin về cơn bão số 6 trên VTV1 tối 29-9
    >> Những điều chưa biết về bão (khi nào bão xuất hiện, cách đặt tên, mức độ nguy hại...)
    Sáng nay, TT Nguyễn Tấn Dũng đã đến kiểm tra công tác trực ban của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn TƯ. TT cũng đề nghị các tỉnh khẩn trương di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm. Tại Đà Nẵng, 7h30 sáng, dưới sự chủ trì của Phó TT Nguyễn Sinh Hùng, BCĐ tiền phương đã tiếp tục triệu tập cuộc họp thứ 3 để phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, ban ngành.
    Thêm một cấp, sức tàn phá sẽ tăng lũy tiến
    Là một nhà hàng hải, theo tôi, bão Xangsane là một cơ bảo cực mạnh và rất nguy hiểm như các cơ quan khí tượng nổi tiếng của nước ngoài đã nhận định, như vậy sức tàn phá của bão là rất lớn.
    Chỉ cần sức gió mạnh hơn những cơ bão thông thường một cấp, sức tàn phá của nó sẽ tăng lên không phải tuyến tính mà có thể là lũy tiến. Sự tàn phá của cơn bão không chỉ dự đoán là do sức gió mạnh mà là hiện tượng lũ quét do hậu quả của mưa lớn để lại (Bài học từ bão Katrina).
    Trên ảnh vệ tinh chúng ta có thể thấy phạm vi hoạt động của bão rất rộng mây đổ dồn về không phải ở phạm vi biển Đông mà cả ở Ấn Độ Dương. Chắc chắn lượng mây này sẽ gây nên một trận lũ rất lớn ở miền Trung, nhất là bán vòng bên trái đường đi của tâm bão.
    Do vậy để tránh những thảm hoạ đáng tiếc xảy ra nhất là về người, bà con ở khu vực vùng bão sẽ đi qua hãy nhanh chóng ra khỏi những khu vực có khả năng bị lũ quét.
    ĐỖ THÀNH SEN
    Trung Tâm đào tạo và Nguồn nhân lực Hàng hải (UT-STC)

    Phó Thủ tướng nhấn mạnh lại lần nữa "Các địa phương gồm Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, các đơn vị phải chỉ đạo quyết liệt hơn nữa. Tôi nhắc lại lần nữa địa phương nào xảy ra tình trạng dân không an toàn trong bão thì kiên quyết xử lý, cách chức lãnh đạo địa phương đó".
    [​IMG]Hàng trăm hộ dân Hoà Hiệp Nam đang cố gắng chống chọi với cơn bão sắp đổ bộ - Ảnh Đăng NamNhiều ý kiến đề xuất của các Bộ, Ngành cũng đã được nêu lên, trong đó có việc: chuyển toàn bộ tổng đài thông tin chống bão lụt từ Văn phòng chống bão lụt trung ương đóng tại Yên Bái về đặt tại khách sạn Bạch Đằng - đây sẽ là đại bản doanh chỉ huy của Chính phủ nhằm đối phó với cơn bão số 6.
    Ngay sau khi cuộc họp kết thúc, Đoàn công tác của Phó Thủ tướng đã lên đường đi thị sát các vùng ven biển của tỉnh Thừa Thiên Huế.
    Tại TP Đà Nẵng, chỉ 10 phút sau khi cuộc họp của Ban chỉ đạo tiền phương kết thúc, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã họp cuộc họp khẩn với các ban ngành của TP với mục tiêu tập trung di dời 5520 hộ tập trung chủ yếu là Sơn Trà (2968 hộ/ 11723 khẩu), Liên Chiểu (1542 hộ/ 6709 khẩu), Thanh Khê (272/1000 khẩu)...
    Toàn bộ số dân này sẽ chính thức sơ tán trong trưa này. Địa điểm tiếp nhận là trường học và trụ sở UBND các phường, quận. Toàn bộ các trường học trên địa bàn TP.Đà Nẵng cũng đã có lệnh tạm đóng cửa bắt đầu từ sáng hôm nay.
    [​IMG][​IMG]Người dân đang xúc đất chuyển vào làng chèn chống, đắp kè nhằm bảo vệ nhà cửa - Ảnh: Đăng Nam
    Theo chỉ đạo của chủ tịch TP Đà Nẵng thì tất cả các phó chủ tịch, chỉ huy trưởng các đơn vị quân đội, công an ngay sau cuộc họp phải về nằm tại các vùng xung yếu như đã phân công để chỉ huy cuộc sơ tán dân được coi là lớn nhất trong vòng 30 năm trở lại đây.
    [​IMG]Xe phát thanh đi khắp các hẻm thông báo chuẩn bị một cuộc sơ tán dân - Ảnh chụp tại Hoà Hiệp Nam sáng 30-8 (Đăng Nam)Tại vùng ven biển Hoà Hiệp Nam quận Liên Chiểu, nơi có số dân dự kiến sẽ sơn tán gần 1575 người, PV TTO tại hiện trường cho biết hàng trăm người dân đủ mọi lúa tuổi đổ nhau ra biển với một nhiệm vụ xúc đất chuyển vào làng chèn chống, đắp kè nhằm bảo vệ nhà cửa. Tuy nhiên với sức gió và triều cường mà bão số 6 khi đổ bộ vào đất liền thì nhiều nguy cơ những ngôi làng ven biển mỏng manh này sẽ có thể bị xoá sổ.
    Chính vì lẽ đó, ngay trong sáng nay, phường Hoà Hiệp Nam đã dùng xe chở loa phóng thanh đi thông báo cho nhân dân chuẩn bị tư thế sơ tán khi có lệnh. Theo kế hoạch dự kiến trong trưa nay cuộc sơ tán dân sẽ bắt đầu. Trước đó, trong đêm qua, 97 hộ dân thuộc làng phong Hoà Vân (nằm dưới chân Hải Vân) cũng đã được lực lượng biên phòng 224 sơ tán lên núi cao. Điểm đến của số dân này là nhà ga nam đèo Hải Vân.
    Đến 12g trưa này tình hình thời tiết ở Đà Nẵng vẫn ổn định. Trời có mưa nhẹ, tuy nhiên vẫn chưa xuất hiện dấu hiệu nào cho thấy một cơn cuồng phong sẽ đến trong vòng vài tiếng đồng hồ nữa.
    ĐĂNG NAM
    Phú Yên: Cưỡng chế sơ tán những hộ dân chủ quan
    Tin từ Ban chỉ huy PCLB tỉnh Phú Yên, đến 12 giờ ngày 30-9, tất cả tàu thuyền của ngư dân tỉnh này đang hoạt động trên biển đã nhận được thông tin báo bão khẩn cấp. Tuy nhiên, hiện vẫn còn 89 tàu thuyền với 498 ngư dân chưa vào đến đất liền.
    Trong số này, Bộ đội biên phòng Phú Yên đã dùng bộ đàm liên lạc được 59 chiếc và đang hướng dẫn, theo dõi các tàu tìm nơi trú đậu; 30 chiếc còn lại của ngư dân xã An Ninh Đông, huyện Tuy An đánh bắt gần bờ đã liên lạc về gia đình và đang trên đường vào đất liền. Các cơ quan chức năng cũng đang tìm cách liên lạc, yêu cầu số tàu này khẩn cấp trở vào đất liền trước 17 giờ chiều nay.
    Tại cảng cá phường 6 (TP Tuy Hòa) và dọc bờ kè Bạch Đằng của sông Ba, hiện vẫn còn gần 200 tàu thuyền của ngư dân đang neo đậu ở khu vực có nước chảy xiết, nếu xảy ra lũ trên sông Ba sẽ rất nguy hiểm. Trưa nay, chính quyền TP Tuy Hòa và lực lượng Bộ đội biên phòng đã hỗ trợ nhân dân di chuyển toàn bộ số tàu này sang khu vực Đông Tác, phường Phú Yên và xã Bình Ngọc. Tuy nhiên, việc di chuyển đang gặp khó khăn do nước triều xuống. Dự kiến, việc di chuyển sẽ hoàn tất khi nước triều lên vào đầu giờ chiều nay.
    Nhiều ngư dân cho biết một số khu neo đậu có nguy cơ quá tải do chật hẹp. Chính vì thế chính quyền các địa phương và cơ quan chức năng đang hướng dẫn ngư dân sắp xếp việc neo đậu để đảm bảo an toàn và tránh việc các tàu va đập lẫn nhau gây thiệt hại.
    Hiện lực lượng Bộ đội biên phòng, Công an Phú Yên đang huy động tổng lực ứng trực tại tất cả các vùng ven biển, giúp nhân dân sơ tán người và tài sản, chèn chắn nhà cửa, bảo vệ các khu vực xung yếu. Từ sáng nay, tỉnh Phú Yên đã tiến hành sơ tán các hộ dân tại vùng triều cường, có nguy sạt lở, lũ lụt và những người đang nuôi trồng thủy sản ven biển.
    Tại huyện Sông Cầu, hàng trăm hộ dân sống dưới các vườn dừa tập trung cũng được sơ tán đến nơi an toàn. Tuy nhiên, hiện vẫn có rất nhiều hộ dân sống tại vùng triều cường ven biển của các xã An Chấn, An Hải, An Hòa của huyện tỏ ra chủ quan không chịu di dời, bất chấp sự vận động của chính quyền địa phương và lực lượng Bộ đội biên phòng.
    Trong khi đó, nhiều người dân đang nuôi và giữ tôm hùm lồng trên biển huyện Sông Cầu cũng không chịu vào đất liền. Chính quyền các địa phương này cho biết sẽ tiến hành cưỡng chế sơ tán những hộ dân này để đưa họ đến vùng an toàn nếu vận động vẫn bất thành. Tỉnh Phú Yên dự kiến sơ tán khoảng 1.000 hộ với 5.000 người dân ra khỏi các vùng trọng yếu trước 17 giờ chiều nay.
    TẤN LỘC
    Quảng Bình: Hoàn thành di dân, sẵn sàng đón bão
    Đến trưa hôm nay (30-9) toàn bộ gần 3.500 tàu thuyền và trên 10 ngàn ngư dân của Quảng Bình đã được gọi vào bờ và di chuyển đến nơi neo đậu an toàn. Tại cảng Gianh, hôm qua và sáng nay đã có gần 1.100 tàu thuyền vào neo đậu (trong đó có 125 tàu của các tỉnh khác), với khoảng gần 8.000 ngư dân tạm trú. Chính quyền địa phương đã tổ chức tốt vấn đề giữ gìn an ninh trật tự trên bến và dươí thuyền…
    Ông Nguyễn Hữu Hoài, Phó Chủ tịch UBND, Trưởng Ban PCLB tỉnh cho biết: “Vào 14h hôm nay, tỉnh đã tiếp nhận 1 canô, 500 áo phao, 500 phao cứu sinh do Cục Dự trữ Quốc gia cấp. Số trang thiết bị này đã được vận chuyển về các địa phương có nguy cơ xảy ra lũ lớn như Quảng Ninh, Lệ Thuỷ…Chiếc canô giao cho Bộ đội Biên phòng bổ sung vào đội 2 tàu cao tốc trực tại các vùng cửa sông xung yếu…”. Hiện đội tàu 16 chiếc làm nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn cũng đã túc trực tại những vùng cửa sông để sẳn sàng làm nhiệm vụ.
    Theo VietNamNet
    Di dời 152.504 người trước 16g chiều
    Thông tin từ Ban chỉ đạo PCLB TƯ cho biết sáng nay (30-9) sẽ có 823 tàu về đến bờ trú bão. Tuy nhiên vẫn còn 169 tàu của các tỉnh phía Nam đánh bắt ở dưới vĩ tuyến 05 thuộc loại tàu nhỏ không có bộ đàm nên hiện chưa nắm được thông tin.
    Về 4 tàu của ngư dân đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) bị trục trặc phải vào trú bão tại quần đảo Hoàng Sa, theo báo cáo số của Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy PCLB-TKCN Bộ Tham mưu Bộ đội Biên phòng, hồi 01g50 sáng 30-9 đã có 2 tàu số hiệu QNg 6472 TS và QNg 96461 TS (với tổng số 27 ngư dân) vào đến bờ Quảng Ngãi.
    Còn 2 tàu QNg 96309 TS và QNg 6173 TS (với 28 ngư dân) đã vào đảo Tru Cẩu tránh bão. Tuy nhiên phía Trung Quốc yêu cầu tàu neo phía ngoài cảng, chỉ được vào đảo khi gió cấp 11, 12.
    Về công tác di dời dân tại các vùng nguy hiểm, dự kiến di dời tại các tỉnh ảnh hưởng của bão số 6 là 36.773 hộ với 152.504 người. Thời gian hoàn thành dự kiến muộn nhất là vào 16 giờ ngày 30-9.
    Trong đó:
    - Quảng Bình 1.122 hộ (5.370 người)
    - Quảng Trị 15.129 hộ (60.935 người)
    - Thừa Thiên Huế 7.850 hộ (32.000 người)
    - Đà Nẵng 5.520 hộ (25.000 người)
    - Quảng Nam 5.500 hộ (20.919 người)
    - Quảng Ngãi 525 hộ (2.625 người)
    - Bình Định 127 hộ (655 người)
    - Phú Yên 1.000 hộ (5.000 người)
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.