Bão đến rồi!

Thảo luận trong 'Trò Chuyện Tổng Hợp' bắt đầu bởi tanthanh2009, 30 Tháng chín 2006.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. tanthanh2009

    tanthanh2009 Thành viên

    Bài viết:
    2,750
    Được Like:
    597
    Công điện khẩn của Thủ tướng Chính phủ
    - Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải, Bưu chính viễn thông, Thủy sản;
    - UBND các tỉnh thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang;
    - Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão TƯ;
    - Ủy ban tìm kiếm, cứu nạn;
    - Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam;
    - Báo Nhân dân, Thông tấn xã Việt Nam.
    Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia vào lúc 9 giờ ngày 30 tháng 9 năm 2006, bão số 6 sẽ đi vào phía nam quần đảo Hoàng Sa và ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh ven biển từ Hà Tĩnh đến Phú Yên.
    Sáng 1 tháng 10 năm 2006, vùng tâm bão sẽ đổ bộ vào các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi. Để hạn chế thấp nhất mức thiệt hại do bão số 6 gây ra, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị Chủ tịch UBND các tỉnh và các Bộ, ngành liên quan:
    1. Chủ tịch UBND các tỉnh miền Trung, nhất là các tỉnh, thành phố Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi phải chỉ đạo quyyết liệt, đồng bộ các giải pháp để đối phó với cơn bão số 6 theo các nội dung công điện khẩn chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ban phòng chống lụt bão TƯ và các Bộ, ngành liên quan.
    Đặc biệt là phải tập trung huy động mọi lực lượng, phương tiện để sơ tán, di dời dân ở các vùng nguy hiểm đến nơi an toàn.
    2. Bằng mọi biện pháp thông tin liên lạc với số tàu thuyền hiện chưa liên lạc được để hướng dẫn việc tránh, trú bão an toàn, đồng thời thực hiện việc cứu hộ, cứu nạn khi cần thiết.
    3. Giao Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng thay mặt Thủ tướng Chính phủ quyết định tại chỗ các biện pháp cần thiết để đối phó và khắc phục hậu quả cơn bão số 6.
    Thủ tướng NGUYỄN TẤN DŨNG
    Đã ký
  2. immbgsm

    immbgsm Thành viên

    Bài viết:
    18
    Được Like:
    4
    nghe noi trungdungg đang ngồi ngoài đó ngáp gió....
  3. tanthanh2009

    tanthanh2009 Thành viên

    Bài viết:
    2,750
    Được Like:
    597
    'Khó tránh khỏi vỡ đê biển miền Trung'
    [​IMG]Cục trưởng Đặng Quang Tính. Ảnh: H.K.Sáng nay, trao đổi với VnExpress, Cục trưởng Quản lý đê điều Đặng Quang Tính khẳng định như vậy. Với cơn bão gió giật trên cấp 13, ông Tính lo ngại trước việc một số tàu thuyền chưa kịp về nơi trú ẩn, các công trình ven biển khó tránh khỏi bị thiệt hại nặng nề.
    - Ông đánh giá thế nào về tác động của cơn bão này tới hệ thống đê biển miền Trung?
    - Chỉ trừ một số đoạn đê biển mới được nâng cấp có khả năng chịu được gió bão cấp 12, còn lại phần lớn đê biển Việt Nam chỉ chịu được gió bão cấp 9 trong điều kiện triều trung bình. Bão số 6 giật tới cấp 13, vì thế rất nguy hiểm đối với công trình ven biển, kể cả đê biển. Do địa hình hẹp, dốc, lũ miền Trung lên rất nhanh và xuống rất nhanh. Thiết kế đê biển miền Trung vì thế phải rất thấp nhằm thoát lũ cho nhanh. Do ta đã thiết kế như thế nên việc sóng biển đành tràn đê là đương nhiên. Khả năng vỡ cũng khó tránh khỏi.
    - Bão ảnh hưởng trực tiếp từ Hà Tĩnh đến Phú Yên. Theo đánh giá của ông thì tỉnh thành nào sẽ chịu thiệt hại nhiều nhất?
    - Tâm bão hiện nằm trên vĩ độ 15 một chút, cách bờ biển Quảng Ngãi khoảng 300 km. Từ tâm bão trở lên phía bắc (gồm Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế) là nằm ở cánh bắc của bão, nơi gió, sóng biển bao giờ cũng mạnh hơn cánh phía nam (từ Quảng Ngãi trở vào các tỉnh phía nam). Sở dĩ có sự khác biệt vì bão luôn quay theo chiều kim đồng hồ, cánh phía bắc chịu tác động của gió bão từ biển vào, còn cánh phía nam là từ lục địa thổi ra.
    Hiện chưa thể nói khu vực nào có khả năng chịu nhiều thiệt hại. Bởi nhìn chung, dân cư ven biển Trung Bộ không đông bằng dân cư ven biển Bắc Bộ, nhà cửa xây dựng không kiên cố bằng nên thiệt hại trên đất liền có thể không lớn bằng. Tuy nhiên, vùng biển này lại tập trung nhiều tàu thuyền, nhiều ao hồ thủy sản.
    - Với gió bão giật trên cấp 13, hành lang nguy hiểm tính từ bờ biển vào sâu đất liền được xác định như thế nào?
    - Tùy theo địa hình, nếu có đê chắn sóng và cồn cát, người dân chỉ cần vào sâu vài trăm mét là an toàn. Nhưng nơi không có rừng cây chắn sóng, không có cồn cát như khu vực Cửa Tùng của Quảng Trị; xã Hải Dương, cửa biển Thuận An của Thừa Thiên Huế thì phải sơ tán dân tới vài km.
    - Là ủy viên thường trực Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão, đến thời điểm này ông lo ngại nhất điều gì?
    - Lo nhất là tàu thuyền ngoài khơi. Đến sáng nay, các địa phương đã liên lạc được với hầu hết tàu thuyền, nhưng còn 1-2 tỉnh có khoảng chục tàu đang trên đường về và e rằng không kịp đến nơi trú ẩn.
    Các tàu thuyền đã về nơi trú ẩn tại cửa sông cũng không phải đã hết lo. Để bảo vệ, ngư dân thường hay ngủ lại trên tàu. Trên thực tế khi bão mạnh, các tàu va đập, bị hư hỏng hoặc chìm đã cướp đi sinh mạng hàng trăm người dân. Vì thế, trong các công điện, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão TƯ đều nhấn mạnh không được để dân ngủ lại trên tàu.
    - Nếu làm một phép so sánh giữa bão số 6 và các cơn bão trước đó đổ bộ hoặc ảnh hương trực tiếp đến miền Trung, ông có nhận xét gì?
    - Miền Trung từng chịu nhiều cơn bão mạnh với sức gió giật trên cấp 12. Tôi nhớ khoảng năm 1985-1986, khu vực này chịu ảnh hưởng bởi một cơn bão mạnh trên cấp 12, thiệt hại rất nặng nề. Nhưng lúc đó thông tin thiệt hại trên phương tiện thông tin đại chúng không rộng rãi nên nhân dân không cảm nhận được sự tàn phá ghê gớm của bão.
    Còn với bão số 6, đây là lần đầu tiên cơ quan khí tượng sử dụng khái niệm gió bão giật trên cấp 13, chứ trước nay chỉ dùng tới cấp 12. Sự thay đổi này là cần thiết.
    Theo Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương, đến 16h ngày 29/9, có 21.715 tàu thuyền với trên 83.000 ngư dân của các tỉnh từ Thanh Hóa đến Khánh Hòa đã về nơi tránh bão. Số tàu sẽ về trong sáng nay khoảng 823. Hiện còn 169 tàu của các tỉnh phía Nam đánh bắt ở dưới vĩ tuyến 05 thuộc loại tàu nhỏ, không có bộ đàm nên hiện chưa nắm được thông tin.
    Về 4 tàu của ngư dân đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi bị trục trặc phải vào trú bão tại quần đảo Hoàng Sa, thì 2 tàu số hiệu QNG 6472 và QNg 96461 với 27 ngư dân đã vào bờ Quảng Ngãi lúc 23h đêm 29/9. 2 tàu QNg96309 và QNg 6173 với 28 ngư dân đã vào đảo Tru Cẩu tránh bão. Tuy nhiên, phía Trung Quốc yêu cầu cầu tàu neo phía ngoài cảng, chỉ được vào đảo khi gió bão cấp 11-12.
    Hồng Khánh thực hiện
  4. tanthanh2009

    tanthanh2009 Thành viên

    Bài viết:
    2,750
    Được Like:
    597
    Tin mới nhất! bão vẫn đi theo hưnớg Tây và cách bờ biển ĐÀ Nẵng 300km:
    [​IMG]
  5. thienhatuyetchieu

    thienhatuyetchieu Thành viên

    Bài viết:
    30
    Được Like:
    2
    có lẽ các bạn sẽ quan tâm hơn khi mà thông tin liên lạc trong những ngày này. Theo nhận định thì các tỉnh mà bão đổ bộ sẽ có khả năng mất liên lạc, nhất là di động. nhớ năm 1999 (hay 2000), Bình Định đã gần như cô lập về thông tin liên lạc, năm đó Bình Định bị gãy cây Anten tại đài trung tâm Host đường Phan Bội Châu. Không biết năm nay có Tỉnh nào bị sự cố này không? Ai có bà con, bạn bè thì lo thăm hỏi trước đi nha. Tôi thấy cơn bão này " bất khả kháng rồi". CHÚC MỌI NGƯỜI BÌNH AN.
  6. romesons

    romesons Respected Admin Staff Member

    Bài viết:
    3,763
    Được Like:
    5,380
    Cả ngày hôm nay ko thấy anh GSM-Huế (anh Huy) lên mạng gì cả, trong biết bão to sóng lớn có làm đứt dây mạng ko??? :D:D:D:D:D
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.