Cả trường trượt tốt nghiệp

Thảo luận trong 'Trò Chuyện Tổng Hợp' bắt đầu bởi haidove, 16 Tháng sáu 2007.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. haidove

    haidove Ex-Mod

    Bài viết:
    671
    Được Like:
    588
    Bàng hoàng... 64!

    VietNamNet) - Tỷ lệ HS đỗ tốt nghiệp thấp nhất, bổ túc THPT càng thấp hơn. Vì đâu, Tuyên Quang, tỉnh miền núi đạt chuẩn phổ cập THCS lại rơi vào tình trạng này? Trách nhiệm này thuộc về ai và giải pháp để tháo gỡ? VietNamNet đã lên tận nơi ghi nhận thực trạng này.

    Cả tỉnh chỉ có 1 HS đỗ loại giỏi

    Học sinh lười - Giáo viên lơ - Phụ huynh kệ

    Đều là những HS sẽ tham gia thi ĐH khối C nhưng nhóm các em Huyền, Thúy, Hạnh ở Trường THPT Tân Trào lại chỉ đạt 1 điểm và 0 điểm môn Lịch sử. Không chỉ Sử mà các môn Toán, Anh đều có số điểm rất thấp, dù đề thi được đánh giá không khó, vừa sức và sát chương trình.

    Hạnh thật thà "không ngờ coi thi chặt như vậy. Mọi năm các anh chị khóa trước nói, mới đầu cũng dọa thế, nhưng sau thì dễ lắm, vậy là bọn em chủ quan. Nhà trường cũng mãi sát kỳ thi mới kiểm tra chặt, bọn em quen mải chơi, không chú tâm học tập nên lúc đó chạy không kịp".

    Tỷ lệ tốt nghiệp thấp, lý do đầu tiên phải nói đến là do chính HS lười học. "Kết quả của kỳ thi khẳng định rõ, HS nào chịu khó học là đỗ ngay. Nếu HS cứ mải chơi thì không thể đỗ được. Thực tế kết quả cũng chính là tiếng chuông thức tỉnh cho các em" - ông Thuỷ, một giáo viên Trường THPT Tân Trào nhận định.

    Mẹ em Hạnh tâm sự: “Ngay từ đâu năm học, tôi đã cho con tiền để đi học thêm. Nó cứ xin đi học thêm là mình cho ngay. Vậy mà không qua nổi kỳ thi. Buồn quá!”.

    Một lý do nữa được các phụ huynh đề cập đến là nhà trường không sâu sát, các thầy dạy không chú ý đến chất lượng học tập của HS. "Kiến thức như vậy là rỗng đến cả chục năm nay rồi, nhưng hàng năm HS vẫn được lên lớp đều đều".

    Nhiều phụ huynh cũng nhận lỗi là do gia đình không quan tâm đông đốc con cái, phó mặc cho nhà trường vì trình độ có hạn.

    Câu đầu tiên mỗi khi nghe hỏi đến kết quả tốt nghiệp năm nay, các cấp chính quyền và đặc biệt những người làm trong ngành giáo dục đều nói rất buồn, nhưng phải chấp nhận sự thật.

    Bà Trần Thị Thủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Hàm Yên tâm sự, thật bất ngờ với kết quả như vậy. “Mọi năm cũng đều báo cáo tốt, có khác gì năm nay đâu”, bà Thủy cho biết.

    Nhận thức đúng - Xuất phát lại

    Không quanh co, ông Hoàng Văn Thinh, Giám đốc Sở GD-ĐT Tuyên Quang nhận luôn lỗi về mình. “Là người đứng đầu ngành giáo dục của tỉnh, để chất lượng học của HS kém như vậy, tôi là người phải chịu trách nhiệm”.

    Ông cũng xác định, đây chính là thời cơ để Tuyên Quang nhìn nhận lại mình. Trong những năm qua, Tuyên Quang có tỷ lệ tốt nghiệp khá cao nhưng tỷ lệ HS đỗ vào các trường ĐH, CĐ lại thấp, thường đứng gần cuối so với toàn quốc.

    Ông Đoàn Văn Ninh, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT khẳng định, kết quả này phản ánh đúng thực chất 100%. Ông không bất ngờ mà "chỉ bàng hoàng là tỉnh mình đứng thứ 64".
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.