Hướng dẫn chụp ảnh bằng điện thoại Nhật.

Thảo luận trong 'JMP: Multimedia' bắt đầu bởi royal_axn, 14 Tháng chín 2009.

  1. yutada

    yutada Thành viên

    Bài viết:
    119
    Được Like:
    61
    mình ở Sai 1 sao đem wa được, chạy wa đó lười chết. :D

    @masterfight: Okie để mình thử.
  2. yutada

    yutada Thành viên

    Bài viết:
    119
    Được Like:
    61
    Các chế độ trên đã active nó lên được rồi nhưng còn chế độ Long Exposure hiện nó vẫn bị ẩn.
  3. masterfight

    masterfight Thành viên

    Bài viết:
    2,115
    Được Like:
    1,310
    Chụp ảnh đẹp với máy ảnh bất kỳ(JMP)

    Không nên bỏ qua vài trò của người cầm máy trong việc tạo ra "cái hồn" cho tác phẩm.
    Những người mới chơi thường mắc phải tâm lý "mặc cảm" khi cho rằng máy ảnh du lịch mình đang cầm trong tay không thể chụp đẹp bằng "đàn anh" DSLR hầm hố. Tất nhiên, mỗi thiết bị đều có ưu nhược điểm riêng và đều ảnh hưởng không nhỏ tới bức ảnh cuối cùng. Tuy vậy, cũng không nên bỏ qua vai trò của người cầm máy trong việc tạo ra "cái hồn" cho tác phẩm, thể hiện ở cách chọn điểm nhìn và thời khắc bấm máy. Với một chút tinh ý và sự thuần thục trong kỹ năng sử dụng thiết bị, bạn hoàn toàn có thể tạo ra những thước chụp đẹp dù đang cầm loại máy ảnh nào đi chăng nữa.

    Sau đây là một vài gợi ý nhỏ.

    1. Làm chủ thiết bị
    [​IMG]
    Máy ảnh góp phần tạo nên một bức ảnh đẹp, nhưng không thể thay thế vai trò của người chụp.
    Ảnh: Crunchgear.

    Nếu bạn đang dự định mua máy ảnh, hãy tính đến mục đích sử dụng nó sau này. Không nên bỏ một khoản tiền lớn mua máy ảnh "khủng" mà cuối cùng chỉ dùng để chụp ảnh lưu niệm cho gia đình và bạn bè. Máy ảnh du lịch độ phân giải trong khoảng từ 8 đến 12 Megapixel là quá đủ cho hầu hết các nhu cầu in ấn và cắt cúp thông thường. Độ phân giải vượt ngưỡng này có thể làm ảnh bị sai lệch màu sắc và khá nhiễu nếu chụp thiếu sáng. Ngoài ra, ảnh có độ phân giải lớn cũng khiến bạn mất thêm nhiều dung lượng lưu trữ trên thẻ nhớ và ổ cứng.

    Khi đã sở hữu một chiếc máy ảnh trong tay, hãy đọc qua hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Đây là cách ngắn nhất để làm quen với bộ tính năng phong phú của máy và tiến tới làm chủ hoàn toàn thiết bị. Nếu là người mới chơi, nên bắt đầu với những chức năng tự động và hệ thống mặc cảnh có sẵn. Khi đã thuần thục thì hãy tiến tới các chức năng chỉnh tay phức tạp hơn. Ba thông số quan trọng luôn phải nhớ là độ nhạy sáng ISO, thời gian phơi sáng và khẩu độ ống kính.


    2. Tìm đối tượng để "bắt hình"


    Với những người mới chơi, chụp ảnh gia đình và bạn bè luôn là cách tiếp cận đơn giản nhất. Ảnh lưu niệm không quá gò bó về mặt kỹ thuật cũng như bố cục. Một số người lại bắt đầu với thể loại nhiếp ảnh phong cảnh, tĩnh vật hoặc khám phá thế giới macro vì sự phong phú về mặt đề tài cũng như sở thích bản thân. Bạn nên chụp nhiều để xây dựng cho mình một điểm nhìn hợp lý và quen dần với việc phản xạ nhanh trước các tình huống. Chụp nhiều cũng giúp bạn dễ dàng lựa ra những bức ảnh đẹp để xử lý và in ấn sau này.


    3. Nắm vững các quy tắc bố cục


    [​IMG]
    Kiểm soát bố cục ảnh bằng quy tắc một phần ba. Ảnh: Photo96.

    Xét về mặt kỹ thuật, một bức ảnh đẹp luôn phải tuân theo các quy tắc bố cục chặt chẽ. Lỗi "thiếu đầu, thừa đuôi" rất hay xảy ra, kể cả với dân chuyên nghiệp khi chụp ảnh phong cảnh, kiến trúc và chân dung. Bạn có thể khắc phục bằng cách xoay hoặc cắt cúp lại ảnh, nhưng không phải bao giờ cách này cũng có tác dụng. Hãy cố gắng nhớ một vài quy tắc bố cục căn bản nhất (như quy tắc một phần ba, quy tắc đường chéo...) và tự tạo cho mình trách nhiệm với từng cú bấm máy. Một khi làm được điều nay, bạn coi như đã nắm chắc 90% thành công.


    4. Thay đổi kỹ thuật chụp tùy theo thể loại
    [​IMG]
    Ảnh chân dung nhấn mạnh vào khuôn mặt và ánh mắt. Ảnh: Photography Corner.

    Với thể loại nhiếp ảnh chân dung, điểm nhấn mạnh luôn là khuôn mặt. Mặt đối tượng quá tối có thể phá hỏng hoàn toàn bức ảnh dù bạn có bố cục có tốt đến đâu đi chăng nữa. Do vậy, nên lưu ý đến khâu điều tiết ánh sáng trước khi chụp. Không nên chụp ngược sáng, có thể bù thêm một vài Ev hoặc sử dụng đèn flash trong trường hợp ánh sáng môi trường quá mạnh làm tạo bóng trên mặt mẫu. Nếu có thể, bạn nên tập trung vào đôi mắt vì đây là nơi biểu đạt mọi cảm xúc và suy nghĩ của con người. Muốn như vậy, hãy đặt máy ngang mặt đối tượng và tận dụng khả năng zoom của ống kính nếu có thể.

    Với thể loại nhiếp ảnh động vật, bạn có thể chụp khi chúng đang ngủ, nô đùa hay săn mồi. Thay đổi góc nhìn và tập trung vào một bộ phận nào đó trên cơ thể cũng là một cách rất hay để nhấn mạnh vẻ đẹp cũng như sự ngộ nghĩnh dễ thương của con vật.

    Với thể loại nhiếp ảnh phong cảnh, bạn nên cố gắng điều tiết độ sáng và tương phản giữa các đối tượng (bầu trời - mặt đất, dưới nước - trên cạn...) bằng cách bù trừ sáng hoặc bật tính năng tối ưu hóa dải tương phản động (nếu có). Lưu ý khép khẩu sâu để những vật thể ở khoảng cách khác nhau so với máy vẫn có thể nét. Bạn cũng nên nâng độ nét và màu sắc lên một chút bằng các công cụ ngay trong máy để ảnh thể hiện được nhiều chi tiết và trở nên bắt mắt hơn.

    Với thể loại nhiếp ảnh tĩnh vật và macro, bạn nên lưu ý nhiều tới điều kiện ánh sáng cũng như độ nét của đối tượng trên ảnh. Hậu cảnh nên đồng nhất để làm nổi bật chủ thể.

    5. Học cách sử dụng các phần mềm chỉnh sửa
    [​IMG]
    Phần mềm chỉnh sửa ảnh giúp tác phẩm của bạn đẹp lên. Ảnh: Photoshop.

    Với một chút ý tưởng cộng thêm với sự khéo léo, bạn hoàn toàn có thể biến bức ảnh xấu xí ban đầu trở thành một tác phẩm tuyệt đẹp nhờ vào những phần mềm chỉnh sửa ảnh. Nếu là người mới tập chơi, nên biết một số thao tác cơ bản như cắp cúp và xoay ảnh, giảm độ phân giải và nén ảnh, tăng độ sáng và tương phản... Công nghệ xử lý ngày càng tinh vi giúp thu hẹp dần khoảng cách giữa giữa máy compact và DSLR nhưng không thể nào thay thế vai trò của người chụp trong việc sáng tạo ra cái "hồn" cho bức ảnh.


    6. Một chút may mắn và ngẫu hứng


    [​IMG]
    Một chút may mắn và ngẫu hứng có thể đem lại những thước chụp đắt giá. Ảnh: Blogspot.

    Trong nhiếp ảnh, một chút may mắn có thể giúp bạn "bắt" được những khoảnh khắc ngắn ngủi mà vô cùng đắt giá. Khi đã chụp nhiều, bạn sẽ tự luyện được cho mình cái gọi là "cảm giác bấm máy", tức là khả năng dự đoán trước tình huống và phản xạ chụp vào đúng thời điểm. Ngoài ra, một chút phá cách đôi khi cũng đem lại những kiểu bố cục và những góc nhìn mới lạ về chủ thể. Hãy tập quan sát và chụp nhiều hơn nữa. Biết đâu, những bức ảnh thất bại có thể cho bạn nhiều kinh nghiệm quý báu sau này.
    kiencuong2 and than_dieu like this.
  4. kiencuong2

    kiencuong2 Thành viên

    Bài viết:
    80
    Được Like:
    26
    hehe. cứ theo các bác thế này thì thành nghiệp dư đc ròi ấy nhở :D
  5. minata

    minata Thành viên

    Bài viết:
    3
    Được Like:
    0
    Bác chỉ dẫn cụ thể được không? máy sh-07a của em cũng bị mờ mấy cái ko chỉnh được