Kênh kiến thức bổ ích cho bà kon đây!

Thảo luận trong 'Trò Chuyện Tổng Hợp' bắt đầu bởi VDG, 11 Tháng ba 2006.

  1. Lightblue

    Lightblue Amie Staff Member

    Bài viết:
    9,999
    Được Like:
    8,887
    Con người có thể chịu được nhiệt độ trên 100 độ C

    Bác thaothucSG dùng từ "cạnh tranh" thì không chính xác rồi... Phải nói là "góp tay" chứ?!:cool:

    Tui gởi thêm bài nữa cho tất cả cùng đọc tiếp...



    [​IMG] Ở các nước gần xích đạo, con người thường sống ở nhiệt độ 40-50 độ C vào mùa hè. Nếu bạn nhúng một ngón tay nồi nước sôi thì không khéo chỉ mấy phút sau ngón tay bạn sẽ bị… chín nhừ mất. Ấy thế mà con người có thể chịu được nhiệt độ trên 100 độ C, thậm chí còn cao hơn nữa. Bạn có tin được không?
    Khả năng chịu nóng của con người thực tế lớn hơn chúng ta tưởng tượng rất nhiều. Những người sống ở vùng ôn đới, khi môi trường nóng tới 38 độ đã cảm thấy ngột ngạt lắm rồi, thế mà mùa hạ ở châu Úc, châu Phi, nhiệt độ thường lên tới 50-55 độ C. Nhưng dân chúng ở đó vẫn chịu được.
    Để thử nghiệm sức chịu nóng của con người, có hai nhà vật lý người Anh đã làm tự “giam” mình trong lò nướng bánh mì mấy giờ liền… Kết quả là các ông vẫn sống… như thường! Trên thực tế, nếu ở môi trường khô ráo, con người có thể chịu được nhiệt độ cao tới 160 độ C. Tại sao con người có thể chịu nóng giỏi như vậy?
    Nguyên do là cơ thể con người có một “bộ máy điều hoà nhiệt độ” kỳ diệu là… tuyến mồ hôi. Thời tiết nóng quá sẽ làm chúng ta toát mồ hôi. Khi mồ hôi bốc hơi, nó sẽ hút một số nhiệt lượng trong lớp không khí ở gần da, làm nhiệt độ của lớp không khí này hạ xuống xấp xỉ nhiệt độ cơ thể. Nhờ vậy, nếu ở môi trường khô ráo (để mồ hôi bốc hơi được), chúng ta có thể chịu được nhiệt độ khá cao.

    LB: Tuy nhiên, mọi người đừng thử nhé... :D
  2. cust172001

    cust172001 Ex-Mod

    Bài viết:
    396
    Được Like:
    125
    ..................................................
  3. cust172001

    cust172001 Ex-Mod

    Bài viết:
    396
    Được Like:
    125
    ...................................
  4. cust172001

    cust172001 Ex-Mod

    Bài viết:
    396
    Được Like:
    125
    ..................................................
  5. Lightblue

    Lightblue Amie Staff Member

    Bài viết:
    9,999
    Được Like:
    8,887
    Tại sao khi cáu tiết, người ta không nuốt được?

    [​IMG] "Tức đầy ruột" là sẽ không ăn được cơm đâu. Đang ăn cơm ngon lành, thình lình có chuyện gì khiến ta nổi cơn bực mình. Thế là ta không còn muốn ăn nữa, cứ như đã no rồi vậy. Chẳng trách có câu nói “tức đầy ruột”…
    Thực ra, chẳng cứ khi cáu kỉnh mới không ăn được, mà vui quá, buồn quá, lo lắng quá... đều làm con người ăn uống mất ngon.
    Nguyên nhân là do mọi hoạt động của chúng ta đều chịu sự chỉ huy của vỏ não. Vỏ não làm đủ việc, nào tích lũy kiến thức, nào điều khiển các hành động cụ thể, nào suy nghĩ, diễn đạt tình cảm… Ngay cả khi ta ngủ, nó cũng vẫn làm việc, chẳng hề nghỉ ngơi.
    Tuy bận rộn như vậy, nhưng vỏ não làm việc rất có trật tự. Nói chung, trong một thời gian nhất định, nó chỉ giải quyết một việc. Như khi xung quanh ta có rất nhiều máy điện thoại cùng réo ầm lên, ta chỉ có thể nhấc từng cái một mà thôi. Khi vỏ não làm một việc gì, các bộ phận liên quan tới việc đó sẽ có hiện tượng hưng phấn, và khi đã có một bộ phận hưng phấn thì các vùng khác sẽ bị ức chế. Chẳng hạn, khi ta đang say sưa đọc sách, ta thường lơ là mọi việc xung quanh. Vì lúc này một bộ phận trong vỏ não đang hưng phấn, còn các bộ phận khác thì ức chế.
    Khi ta thấy đói, bộ phận phụ trách việc ăn uống trong vỏ não hưng phấn, làm ta thấy thèm ăn. Lúc này, ăn là nhiệm vụ trung tâm, các việc khác đều bị gác lại, tức là các bộ phận khác của vỏ não bị ức chế. Nếu lúc đó ta gặp chuyện gì làm mình “nóng mắt”, thì vỏ não sẽ sinh ra một huyệt hưng phấn mới. Huyệt này lan rộng ra, ức chế cả bộ phận phụ trách việc ăn, thế là ta ăn mất cả ngon.
    Cho nên, khi đã ăn thì nên tuyệt đối tránh chuyện bực mình.
  6. nhikhan

    nhikhan Ex-Mod

    Bài viết:
    2,655
    Được Like:
    1,632
    Có ai biết tại sao.. đàn chim bay hình chữ V kô ..ô.. ô...

    Có 1 lần đọc đc đâu đó mà quên mất tiêu, bi giờ muốn kể cho bạn bè nge mà...quên mất!!!
  7. Lightblue

    Lightblue Amie Staff Member

    Bài viết:
    9,999
    Được Like:
    8,887
    Vì sao ngỗng trời bay thành hình mũi tên?

    Đáp ứng yêu cầu của bác...:cool:



    [​IMG] Bay theo hình mũi tên giúp đàn chim có thêm lực nâng. Ngỗng trời là loài chim di cư trú đông. Mùa thu hằng năm, từ quê hương Siberia, chúng kết thành đám lớn, bay đến phương Nam ấm áp. Trong hành trình dài, chúng tổ chức đội hình rất chặt chẽ, xếp thành hình mũi tên hoặc dàn hàng ngang, vừa bay, vừa không ngừng kêu “cạc, cạc”. Chúng làm gì thế nhỉ?
    Thực ra, đây là một tín hiệu. Chúng dùng tiếng kêu này để chăm sóc lẫn nhau, kêu gọi nhau cất cánh bay hay hạ cánh nghỉ ngơi. Tốc độ bay đường xa của ngỗng trời rất nhanh, có thể từ 69 đến 90 km/giờ.
    Tuy ngỗng trời bay rất nhanh, nhưng thời gian đi về phương Nam cần khoảng 1-2 tháng. Trong cuộc phi hành đường dài, ngoài việc vẫy cánh, chúng còn biết lợi dụng luồng không khí chuyển vận tăng lên để bay lượn trong không trung, như vậy sẽ tiết kiệm được sức lực. Khi con ngỗng bay ở phía trước vỗ cánh tạo ra luồng không khí yếu, con ngỗng phía sau sẽ lợi dụng xung lực của luồng không khí này mà lượn trên không trung. Như vậy, từng con nối đuôi nhau, xếp thành đội hình mũi tên hoặc xếp thành hàng ngang ngay ngắn.
    Ngoài ra, sự xếp hàng như trên của ngỗng trời cũng là một biểu hiện của bản năng hợp quần, có lợi cho việc phòng ngự kẻ địch. Đàn ngỗng trời lúc nào cũng do con ngỗng già có kinh nghiệm làm “đội trưởng” bay ở phía trước hàng ngũ. Những con ngỗng non hoặc yếu ớt đều xen vào giữa đội hình. Khi nghỉ ngơi bên vực nước tìm ăn cỏ, lúc nào cũng có một con ngỗng già có kinh nghiệm giữ vai trò “lính gác”. Nếu ngỗng bay đơn lẻ về phương Nam rất dễ gặp nguy hiểm do bị địch hại ăn thịt.
    AOL thích bài này.
  8. nhikhan

    nhikhan Ex-Mod

    Bài viết:
    2,655
    Được Like:
    1,632
    thankx lai bờ lu nhìu ngen!!!! bạn nhiệt tình quá... =D> =D>
  9. Lightblue

    Lightblue Amie Staff Member

    Bài viết:
    9,999
    Được Like:
    8,887
    Vì sao bông tuyết có hình lục giác?

    Bác Nhikhan khách sáo rồi. Click vào Thanks là được rồi mà... :rolleyes:



    [​IMG] Mùa đông châu Âu. Nếu qua châu Âu đón Noel, bạn sẽ có dịp thấy những bông tuyết trắng bay lả tả, quay tròn trong không trung, vương trên vai, trên tóc, đọng trên áo choàng... Xin bạn hãy nhúm lấy mấy bông và đưa lên mắt để nhìn cho kỹ. Bạn có thấy gì không? - Những bông tuyết có hình lục giác!
    Một bông tuyết cấu tạo cơ bản từ nhiều phôi băng. Mỗi phôi băng lại do 5 phân tử nước kết hợp với nhau tạo thành. Trong đó, 4 phân tử nằm ở 4 góc của khối tứ diện, còn phân tử thứ 5 nằm ở trung tâm.
    [​IMG] Cấu tạo của một bông tuyết. Hình bên vẽ sơ đồ cấu tạo một bông tuyết, gồm nhiều phôi băng kết hàng lại với nhau. Mỗi hình tròn là một phân tử nước. Đỉnh của hình tứ diện này nối với đáy của tứ diện kia. Bạn sẽ dễ dàng nhận ra những hình lục giác trong kết cấu này.
    Tuy nhiên, nếu chỉ đơn giản là kết hợp các phôi nước ở trạng thái tĩnh thôi thì chưa hẳn đã có những bông hoa tuyết đối xứng. Các nhà khoa học cho biết, khi bay trong không trung, bản thân bông tuyết luôn xoay quanh một trục của chính nó, vì vậy nó rất cân xứng và luôn giữ được hình dạng lục giác trong quá trình vận động.
  10. CHAT

    CHAT Thành viên

    Bài viết:
    41
    Được Like:
    2
    Mấy cái trang "ciến thức" này bác copy bên mục khoahọc của vnexpress sao không đề nguồn cho nó rõ ràng minh bạch kẻo mang tiếng đạo ...
    Cho cái link bà con tha hồ sang bên đấy mà đọc có phải hay hơn không .