Cảm ơn bác đã góp ý. Thật ra không source chính xác, mọi người cũng đã biết đây đều là hàng ST cả... Tui không đề nguồn cũng còn 1 lý do nữa là có bài phải tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Còn cho link thì quá dễ dàng... chỉ cần vnexpress thế là xong. Cần gì tui phải lựa chọn post bài nữa hả bác? Đâu phải gặp bài nào là post bài đó?! Đây chỉ là trang Relax - thư giãn. Mọi người mỗi ngày sau những giờ làm việc căng thẳng, cần đọc 1 thông tin (có thể nói) là thú vị, nhẹ nhàng, không mất thời gian search, để vơi đi nỗi mệt nhọc. Tui cũng chẳng làm việc này để lợi nhuận gì... Đến bài post trong Box này cũng đâu được tính?! Bác nghĩ sao?! Nhưng thôi, tui đã post 1 cái chú thích từ bài post đầu tiên của tui trong topic này rồi đó. Bác trở lại đó đọc thử xem... Chính xác là ở chỗ này.
thôi bác cứ tiếp tục , là em noí vậy thôi , chứ thời buổi nay cái gì chả là copy của nhau bác nhỉ . Chúc bác sưu tầm khoẻ vào .
Vì sao chim ngủ trên cành cây không bị ngã? Ngủ ngon, chẳng cần giường. Bất đắc dĩ khi ngủ trên cây, các nhà leo núi thường phải tìm cái chạc ba thật chắc chắn, hoặc chí ít phải buộc mình vào cành cây. Về khoản này loài chim hơn hẳn. Chúng đứng im trên cây, vẫn ngủ ngon lành mà chẳng hề lộn cổ rơi xuống. Té ra, cấu tạo ngón chân ở loài trên cây rất thích hợp để nắm chặt các cành cứng. Chịu khó quan sát kỹ tư thế của chúng, bạn sẽ thấy, khi đáp xuống cành cây nó cong xương ống chân và xương bàn chân, rồi nằm phục trên cành. Lúc này, sức nặng của thân đều tập trung trên xương bàn chân, dây chằng ở sau xương bàn chân thít chặt, đồng thời kéo cong dây chằng trên xương bàn chân, thế là bàn chân cong xuống, nắm chặt cành cây. Vì vậy, chim ở trên cành cây, dù có ngủ, nhờ sức nặng của cơ thể mà nắm chặt lấy cành cây. Khi nào chim đứng thẳng lên, thì đầu mút bàn chân sẽ duỗi ra. Ngoài ra, vì não bộ của chim phát triển hơn não bộ của động vật bò sát, bán cầu đại não tuy chưa có nếp nhăn, nhưng kích thước so ra đã tăng lên nhiều. Tiểu não phát triển nhất, thuỳ thị giác rất lớn, đặc điểm này không chỉ thích nghi với đời sống bay lượn giỏi mà còn điều tiết vận động và thị giác, giữ cho cơ thể thăng bằng thật tốt cho nên chim ở được trên cành cây.
có bác trai nào quan tâm đến cái vụ "trinh tiết" của con gái ko nhỉ....em up hình lên cho xem cái này là khoa học thừong thức thôi ,nhưng sợ nhạy cảm đến các bác nữ trong 4r nên phải hỏi trước...ko bị chửi là đầu óc đen tối ^^
Vì sao gà mái biến thành gà trống? @Cust: bác cứ trổ hết "ngón nghề" của dân Y Tui cũng post 1 vấn đề của... động vật Đang "cục ta cục tác" lại chuyển thành "ò ó o...". Thời Trung Quốc cổ đại có truyện “Đỗ kê tư thần” kể rằng, một buổi sáng có con gà mái đột nhiên gáy ò ó o khiến mọi người đều kinh sợ... Ngày nay khoa học có thể giải thích chuyện này, và thực tế gà mái quả là có thể biến thành gà trống thật! Thực tế, không chỉ ở gà, mà ở nhiều loại động vật khác, thậm chí ngay cả ở người cũng có thể xảy ra hiện tượng này. Các nhà khoa học gọi hiện tượng chuyển hoá đực cái là “chuyển ngược tính biệt”. Gà mái biến thành gà trống xảy ra sau khi buồng trứng của gà bị bệnh, không thể sản ra kích tố giới tính cái để ức chế túi tinh phát dục. Kết quả là túi tinh vốn bị thoái hoá lại có điều kiện phát triển và tiết ra kích tố đực, khiến cho gà mái mọc lông như gà trống, rồi cất tiếng gáy và thế là gà mái biến thành gà trống. Đây là hiện tượng phát dục tính biệt. Nói chung sự phát dục tính biệt, cũng giống như mọi tính trạng khác, đều là kết quả tác động lẫn nhau giữa di truyền và ngoại cảnh. Ở những sinh vật có phân hoá đực cái đều có nhiễm sắc thể giới tính xác định chúng là cái hay đực. Nhưng khi còn nhỏ, sinh vật có thể phát dục theo cả hai hướng đực hoặc cái. Nếu môi trường trong và ngoài đặc biệt có lợi cho sự phát dục theo giới tính ngược lại, nó sẽ sản sinh ra kết quả “quái dị”. Đó là hiện tượng chuyển ngược tính biệt. Chuyển ngược tính biệt có thể di truyền được không? Đã có người lấy ếch châu Phi để thí nghiệm. Dưới ảnh hưởng của kích tố cái, toàn bộ ếch con đực phát triển thành ếch cái và chúng đều có thể đẻ trứng hoặc thụ tinh. Nhưng, nhiễm sắc thể giới tính của chúng vẫn là đực như cũ. Nếu cho những con ếch cái này giao phối thụ tinh, chúng sẽ đẻ ra toàn ếch đực. Bởi vì những con ếch cái chuyển ngược tính biệt này chỉ có thể sản sinh tế bào trứng mang nhiễm sắc thể Z, trong khi những con ếch đực bình thường cũng chỉ có thể sản sinh tinh trùng mang nhiễm sắc thể Z. Vì vậy sau khi giao phối, chúng chỉ sản sinh ra trứng thụ tinh ZZ, phát triển thành ếch đực. Cho nên, sự phát dục giới tính chịu ảnh hưởng của kích tố làm biến đổi ngược. Đây chỉ là sự thay đổi kiểu hình, còn cơ sở di truyền của nó nằm trong nhiễm sắc thể giới tính vẫn giữ nguyên không đổi. Gà mái biến thành gà trống cũng vậy, chỉ biến đổi kiểu hình, trong khi nhiễm sắc thể giới tính vẫn không thay đổi gì.
ối ối cái kênnh kiến thức này hay nhỉ đàn em thấy nó dc đấy các bác biết nhiều thật đấy. dân ngu như em phải hoc đọc nhiều .thank
Vì sao bóng bay bơm khí heli chóng xẹp? Hóa học 1 tí Bóng bơm khí heli rất chóng xẹp so với bóng thường. Hai quả bóng bay giống hệt nhau, một bơm bằng không khí thường, một bơm bằng khí heli. Được một lúc, bóng bơm khí heli đã teo lại, dúm dó dần, trong khi quả kia hầu như vẫn tròn căng cho đến vài ngày sau. Bóng kín như thế, heli thoát đi đâu? Heli là loại khí rất nhẹ. Các phân tử của nó được cấu tạo từ các đơn nguyên tử, nên có kích thước rất nhỏ bé, đường kính chỉ bằng 0,1 nanomét. Nhờ thân hình "cực mini" này, heli rất dễ dàng khuyếch tán qua màng kim loại nhờ "vi hành" theo các khe hổng, lỗ rỗng, do vậy người ta thường sử dụng nó để kiểm tra chất lượng các hệ thống hút bụi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp, xem chúng có bị các khe nứt hay không. Khi bơm heli vào bóng, khí này sẽ nhanh chóng thoát ra ngoài theo các khe, ống nhỏ xíu trên vỏ bóng bay, làm bóng xẹp đi nhanh chóng. Trong khi đó, phân tử nitơ và ôxy (hai khí chính trong khí quyển) có đường kính lớn hơn nhiều nguyên tử heli, nên chúng ít bị khuyếch tán qua vỏ bóng bay. Một nguyên nhân khác cũng khiến hơi nhanh chóng thoát ra là do cấu tạo của vỏ bóng. Bóng bay được làm từ chất dẻo, là một tập hợp các sợi polyme đan vào nhau. Các sợi này không thể sít chặt với nhau, mà còn để chừa các lỗ hổng, hay các khe, rãnh. Vì thế, ngay ở áp suất thấp, heli vẫn có thể khuyếch tán ra ngoài như thường. Khi bóng được bơm căng, các sợi polyme giãn ra, vỏ bóng trở nên mỏng hơn, lỗ rỗng mở rộng ra, áp lực tăng lên đẩy các phân tử khí chui ra ngoài nhanh hơn, đi qua "quãng đường" ngắn hơn. Đó là các lý do tại sao khi bóng căng, quá trình xẹp hơi diễn ra rất nhanh và chậm dần khi kích cỡ quả bóng thu nhỏ lại. Bóng có thể tự phồng lên? Tuy nhiên, bạn cũng sẽ nhận thấy quả bóng không hoàn toàn xịt hẳn. Đó là do ngoài dòng khí đi ra, còn có dòng khí từ bên ngoài đi vào cũng qua các khe rỗng này. Nếu quả bóng được bơm đầy khí sulphur hexaflourid (có kích thước phân tử rất lớn, rất khó khuyếch tán ra ngoài) thì chúng sẽ không bị xẹp đi. Đồng thời, không khí từ ngoài lại đi vào trong quả bóng, khiến nó dần dần tăng lên về kích cỡ. Hiện nay, người ta đã chế tạo ra những loại bóng bay làm từ vật liệu không đàn hồi, không có lỗ rỗng và được phủ màng để giảm sự thoát khí. Mặc dù vẫn có hiện tượng xẹp hơi, nhưng chắc chắn, thời gian căng tròn của bóng đủ cho trẻ em chơi đến khi chúng chán trò này.