Lai bờ lu ơi! Thế bệnh thèm tiền mãn tính, thèm tình mãi tiến thì ở mục nào, chữa ra sao??? Khoa học nghiên cứu có biện pháp nào khả quan không?
Cái đó à, à... Khoa học nghiên cứu tui có thể chữa được đấy. Nhưng phải trong ngày hôm nay... Muộn mất rồi
Những hiểu biết sai lệch về nước Chúng ta dùng đi dùng lại một nguồn nước từ hàng triệu năm nay. Ảnh: Mbgnet Bạn nghĩ nước càng tinh khiết càng tốt cho sức khỏe, và nước trong vắt là sạch, hay nước đun sôi sẽ tuyệt đối an toàn? Không đúng đâu. Các quan niệm sai: Nước đun sôi là sạch: Việc đun sôi chỉ giúp diệt vi khuẩn có trong nước chứ không có tác dụng tiêu hủy một số hợp chất của các kim loại nặng như chì, thủy ngân hay các gốc acid như nitrit (NO2). Ngược lại, nếu trong nước có các chất này, việc đun sôi nước gây bay hơi sẽ khiến nồng độ chất độc trong nước càng cao, nguy cơ gây độc càng lớn. Nước trong là nước sạch: Quan niệm này lại càng tệ hại. Trong hay đục chỉ là cảm quan. Nước tuy trong nhưng có thể còn rất nhiều tạp chất như vi khuẩn, các hợp chất của kim loại nặng hay các hợp chất hữu cơ hòa tan mà ta không nhìn thấy được, và chúng vẫn gây hại cho sức khỏe. Nước máy là nước sạch: Điều này chỉ có giá trị tương đối so với nước ao, hồ, sông, suối. Để khử trùng nước máy, người ta phải dùng đến các hóa chất và chúng có thể tác dụng với một số chất hữu cơ để trở nên có hại cho cơ thể. Quá trình vận chuyển nước từ nhà máy đến các hộ gia đình có thể gặp rò rỉ, gây nhiễm bẩn. Nước càng tinh khiết càng tốt: Nước tinh khiết theo định nghĩa là không mang các chất ô nhiễm gây bệnh nhưng cũng không mang các chất khoáng vi lượng cần thiết cho con người. Vì thế, chưa thể gọi nó là nguồn nước tốt vì thiếu các yếu tố khoáng vi lượng. Nguồn nước không vô tận Nước chiếm 3/4 bề mặt trái đất nên ta thường nói “nhiều như nước”. Nhưng để phục vụ cho sinh hoạt thì chỉ có khoảng 1% là nước sạch, còn 27% là nước nhiễm mặn và khoảng 2% là nước đóng băng. Tất cả nước trên trái đất đều “quanh quẩn” trong một vòng tuần hoàn, chẳng hề có thêm nguồn nước “mới” nào cả. Chúng ta vẫn đang sử dụng đi sử dụng lại cùng một nguồn nước đã dùng từ hàng triệu năm trước đây. Nước có thể ô nhiễm vi khuẩn gây bệnh, tảo, nấm mốc, các hạt lơ lửng, huyền phù. Nó cũng có thể chứa các kim loại nặng, nguyên tố độc hại tồn tại dưới dạng ion hòa tan như chì, sắt, asenic, thủy ngân và các hóa chất có trong thuốc bảo vệ thực vật. Nước nhiễm Clo có mùi đặc trưng của thuốc sát trùng trong bể bơi. Nước nhiễm sắt có mùi tanh khó chịu, để lâu trong không khí sẽ chuyển màu vàng do sự kết tủa của Fe3O4. Nhưng cũng có một số nguồn nước bị nhiễm sắt không chuyển vàng do sắt kết hợp với các hợp chất hữu cơ, tạo ra các phức hợp bền không tủa. Nếu nhiễm mangan, mặt nước có váng đen, bám chặt vào các dụng cụ đựng nước. Váng đen này là ion Mn2+ bị oxy hóa tạo thành Mn2O3. Nước nhiễm canxi và magiê sẽ làm đóng cặn ở đáy ấm nước và bình đựng.
Máy giặt không sạch, tại sao? Bột giặt còn đọng trên ngăn cũng gây giặt không sạch. Ảnh: Sài Gòn Tiếp Thị. Có những khi bạn lấy quần áo vừa giặt xong ra khỏi máy và không hài lòng khi thấy trên vải còn dính nhiều vệt trắng vằn vện của xà phòng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Thường khi gặp hiện tượng trên, nguyên nhân đầu tiên được nghĩ đến là bột giặt. Bên cạnh lý do bột giặt quá nhiều, khi giặt máy không thể xả hết được, còn một lý do khác là loại bột giặt bạn đang sử dụng có độ hoà tan không tốt, còn gọi là bột giặt "cứng". Với loại bột giặt này, dù bạn có dùng ít hơn thì cũng có thể xảy ra tình trạng trên. Máy giặt không sạch còn có thể do bạn cài đặt mức nước quá thấp, lượng nước quá ít không đủ để xả sạch bột giặt bám trong quần áo. Nước yếu cũng là nguyên nhân khiến cho quần áo còn vệt bột giặt; thường gặp trong trường hợp bạn cho bột giặt vào trong ngăn đựng của máy. Do nước yếu nên bột giặt trong ngăn đựng không chảy ra hết mà bị đặc lại ở hai bên thành ngăn. Một phần lượng bột giặt này được đưa vào quần áo cả trong quá trình xả trước khi sấy nên chúng sẽ không được xả sạch. Việc khắc phục phải tuỳ từng trường hợp. Có khi phải đổi loại bột giặt mới, thường xuyên làm sạch ngăn đựng xà phòng hoặc hoà tan xà phòng trước khi giặt. Có khi phải nâng mức nước lên cao hơn, tăng áp lực nước cấp cho máy bằng bơm tăng áp.
Tóc vào hè Dành cho các chị các em GSMVN Nên để kiểu tóc gọn gàng trong mùa nóng (Ảnh: Xinhua). Trong mùa hè, tóc bạn không chỉ chịu tác động của nắng mà còn phải "hít" nhiều bụi đường. Do đó, nên tăng mật độ hấp dưỡng tóc từ 2 tuần/lần lên mỗi tuần một lần. Nhớ kết hợp tỉa phần chân tóc, không dùng dao cạo vì sẽ làm cho tóc bị xơ và chẻ ngọn. Tóc thể hiện tính cách, phong cách con người của bạn. Mỗi mái tóc có những đặc điểm riêng nên cách chăm sóc cũng vì thế mà rất đa dạng. Mùa hè đến là khoảng thời gian bạn gái nên có những biện pháp bảo vệ tóc phù hợp. Tóc người Việt Nam có sợi thô, nhiều hợp chất eumelanin do sắc tố đen chiếm phần lớn nên rất dễ bị xơ, chẻ ngọn khi ra nắng, đặc biệt là với tóc nhuộm. Vì vậy, bạn gái phải luôn nhớ đội mũ khi ra ngoài để tránh ánh mặt trời trực tiếp tác động vào tóc. Sử dụng các sản phẩm dưỡng tóc khi bạn ở ngoài nắng quá nhiều, nhất là đi tắm biển. Để chống lại cái nóng của mùa hè, bạn gái có thể thắt bím, buộc cao hoặc chọn những chiếc mũ rộng vành làm bằng chất liệu thoáng mát như cói, vải cotton hút mồ hôi. Khi đi bơi, muối biển hoặc chất Clo có trong hồ bơi chính là kẻ thù số một của mái tóc và da đầu. Hãy đội mũ trùm và dùng kem dưỡng tóc để bảo vệ. Sau khi tắm, phải xã kỹ bằng bộ mỹ phẩm dưỡng tóc chuyên dụng: dầu gội, dầu hấp, dầu xả. Hạn chế dùng mỹ phẩm nhuộm, highlight, thuốc uốn hay các dụng cụ làm khô tóc nhờ sức nóng như máy sấy, máy ép... Tóc của bạn trong mùa hè đã chịu đựng quá nhiều sức nóng từ mặt trời và không khí rồi.
Trái cây tẩy độc tố (Ảnh: Wikimedia) Nước táo có khả năng làm mát ruột, mịn da, giảm cholesterol trong máu và tăng khả năng miễn dịch. Tuy nhiên, việc uống nước táo quá nhiều cũng có thể gây tiêu chảy. Trái cây có vài trò quan trọng đối với quá trình giải độc, thanh lọc hệ tiêu hoá, đưa các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Một ly nước ép trái cây tươi là giải pháp tuyệt vời để giải nhiệt và xua tan mệt mỏi. Nước ép cà rốt chứa hàm lượng lớn kali, magiê, canxi. Nó cũng là nguồn beta-caroten, caroteniod để cơ thể chuyển hoá thành vitamin A, giúp tăng cường thị lực và giảm nguy cơ mắc bệnh đục thuỷ tinh thể do tiến trình lão hoá. Đặc biệt, chất chống ôxy hoá trong caroteroid còn giúp giảm nguy cơ ung thư phổi, bao tử và bàng quang. Nước ép carốt cũng chứa một enzyme chống ôxy hoá mạnh mẽ khác là alpha - lipoic acid, giúp đẩy mạnh khả năng của vitamin A,C,E nhằm tống khứ những gốc hoá học tự do độc hại ra khỏi cơ thể. Nước ép bưởi chứa nhiều vitamin C và beta-caroten có thể giảm nguy cơ của nhiều loại ung thư. Ở loại bưởi đào còn có chất chống ôxy hoá là lycopen, có khả năng giảm ung thư tiền liệt tuyến, ung thư phổi, bao tử, tuyến tuỵ, ruột và vú. Lycopen cũng có thể ngăn ngừa sự hình thành những khối máu tụ, do đó giảm nguy cơ bệnh tim và đột quỵ. Nước nho ngoài các vitamin B còn có các loại chất khoáng như kali, magiê. Nước nho tím là loại nước lợi tiểu tốt nhất và cũng cung cấp nhiều lượng calo hơn so với nước nho xanh. Nước cà chua giàu khoáng chất và 3 loại vi chất chống ôxy hoá: vitamin C, vitamin E và caroten. Đặc biệt, nước cà chua pha muối có tác dụng giảm béo tích cực. Nước dứa giàu enzyme giúp tiêu hóa bớt lượng protein dư thừa, lại chứa vitamin C, kali, caroten... Đặc biệt, dứa cung cấp một lượng đường tự nhiên rất phong phú nên có khả năng làm tăng trọng lượng. Nước cam giàu vitamin C, có tác dụng tăng sức đề kháng và khả năng hấp thu chất sắt, thực vật. Nước cam còn chứa nhiều canxi hơn là các sản phẩm từ sữa. Chất canxi tập trung nhiều trong các tép cam và vỏ cam. Khi pha nước cam, một phần lớn canxi sẽ tiết ra hoà cùng nước cam. Để tận dụng được tối đa lượng canxi có trong vỏ, cần ăn 1/4 vỏ cam cùng với nước hoặc ăn cam cắt miếng. Dùng nước cam hằng ngày là cách tốt nhất giúp bạn giải khát, bổ sung canxi trong khi không muốn tăng cân hoặc không thích uống sữa. Nên vắt trực tiếp vào cốc, không vắt qua máy để có thể lấy cả tép cam, sau đó dùng thìa hớt bỏ hột đi, nếu có thể thì cắt thêm một chút vỏ vào cốc nước. Như vậy, bạn đã được cung cấp 160 mg canxi sau khi dùng 200ml nước cam. Các vi chất trong nước quả bay hơi rất nhanh khi tiếp xúc với không khí. Vì thế, bạn phải dùng ngay sau khi pha chế.
9 nguyên tắc vàng về ăn uống cho sĩ tử Dành cho bạn nào sắp thi Đại học. (Ảnh: Sức Khỏe & Đời Sống) Trong giai đoạn ôn thi, nên giảm thức ăn chiên rán vì không tốt cho não. Vào những ngày thi, nên tránh ăn những món bổ lạ, không nên ăn quá nhiều dù là thức ăn thông thường. Để có trí nhớ tốt và đạt kết quả thi mong muốn, các sĩ tử nên thực hiện đúng theo các nguyên tắc ăn uống sau: Tuyệt đối không bỏ bữa sáng vì đây là bữa ăn rất quan trọng trong ngày sau một đêm dài cơ thể bị bỏ đói. Ăn sáng tránh hạ đường huyết và giúp trí óc minh mẫn, tập trung hơn khi học. Ăn đủ các bữa chính và phụ: Nếu quá mệt hay ăn được số lượng ít trong 3 bữa chính, cần bồi dưỡng thêm 1-3 bữa phụ trong ngày bằng ly sữa nóng, ly nước cam, chanh hay nước ép trái cây, vài múi bưởi, trái táo, chén cháo, mì, nui, cái bánh, củ khoai, đậu phộng nấu, trứng vịt lộn, trái bắp, trái chuối... Ăn đủ 4 nhóm thực phẩm cho mỗi bữa chính, bao gồm bột đường, đạm (cả thịt cá trứng sữa và các loại đậu), béo, vitamin và chất khoáng. Ưu tiên các thực phẩm cung cấp nhiên liệu tốt nhất cho hoạt động của não. Với nhóm bột đường, ưu tiên loại có chỉ số đường huyết thấp như ngũ cốc nguyên cám, khoai củ, đậu đỗ. Với nhóm béo, dùng dầu cải, dầu bắp, dầu mè, dầu hướng dương), các loại hạt có dầu như hạt bí đỏ, hạt dẻ, hướng dương, vừng, các loại cá béo như cá basa, cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá trích, cá mòi, tảo, rong biển, sữa và lòng đỏ trứng. Về nhóm đạm, ưu tiên ăn cá hơn thịt. Các thực phẩm cung cấp đạm chất lượng cao là cá, gà, trứng, sữa, yaourt. Với nhóm vitamin và chất khoáng, nên chọn rau củ và trái cây tươi. Ăn đa dạng và nên “ưu ái” các thực phẩm giàu vi chất vì có lợi hơn cho não. Các chất dinh dưỡng tốt cho trí thông minh, làm giảm stress, tăng trí nhớ có nhiều trong gan, trứng, củ quả màu vàng, cam, đỏ (giàu vitamin A, tiền sinh tố A), gan, lòng đỏ trứng, các loại thịt cá đỏ như thịt bò, cá thu, cá hồi (giàu chất sắt), hải sản, thịt cóc (giàu chất kẽm), cam, chanh, táo (giàu vitamin C), sữa, cá, tôm, tép, cua đồng, rau xanh thẫm (giàu canxi)... Hạn chế thức ăn chiên hay qua chế biến nhiều lần. Ưu tiên ăn thức ăn “tươi” (vừa chế biến xong) hay chế biến nhẹ (nấu nhanh, không quá lâu). Thức ăn chiên không tốt cho não. Hạn chế ăn tại các hàng quán rong không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, kể cả việc uống các loại nước mát, nước mía, nước rau má... bán lề đường. Tránh ăn thức ăn cũ, ôi thiu, thay đổi màu hay mùi, thức ăn nhiều phẩm màu, phụ gia, chất bảo quản. Đặc biệt, vào những ngày thi nên tránh ăn những món bổ lạ, tránh ăn quá nhiều dù là thức ăn thông thường. Sĩ tử cũng đừng thay đổi hoàn toàn cách ăn uống trong dịp thi cử, vì khi lo lắng, bồn chồn, nhu động ruột thường tăng, dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là tiêu chảy. Không lạm dụng các chất kích thích như trà đặc, cà phê vì sẽ làm cho đầu óc trở nên mệt mỏi và kém minh mẫn. Hoạt động trí óc cần được xen kẽ với các hoạt động thể chất như chơi thể thao, đi bộ (kể cả đi mua sắm cũng tốt), đi xe đạp hay chạy bộ, nhảy dây... Nên vận động như vậy ít nhất 30 phút mỗi lần và ít nhất 3 lần mỗi tuần.
Che kín gáy khi ra đường để phòng say nắng Khi che chắn kỹ càng bằng khẩu trang, mũ, áo để tránh nắng gắt ngoài đường, bạn đừng chỉ chăm chú vào gương mặt và hai cánh tay mà bỏ quên phần gáy. Ánh nắng chiếu thẳng vào gáy dễ khiến bạn bị say nắng, tình trạng có thể gây chết người. Khi ra đường trong mùa nóng, mọi người, nhất là phụ nữ, thường che kín đầu, mặt, cánh tay bằng các loại mũ, khẩu trang, áo chống nắng, với mục đích bảo vệ da khỏi tia cực, giúp da không bị đen sạm và lão hóa bởi tia cực tím. Không phải ai cũng biết rằng, việc che chắn này có một lợi ích lớn hơn nhiều so với giữ gìn sắc đẹp, đó là tránh say nắng. Tuy nhiên, nếu chỉ che mặt mà không che gáy thì cơn cảm nắng vẫn có thể xuất hiện. Chỉ che mặt thôi, chưa đủ. Ảnh: Hoàng Hà. Bác sĩ Phạm Mạnh Thân, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội, cho biết, say nắng là bệnh rất dễ xảy ra trong mùa hè, nhất là với trẻ em, người già và người có sức khỏe kém. Ánh nắng gắt chiếu vào da khiến thân nhiệt tăng lên. Thông thường, trung khu điều nhiệt giữ nhiệt độ cơ thể luôn ở mức cân bằng, không thay đổi nhiều theo tác động của môi trường. Khi trung khu điều nhiệt bị tổn thương, cơ thể sẽ không giữ được sự cân bằng đó. Lúc này, nếu đi ngoài trời nắng gắt, sức nóng sẽ làm thân nhiệt tăng mạnh, gây rối loạn các chức năng trong cơ thể, nhất là hệ thần kinh, có thể dẫn đến hôn mê và tử vong. Trung khu điều nhiệt kể trên lại nằm ở vùng gáy. Ánh nắng chiếu thẳng vào đây có thể làm nó tê liệt và mất khả năng điều khiển thân nhiệt. Do đó, khi đi ra ngoài đường, bạn nên che kín gáy bằng cách đội mũ rộng vành, mặc áo có cổ cao, hoặc sử dụng khăn che mặt rộng có thể vòng ra sau che phủ phần gáy. Say nắng - một biểu hiện cấp cứu Khi say nắng, người bệnh có cảm giác khó thở, mỏi mệt như sắp ngất, mặt đỏ, các mạch máu ở cổ, thái dương đập mạnh, động tác chậm chạp, thiếu chính xác, có thể sốt 38-39 độ C. Trường hợp nặng, bệnh nhân còn bị nhức đầu, nôn mửa, tim đập nhanh, co giật, có thể ngất, mê man, ngừng thở... Bác sĩ Phạm Mạnh Thân cho biết, triệu chứng say nắng ở trẻ em nhiều khi rất giống viêm não với biểu hiện sốt cao, co giật, ý thức lơ mơ và hôn mê. Nếu không xác định nguyên nhân kịp thời để xử trí cấp cứu đúng hướng, trẻ rất dễ tử vong. Khi có người say nắng, cần đưa ngay vào chỗ râm mát, cho nằm nơi thoáng gió, quạt mát, nới bỏ quần áo, chườm mát toàn thân bằng khăn thấm nước lạnh, quạt nhẹ, cho uống oresol hoặc nước pha ít muối, đường. Nếu bệnh nặng, nhất là có biểu hiện hôn mê, co giật thì phải chuyển ngay đến trung tâm y tế gần nhất để cấp cứu. Trên đường đi vẫn phải lau mát cho bệnh nhân. Để tránh say nắng, bác sĩ Thân khuyên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với ánh nắng, nhất là ở thời điểm từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Cần ăn mặc thoáng mát để da thải nhiệt tốt qua cơ chế thoát mồ hôi. Những điều kiện bất lợi cho quá trình này như trời đứng gió, không khí không lưu thông, ẩm độ không khí cao... có thể làm da thải nhiệt kém, dễ dẫn đến say nắng. Ngoài ra, vào mùa hè, mọi người cần uống nhiều nước để bù lượng nước mất đi qua mồ hôi. Tốt nhất là uống nước có bù điện giải, tức các loại khoáng như natri, kali, canxi, magiê, đặc biệt là khi bị thoát mồ hôi quá nhiều. Chính tình trạng thiếu điện giải khiến cơ thể mỏi mệt rã rời, chức năng rối loạn. Lúc này, nếu chỉ uống nước lọc thông thường thì cơ thể càng mệt thêm. Nên uống nước canh, nước hoa quả pha chút muối, nước oresol...
Sử dụng máy điều hòa thế nào cho khỏe? (Ảnh: Sức Khỏe & Đời Sống) Để không bị ốm do máy điều hòa, bạn nên lau sạch mồ hôi trước khi vào phòng. Tránh để luồng gió thổi thẳng vào nơi nằm ngủ. Máy điều hòa giữ cho cơ thể không bị ra mồ hôi, đặc biệt là trẻ em, nhờ đó hạn chế sự mất muối, mất nước của cơ thể, giúp ta có được cảm giác sảng khoái sau một ngày làm việc mệt nhọc. Nhưng nếu sử dụng không đúng cách, nó có thể gây phiền toái. Trẻ chạy nhảy chơi đùa, người lớn làm việc ngoài trời nóng bức, mồ hôi đầm đìa nếu đột ngột vào phòng điều hòa có nhiệt độ quá chênh lệch nhiều với bên ngoài sẽ dẫn đến thay đổi thân nhiệt nhanh chóng. Người bệnh sẽ có cảm giác ớn lạnh, rùng mình, nổi da gà do co mạch ngoại vi và các lỗ chân lông nhằm giữ nhiệt. Nếu cơ thể không điều chỉnh được (đặc biệt khi có sẵn các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, huyết áp thấp, tiểu đường, mới ốm dậy, tuổi nhỏ), bệnh nhân sẽ bị choáng, ngất, méo mặt do liệt dây thần kinh điều khiển cử động cơ mặt (vì dây này nằm rất nông), còn gọi liệt dây 7 ngoại biên, tai biến mạch máu não, thậm chí tử vong. Thông thường, những bệnh nhân kể trên thấy đau rát họng, khô họng, vài giờ sau xuất hiện sốt 38-39 độ C, thậm chí lên tới 40 độ C, chảy nước mũi trong; ho, lúc đầu ho khan, sau ho có đờm trắng loãng. Người cơ địa dị ứng khi vào phòng điều hòa sẽ hắt hơi từng tràng, ngứa mũi, vùng chóp mũi ửng đỏ, đôi khi chảy nước mắt, ngạt tắc mũi hoàn toàn hoặc một phần tùy từng người bệnh. Đặc biệt, có trường hợp cảm lạnh đột ngột do điều hòa. Biểu hiện da toàn thân rất lạnh, niêm mạc vùng mũi họng nhợt nhạt màu, tăng xuất tiết nhiều dịch trong. Trường hợp này nên tắt ngay điều hòa, đắp chăn ấm cho đến khi ra được mồ hôi, uống nước ấm, nếu có thể pha thêm chút gừng nướng càng tốt, dùng một số thuốc như babyplex, decolgen... Nếu sau 2 ngày uống thuốc, các dấu hiệu trên không đỡ mà ngày một nặng lên như sốt kéo dài, nước mũi chuyển sang màu vàng xanh, ho tăng, có đờm đặc, đôi khi xuất hiện khó thở... thì phải đi khám, nhất là với trẻ nhỏ. Dùng điều hòa không đúng còn là một trong những yếu tố thuận lợi để khởi phát bệnh viêm mũi dị ứng, hen phế quản, viêm phế quản co thắt... Phòng tránh tác hại này bằng cách: Để nhiệt độ điều hòa không chênh lệch nhiều với nhiệt độ môi trường (khoảng 4-5 độ). Tránh để luồng gió điều hòa thổi thẳng vào nơi nằm ngủ. Lau sạch mồ hôi trước khi vào phòng điều hòa. Để chậu nước trong phòng dùng điều hòa, giúp tăng độ ẩm cho phòng. Những người bắt buộc phải làm việc trong những phòng điều hòa trung tâm, nhiệt độ thấp thì mang theo áo khoác, áo dài tay tùy theo khả năng chịu đựng của mình.
Cách cư xử với 6 mẫu bạn xấu Sẽ không có quả cầu thủy tinh nào giúp bạn đoán trước được ai bỗng chốc trở mặt với mình “một ngày đẹp trời” nào đó. Hoặc vào thời điểm bất chợt, bạn mới biết được người bạn tốt nhất không phải là người vẫn thường ca ngợi bạn. Tuy thế, vẫn có những dấu hiệu gợi ý trước giúp bạn phần nào định hướng được mẫu người mình đang quan hệ là ai. Sau đây là 6 mẫu điển hình bạn có thể tham khảo cùng gợi ý hướng giao thiệp tốt với họ: Mẫu “chú Cuội”: Mẫu này luôn luôn khiến bạn thất vọng với những lời hứa "văng mạng” nhưng làm không tới đâu. Có thể bản thân người ấy cũng thường bị “cho leo cây” khi còn niên thiếu, và điều này hình thành phản xạ tự vệ ở họ bằng cách cũng hứa cuội với người khác. Sẽ rất khó thay đổi thói quen này của họ. Bạn cần xác định liệu mối quan hệ với mẫu người này là lâu dài hay chỉ giao tiếp xã hội đơn thuần. Nếu đó là quan hệ xã giao, bạn hãy chấp nhận nó và tự bảo vệ mình bằng cách hạ thấp khả năng trở thành hiện thực của những lời hứa từ họ, để tránh quá thất vọng. Trường hợp đây là mối quan hệ lâu dài, bạn hãy giúp họ hạn chế bớt tính xấu ấy bằng cách đưa ra những dẫn chứng hậu quả của việc họ làm. Ngoài ra, bạn cần tập cho mình thói quen xác nhận lại một lần trước khi ngày hẹn thật sự diễn ra hoặc công việc bắt đầu. Mẫu “lá mặt lá trái”: Họ có thể vừa cười nói thân mật với bạn nhưng khi bạn quay lưng thì lập tức bĩu môi và buông ra những lời khó nghe. Đặc biệt, mẫu này rất biết đoán ý nạn nhân để có những lời xoa dịu nhằm… tiếp tục trò nói xấu. Bạn cần có quyết định dứt khoát với mẫu người này: Chấm dứt ngay tình bạn. Dù chưa trở thành nạn nhân trực tiếp của họ, nhưng nếu có bằng chứng xác đáng về thói “lá mặt lá trái” này của họ đối với người khác, bạn vẫn nên cương quyết từ bỏ tình bạn ấy hơn là phập phồng không biết đến một khi nào mình bị "bắn tỉa". Tuy nhiên, đừng gây cho họ sự căm phẫn kẻo dẫn đến các hệ lụy khi chấm dứt tình bạn với họ. Hãy nhẹ nhàng và tế nhị. Mẫu ích kỷ: Bạn hãy chuẩn bị cho mình một chiếc khăn tay và tính chịu đựng cao nhất có thể vì đây là mẫu người luôn nói về những khó khăn, va vấp của họ. Hơn thế, họ luôn lặp đi lặp lại “tình cảnh đáng thương” của bản thân mà không cần biết cảm xúc của người nghe như thế nào, và điều mình than phiền có nhất thiết phải tìm sự giúp đỡ bên ngoài hay tự bản thân có thể giải quyết được. Với họ, mối bận tâm lớn nhất là “sao mọi người ích kỷ quá, không ai chịu chia sẻ với mình cả? Mình đáng thương lắm chứ!” Để giao thiệp với mẫu này, bạn cần biết cách lái “câu chuyện thương tâm” họ đang kể sang những chủ đề khác hoặc mời họ tham gia những hoạt động có thể giảm thiểu tối đa khả năng kể lể ấy như xem phim, chơi thể thao… Mẫu “ruột để ngoài da”: Những người này vừa hứa giữ bí mật câu chuyện với bạn xong đã hăm hở kể với người khác. Có thể họ không ác ý khi làm vậy nhưng ở họ, thói quen thích đưa chuyện cùng sự kiêu hãnh được là người nắm được mọi “thâm cung bí sử” đã khiến họ không tài nào giữ được lời hứa. Nếu bạn không thể khuyên họ thay đổi thói quen xấu này, tốt nhất là giữ lại những chuyện quan trọng cho ai đó tin cậy hơn, và dành cho họ những chuyện vô thưởng vô phạt. Chắc chắn bạn không thể nói rằng bạn đặt cược tất cả cho một tình bạn với mẫu người này rồi. Mẫu đố kỵ: Một ít sự cạnh tranh luôn được coi là liều thuốc tốt và đáng mong đợi. Nó sẽ kích thích và giúp bạn có mục tiêu rõ rệt để phấn đấu hơn. Nhưng nếu quá nhiều cạnh tranh gay gắt từ những người bạn thì nó lại chỉ đem đến đổ vỡ. Một trong những yếu tố tạo nên tình bạn đẹp là một hay cả hai đều cảm thấy không bị “chơi gác” dù cho lúc đó chỉ có nhau hoặc ở chốn đông người; biết nhận ra điểm mạnh và yếu của nhau để cùng giúp nhau tiến bộ, khắc phục là được rồi. Nhưng với mẫu đố kỵ, họ sẽ luôn tìm cách đánh bại bạn, trong học tập, trong việc làm, trong các mối giao tế xã hội, nói chung trên mọi lĩnh vực. Để tránh biến mình thành nạn nhân của mẫu người này, bạn cần rất tế nhị khi chia sẻ vinh quang trong học tập hoặc công việc với họ, nếu không, ngay lập tức bạn sẽ biết thế nào là câu: “Hãy đợi đấy!”. Để khắc phụ tính xấu này, bạn hãy giúp họ nhận thấy điểm mạnh của chính họ, giúp họ có cái nhìn tốt hơn về bản thân. Điều này sẽ giúp họ bớt dần sự cạnh tranh trong mọi điều bạn nói hay làm. Mẫu “bới lông tìm vết”: Với họ, phương châm là: “Mọi thứ chỉ tương đối”. Và bạn dù cố gắng làm điều tốt mấy, xử sự khéo mấy hay ăn mặc kỹ mấy cũng vẫn lòi ra khuyết điểm, để từ đó họ vin vào mà chỉ trích. Bạn có thể nói thẳng những gì mình nghĩ khi nhận những phê phán quá khắt khe như vậy nếu nhận thấy người ấy vẫn còn điểm tốt và muốn duy trì tình bạn này. Có thể nói: “Mình biết bạn có ý tốt với mình, nhưng nếu tiếp tục phê phán bất cứ điều gì mình nói hay làm khe khắt như vậy, bạn sẽ khiến mình không tự tin lắm”. Một khi bạn nhấn mạnh ảnh hưởng của sự khe khắt ấy đối mình, người này sẽ bớt chỉ dạy bạn phải làm sao cho “đúng”. Xa hơn, việc nói thẳng suy nghĩ ấy sẽ làm giảm đi lòng căm phẫn ngấm ngầm của bạn với họ, điều không tốt cho bất kỳ mối quan hệ nào. Một cách hay khác là dùng chính “gậy ông đập lưng ông”. Chỉ khi nào họ cũng bị phê phán như vậy, họ mới hiểu được những gì họ đã gây ra. Biện pháp này sẽ khả dĩ thay đổi cách sống của họ. Song cần lưu ý chỉ dùng biện pháp này nếu bạn chắc rằng xác suất thành công cao và người bạn muốn thay đổi cũng không quá quắt lắm. Bằng không, bạn chắc chắn sẽ mất đi một người bạn do mẫu này thích “phê” nhiều hơn “nhận".