Có ai giải thích dùm VDG hộp đen là gì không? Nó được làm bằng chất liệu gì? Cấu tạo như thế nào? Mục đích để làm gì?
ặc ặc , hộp đen để ghi lại những sự kiện , sự cố trên máy bay , tàu điện, ...khi gặp tai nạn (cháy, nổ ...), được làm bằng chất liệu đặc biệt chống cháy nổ va đập , trong đó chủ yếu chứa 1 máy ghi hình , 1 máy ghi âm , bộ đo tần số rung động , và 1 vài chi tiết kĩ thuật nữa !
lightblue này, những kiến thức này là xa xưa(trang 1) mà xa xưa thì từ ngữ cũng xưa theo...làm seo hỉu hết bi giờ. có tài liệu nào tiếng Việt kg??? đọc mấy cái nì...tức muốn lòi con ngươi luôn nè .
Tui giải thích được Có nguyên 1 bài nói về sự nói nhiều của phụ nữa đây này... Vì sao vợ hay 'càu nhàu' còn chồng thường 'lầm lỳ'? "Cằn nhằn, làu bàu" là những từ mà đa số đàn ông dùng để mô tả các bà vợ của mình. Ngược lại, phụ nữ chỉ thấy với vai trò người vợ, người mẹ, họ luôn phải nhắc nhở, uốn nắn người đàn ông của mình sao cho mọi việc êm thấm, trật tự. Nói chung, phụ nữ có cơ cấu tổ chức bộ não để nói nhiều hơn và rên rỉ, than thở nhiều hơn bất cứ người đàn ông nào trên trái đất. Đấy là lý do tại sao, theo quan điểm của phụ nữ, đàn ông cứ "im lìm như thóc" khi nghe vợ "giảng giải", còn theo quan điểm của người đàn ông, phụ nữ hình như là những chiếc đài phát thanh hầu như không bao giờ biết tắt. Bộ não phụ nữ được thiết kế để làm những công việc đa hệ: vừa có thể làm việc bên máy tính, vừa có thể điện thoại, song song với việc uống cà phê và lắng nghe một câu chuyện của ai đó đằng sau lưng. Phụ nữ có thể nói huyên thuyên bất tận về nhiều đề tài khác biệt trong một buổi trò chuyện, và dùng năm tông giọng khác nhau để thay đổi chủ đề và nhấn mạnh những điểm quan trọng. Trong khi đó, cánh đàn ông lại chịu khá nhiều thiệt thòi: họ thường chỉ nhận được 3 tông giọng của phụ nữ, nên hậu quả là họ khó có thể tiếp thu nổi khi nghe phụ nữ kể lể quá nhiều. Nhưng nếu đàn ông kể lể, thì hành động của họ sẽ được xã hội nhận định khác biệt: đàn ông có tính quyết đoán, là đầu tàu. Họ có thể phê bình, chỉ trích, "vạch lá tìm sâu", rên rỉ, than phiền, nhưng đấy là "vì lợi ích của người phụ nữ". Bộ não đàn ông được thiết kế theo kiểu đơn nhiệm. Họ chỉ có thể tập trung vào một việc duy nhất trong một thời điểm mà thôi. Khi mở một tấm bản đồ ra nghiên cứu, họ phải tắt radio đi, đang lái xe mà nghe vợ "ì xèo" đằng sau lưng thì thể nào cũng bị lạc đường, vì cái đầu nhức tung. Do đó mà đàn ông thường chọn thái độ "ngậm hột thị" khi vợ mình bắt đầu "thuyết pháp". Lý do chính khiến các cuộc "thuyết pháp" của các bà vợ đều thất bại là họ quá mong muốn đàn ông đầu hàng nhanh chóng trước những từ ngữ, lý luận cá nhân của mình. Tuy nhiên, họ sẽ rước phải lấy hai hậu quả ngoài ý muốn: một là thái độ lầm lỳ, cam chịu của chồng, hai là những hành động tiêu cực, tung hê lên cho "bõ ghét". Như vậy, theo 2 nhà tâm lý học Barbara và Allan Pease (Australia), thay cho việc cằn nhằn, than thở, các bà vợ hãy nói thật ngắn gọn những gì mình mong muốn trong lòng. Cằn nhằn là dấu hiệu cho thấy giữa vợ và chồng thiếu hẳn chiếc cầu nối giao tiếp song phương. Thay vì "xổ ruột, xổ gan" trước một vấn đề, các bà vợ thích đi lòng vòng với những tình tiết nhỏ nhặt, và trêu ngươi, nhử mồi nhau trước những tiểu tiết này. Đây là một khuynh hướng hành động mà nhiều phụ nữ hay áp dụng. Khổ nỗi là phụ nữ thường trông đợi người đàn ông cảm nhận bằng trực giác những điều đang suy nghĩ, mà không cần phải nói ra. Đã có không ít cô vợ trẻ giả vờ, nũng nịu với chồng: "Em đau đầu quá, chắc em phải đi nghỉ đây!". Họ tưởng rằng ông chồng sẽ vội vã bỏ hết mọi việc để âu yếm, chăm sóc vợ. Trái lại, nhiều ông chồng vẫn cứ vô tư xem cho hết trận bóng đá đang hồi gay cấn quyết liệt. Còn người vợ nằm cô đơn trong góc giường, ngủ thiếp đi trong những giọt nước mắt tủi hờn và oán trách. Nhìn chung, các ông chồng ít khi hiểu được những mật mã, ám hiệu gián tiếp của các bà vợ là vậy. Sự trách móc nhau thường xuyên sẽ càng lúc càng bao phủ những vấn đề sâu sắc hơn nữa về mặt giao tiếp giữa vợ - chồng. Khi người phụ nữ học được cách nói trực tiếp những điều họ suy nghĩ và mong muốn, đàn ông sẽ hưởng ứng dễ dàng hơn. Phụ nữ cần phải hiểu rằng, chức năng não của đàn ông tương đối đơn giản và đàn ông thường hiếm khi nào đoán được vợ mình muốn gì sau những câu nói "úp úp mở mở" ấy. Một khi cả vợ lẫn chồng đều hiểu được điểu này, sự giao tiếp sẽ đơn giản hơn, và cởi bỏ đi được gánh nặng của những câu chì chiết, trách móc nhau. Vừa mới 8/3 đấy các bà các cô
Đây này VDG... Hộp đen là một máy ghi tự động mà các máy bay khi bay đều phải có. Nó cho phép phát hiện được nguyên nhân trong trường hợp gặp tai nạn. Hộp đen ghi lại hoạt động của tất cả các máy bay từ khi bắt đầu cất cánh. Nó cung cấp các chỉ dẫn về sự di chuyển về tốc độ, về độ cao của máy bay,... Mỗi thông tin hiện lên dưới dạng đường lỗ trong một dải kim loại mỏng. Thiết bị ghi này được đặt chắc chắn trong một chiếc hộp để chống va đập, rất kín và không bắt lửa. Trong trường hợp tai nạn nó vẫn được bảo vệ nguyên vẹn. Ngoài ra hộp đen còn được trang bị một hệ thống dẫn cho phép xác định vị trí của nó. Trong buồng lái của phi công trên máy bay cũng có một thiết bị ghi âm các cuộc nói chuyện của tổ bay. Thiết bị ghi âm này và hộp đen giúp xác định được nguyên nhân tai nạn, ngay cả khi chuyến bay không còn một ai sống sót và giúp tăng độ an toàn của máy bay.
Chi tiết hơn về hộp đen... Hộp đen là gì? Hộp đen trên máy bay HỘP đen trên máy bay là gì? Sao nó không bị hư khi rơi xuống đất hay nước? Tại sao không sơn màu sáng cho hộp đen để dễ tìm? Hộp đen là thiết bị ghi lại các dữ liệu của chuyến bay, phòng khi gặp nạn người ta có thể tìm nguyên nhân gây tai nạn. Hộp đen do Tiến sĩ David Warren ở Melbourne, Australia phát minh vào khoảng năm 1954. Hộp đen hiện đã được cải tiến nhiều, gồm 2 phần chính: thiết bị ghi âm buồng lái (CVR) và thiết bị ghi dữ liệu chuyến bay (FDR). CVR được nối với những micro đặt trong buồng lái để ghi lại những âm thanh(như lời nói, tiếng bật công tắc, tiếng gõ cửa...). Thường có 4 cái, đặt trên đầu phi công chính, phi công phụ, phi công thứ 3 (nếu có) và ở giữa buồng lái. FDR được nối với các thiết bị cảm ứng đặt ở nhiều nơi trên máy bay để ghi lại những thông tin về thời gian, áp suất, tốc độ, độ cao, hướng, số, tay lái, nhiên liệu... . CVR có thể ghi dữ liệu suốt 2 giờ; FDR suốt 25 giờ. Hộp đen được thiết kế đặc biệt giúp nó chịu được va đập (3.400 Gs), sức ép (227kg/6,5cm2), nhiệt độ (1.100o C), nước muối (dưới đáy biển) 24-30 ngày không gỉ, không hư hại. Người ta thường đặt hộp đen ở đuôi máy bay để giảm thiểu các tác động khi máy bay rơi. Gọi là "hộp đen" vì ban đầu nó được sơn màu đen. Nay nó thường được sơn các màu sáng, thường là màu cam để dễ tìm kiếm. Trên hộp đen còn có một thiết bị giúp định vị khi hộp đen rơi xuống nước (ULB). Thiết bị này có 2 "mắt thần", khi nước ngập đến mắt thần, thiết bị sẽ phát ra sóng âm thanh ở 37,5 kHz với tần suất 1 lần/giây trong suốt 30 ngày. Ngày nay, hộp đen không chỉ dùng trên máy bay mà còn dùng trên nhiều phương tiện khác như xe hơi, tàu lửa...