Kênh kiến thức bổ ích cho bà kon đây!

Thảo luận trong 'Trò Chuyện Tổng Hợp' bắt đầu bởi VDG, 11 Tháng ba 2006.

  1. cust172001

    cust172001 Ex-Mod

    Bài viết:
    396
    Được Like:
    125
    lời khuyên tốt nhất là...mấy bác trẻ ...ai muốn có tuơng lai sán lạn về sau này thì đừng nên xài điện thoại dd.......he he he

    còn mấy bác nào đã có "đệ tử" rồi thì xài vô tư.....nhớ đừng để điện thoại gần đệ tử...kẻo ảnh hửong sau này :D.....
    thế thôi...1 lời khuyên cực kì bổ ích
  2. Lightblue

    Lightblue Amie Staff Member

    Bài viết:
    9,999
    Được Like:
    8,887
    Tại sao dễ nhớ những công việc chưa xong?

    [​IMG] Không dễ gì nhớ lại những việc đã hoàn tất. Trong cuộc sống, có những việc hoàn thành hôm trước, hôm sau nó đã bay sạch khỏi đầu ta, cứ như chưa hề hiện diện vậy. Ấy thế mà những việc chưa xong, những sai lầm chưa sửa lại ám ảnh ta mãi không thôi. Vì sao có hiện tượng đó?
    Năm 1927, Chegoenik, một nhà tâm lý học người Đức, qua thí nghiệm đã phát hiện những hiện tượng kỳ lạ về trí nhớ. Ông cho những người tham gia thí nghiệm làm liên tục 22 đầu việc, trong đó một số việc làm trọn vẹn từ đầu đến cuối, một số đang dở dang thì ông yêu cầu họ làm việc khác. Sau khi kết thúc, ông yêu cầu họ nhắc lại tên các đầu việc. Kết quả là tuyệt đại đa số đều nói đến việc dở dang trước. Họ không những nhớ nhanh, lại còn nói rất chính xác những việc chưa hoàn thành đó. Đối với những việc đã làm xong, không sao nhớ lại được như vậy. Sau này, người ta gọi hiện tượng đó là hiệu ứng Chagoenik.
    Hiệu ứng này ở đâu ra? Các nhà tâm lý cho rằng, người ta làm việc gì đều chú ý. Khi việc đã làm xong, sức căng của sự chú ý chùng xuống, còn việc dở dang thì sức căng vẫn tiếp tục. Điều đó có nghĩa là điểm hưng phấn trong não đối với việc chưa xong không dễ gì mất đi, do đó người ta cũng khó quên được.
    Trong đời sống có rất nhiều biểu hiện của hiệu ứng Chagoenik. Thí dụ, ta đã ghi việc định làm vào sổ tay, vậy mà đến lúc phải làm ta lại quên đi. Đó chính là vì khi ghi vào sổ, ta có cảm giác như đã xong một việc, thế là việc thật sự phải làm sẽ quên đi. Có những học sinh, trước khi đi thi, bài vở thuộc làu làu, vậy mà thi xong lại quên sạch. Đó chính là bệnh quên tâm lý “đại sự đã xong”, “gánh nặng trút bỏ”.
    Trong cuộc sống bạn có thể vận dụng hiệu ứng Chagoenik để thực hiện các mục đích của mình. Thí dụ: nếu bạn muốn ai đó ghi nhớ việc gì, bạn không nên thao thao bất tuyệt nói hết, dặn dò đầu đuôi một cách rất cẩn thận. Bạn đừng ngại bớt lại chút ít để người đó đoán việc. Như vậy người ta sẽ nhớ rất kỹ. Bất kể môn học nào, bạn cũng nên tạo cho mình cảm giác còn chưa hiểu hết, muốn hiểu thêm. Luôn đặt cho mình trạng thái “chưa xong việc” để hiệu ứng Chagoenik phát huy tác dụng. Học tập luôn có động cơ, bạn sẽ tiến bộ rất nhanh.
  3. nghiemtu

    nghiemtu Thành viên

    Bài viết:
    569
    Được Like:
    32
    bác ơi mình đã đọc ở đâu là nếu để dd đàng sau đít thì khg bị ảnh lắm đâu. vì ở nơi đó khg có sương và hiihi
  4. nghiemtu

    nghiemtu Thành viên

    Bài viết:
    569
    Được Like:
    32
    về vấn đề bức xạ của dtdd thì có SAR - Spezifische Absorptionsrate . chỉ số này chỉ nói lên một phần ảnh hưởng nào đó lên con người. như ung thư bạch cầu và một số khác. nhưng theo mình dc biết, thì chưa có một bài của một nhà khoa học nào nói lên sự ảnh hưởng của nó lên con người.
  5. nghiemtu

    nghiemtu Thành viên

    Bài viết:
    569
    Được Like:
    32
    ah bác lightblue dùng sony P910i chỉ số SAR cua nó là 0,88 càng thập càng tôt hihi.
  6. Lightblue

    Lightblue Amie Staff Member

    Bài viết:
    9,999
    Được Like:
    8,887
    Là sao hả bác?

    Bác có danh sách so sánh SAR của các loại máy thông dụng không? Post lên cho mọi người xem với...
  7. cust172001

    cust172001 Ex-Mod

    Bài viết:
    396
    Được Like:
    125
    hơ hơ hơ...cái topic của tui cũng dc chú ý đấy nhỉ :D
  8. nghiemtu

    nghiemtu Thành viên

    Bài viết:
    569
    Được Like:
    32
  9. cust172001

    cust172001 Ex-Mod

    Bài viết:
    396
    Được Like:
    125
    Trạm thu phát sóng di động ảnh hưởng đến sức khỏe?
    TP - Sau khi đăng bài báo “Trạm phát sóng ĐTDĐ: Hiểm họa lơ lửng?”, Tiền phong đã nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi của người dân, nhà cung cấp dịch vụ ĐTDĐ và nhà quản lý.
    [​IMG] Trạm phát sóng tại khu đô thị mới Bắc Linh Đàm, Hà Nội bị nhiều người dân phản ứng Nhận thấy đây là vấn đề nhạy cảm, ảnh hưởng đến nhiều người, Bộ BC&VT đang chuẩn bị tổ chức cuộc tọa đàm về ảnh hưởng của sóng ĐTDĐ với sức khỏe có sự tham gia của các chuyên gia thuộc Liên minh viễn thông quốc tế (ITU).
    Tiền phong phỏng vấn PGS-TS Nguyễn Minh Dân – Vụ trưởng Vụ KH&CN Bộ BC&VT. Ông Dân nói:
    Tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu về ảnh hưởng của sóng điện từ tần số vô tuyến đến sức khoẻ con người.
    Đã có hẳn một đề tài Nhà nước “Nghiên cứu ảnh hưởng của trường điện từ tần số vô tuyến trong điều kiện khí hậu nóng ẩm tới cơ thể con người và đề xuất những biện pháp y sinh học nhằm đảm bảo an toàn cho những người làm việc có tiếp xúc với trường điện từ tần số vô tuyến” do GS-TS Nguyễn Mạnh Liên (Học viện Quân y) chủ trì năm 1985.
    Các nghiên cứu đều nhận định, trường điện từ tần số vô tuyến, tùy theo công suất phát và tần số hoạt động, có thể gây ảnh hưởng xấu đối với sức khoẻ con người, đặc biệt là bộ đội radar, người sống gần đường dây cao áp, người làm nhiệm vụ tiếp xúc với thiết bị thu phát công suất lớn và dân cư sống quanh khu vực này.
    Đã có nghiên cứu riêng nào về ảnh hưởng của các trạm thu phát sóng điện thoại di động đến sức khoẻ con người chưa, thưa ông?
    Ở VN có khoảng gần 10 nghiên cứu về ảnh hưởng của trường điện từ tần số vô tuyến điện nói chung (bao gồm cả dải sóng di động) đến sức khỏe. Trên thế giới vấn đề này đã được nghiên cứu từ lâu và thu được những kết quả nhất định.
    Có thể kể đến những kết quả nghiên cứu do Ủy ban Y tế Hà Lan thực hiện năm 2000, Tổng kiểm toán Mỹ (2001), Liên minh Viễn thông quốc tế (2001 - 2004), Cơ quan phòng chống bức xạ Thụy Điển (2003), Tổ chức Y tế Thế giới (2000 - 2004).
    Các nghiên cứu cho thấy chưa có bằng chứng về tác hại của trường điện từ của các trạm thu phát thông tin di động và các thiết bị điện thoại di động đối với sức khỏe người.
    Bộ BC&VT có tính đến kế hoạch phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiến hành một nghiên cứu quy mô cấp quốc gia về vấn đề này?
    Vấn đề đã được giới khoa học thế giới nghiên cứu rất nhiều rồi. Nếu ở Việt nam có một nghiên cứu chuyên sâu như vậy thì Bộ BC&VT sẵn sàng ủng hộ và phối hợp các phương tiện kỹ thuật cùng các chuyên gia y tế, KHCN tiến hành.
    Được biết Nhà nước đã ban hành các tiêu chuẩn về an toàn sóng điện từ tần số vô tuyến. Ông có thể cho biết cụ thể?
    Cuối năm 2005, Bộ KH&CN ban hành TCVN 3718-1:2005 về “Quản lý an toàn trong trường bức xạ tần số radio – Phần 1: Mức phơi nhiễm lớn nhất trong dải tần từ 3 KHz đến 300 GHz” thay thế cho TCVN 3718-82.
    Tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên các tài liệu khoa học liên quan và nhìn chung phù hợp với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ủy ban quốc tế về phòng chống bức xạ phi ion hoá (ICNIRP)…
    Đây được xem là hướng dẫn nhằm tránh các ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe.
    Bộ BC&VT cũng ban hành tiêu chuẩn về trạm gốc GSM TCN 68-219:2004 “Thiết bị trạm gốc hệ thống GSM – Yêu cầu kỹ thuật” được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn của Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (ETSI) và TCN 68-233:2005 “Thiết bị trạm gốc thông tin di động CDMA 200-1X – Yêu cầu kỹ thuật” dựa trên tiêu chuẩn của C.S0010-A của 3GPP2.
    Những tiêu chuẩn này quy định nghiêm ngặt yêu cầu kỹ thuật máy thu phát của các trạm thông tin di động, đảm bảo không gây nhiễu và những phát xạ có hại tới môi trường xung quanh.
    Trạm thu phát của các nhà cung cấp hiện nay có đáp ứng được những yêu cầu trên?
    Cần tham khảo ý kiến cộng đồng khi lắp đặt trạm thu phát
    Sau khi tập hợp kết quả các nghiên cứu thực hiện thời gian gần đây đối với các trạm thu phát di động và các máy ĐTDĐ, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo cần có nghiên cứu thêm nữa để có đánh giá chính xác hơn (về sự ảnh hưởng).
    Cần tăng cường hướng dẫn, tuyên truyền; hạn chế sử dụng điện thoại khi lái xe và tham khảo ý kiến cộng đồng khi lắp đặt trạm thu phát.

    Theo quy định, trước khi đưa vào khai thác, các thiết bị thu phát thông tin di động đều phát được hợp chuẩn theo các tiêu chuẩn ngành nói trên.
    Sắp tới, Bộ BC&VT sẽ ban hành “Quy định quản lý chất lượng công trình viễn thông”, trong đó xem xét quy định để đảm bảo các công trình trạm thu phát tuân thủ TCVN và sẽ tiến hành kiểm tra theo các quy định đó.
    Cụ thể các trạm thu phát hoạt động như thế nào, thưa ông?
    Tất cả các trạm thu phát sóng di động hiện nay đều phát trong dải tần từ 300MHz đến 3 GHz với công suất phát tối đa theo tiêu chuẩn nên không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.




    ở VN đã như vầy rồi nmà bác còn nói thế...chậc chậc
  10. nghiemtu

    nghiemtu Thành viên

    Bài viết:
    569
    Được Like:
    32
    nhưng bác nói về tần xóng radio còn bài nào về tần xòng cho mobile khg ha bác ( về nghiên cưu hay thử nghiệm ấy ) cho em xem với. còn theo hiểu biết của mình thì, hiện các nhà làm mobile đang cố gắng giảm thiểu mức ảnh hương của nó lên con người. có bài nào hay bác cho lên đê em dc mở rộng tầm mắt hihi.