Khoa học Huyền Bí _ Bạn tin hay không???

Thảo luận trong 'Trò Chuyện Tổng Hợp' bắt đầu bởi thinhbeo2001, 16 Tháng tư 2007.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. jeehoon

    jeehoon Thành viên

    Bài viết:
    0
    Được Like:
    1
    Em hồi nhỏ cũng mơ màng về phong thủy,tâm linh, trước nghe rất nhiều về những cái lạ liên quan đến tâm linh , nhưng bây giờ thì tin rồi . Ví như chuyện rất đơn giản như đi mua nhà ,ai cũng chọn nhà Hướng Đông Nam chẳng hạn . Em có biết một số cô chú làm bên xây dựng và kiến trúc họ làm nhà cũng chú trọng đến phong thủy rất nhiều.

    Em nghe nói là mua nhà gần chùa rất tốt thì phải . Từ xưa xây chùa đều phải xem phong thủy chọn địa điểm rất tốt mới xây cho nên những nhà gần chùa đều rất tốt phải không anh ? ai đã từng đi chùa chắc cũng thấy cảm giác thật là ... ko biết diễn ta thế nào nữa? anh giải thích cho em rõ về cái này với , qua ảnh em thấy có một ngôi đền bên cạnh thì phải? có liên quan gì ko anh nhỉ?

    Hướng Nam

    Theo phong thủy, hướng Nam tượng trưng cho dương lực, mùa hạ, sự ấm áp và phương Nam đầy nắng ấm, mạng của hướng này là hỏa. ở cả nội và ngoại phong thủy, hướng Nam là tốt nhất và lành nhất. Theo truyền thuyết Trung Quốc, các đình chùa và các cấu trúc xây dựng quan trọng đều hướng mặt về phía Nam.


    Hướng Đông
    Hướng Đông biểu tượng của mùa xuân, tượng trưng là rồng (tiêu biểu cho phái nam), cốt của nó là mộc, tương quan với lửa nhưng khắc với đất và kim loại.
    Đối với nội phong thủy, một bức tường vững chắc hoặc một bình phong bao bọc cái bàn hay chiếc ghế được đặt ở vị trí đặc biệt và được xem như là lực đẩy lùi những phần tử không tốt. Với ngoại phong thủy, nếu có một ngọn núi hoặc đồi nhỏ uốn khúc ở đằng trước ngôi nhà là rất tốt và tốt hơn nữa nếu có thêm một dòng nước hay con mương chảy ở phía Đông để nuôi dưỡng khu đất này. Và thế đất ở phía Đông căn nhà cần phải hơi cao hơn thế đất phía Tây. Một bức họa hay một tác phẩm điêu khắc hình con rồng được treo trên tường phía Đông trong nhà (khiến quỷ thần phải sợ), sẽ giúp cho gia chủ vượt qua những cảnh xấu như: cột khói, một vật lớn có những cạnh nhọn, một thân cây chết...
    thinhbeo2001 thích bài này.
  2. thinhbeo2001

    thinhbeo2001 Thành viên

    Bài viết:
    251
    Được Like:
    117
    Đầu tiên là ngũ hành nạp âm _ Lục thập hoa giáp ứng Mệnh từng năm sinh.
    ( Nguồn PHONGTHUY.COM.VN)
    Luận về Nạp Âm Ngũ Hành

    Can tượng trưng cho trời, Chi tượng trưng cho đất. Can Chi kết hợp để tạo nên hệ đếm Can Chi gồm 60 sự kết hợp còn gọi là lục thập hoa giáp. Sự kết hợp của Can và Chi sẽ tạo thành một Ngũ Hành khác biệt, dùng để luận đoán bản chất của sự kết hợp vận động của vật chất, cụ thể là hai khí âm dương trong quá trình hình thành vũ trụ và thế giới tự nhiên. Cụ thể như sau :

    Giáp Tí-Ất Sửu là Hải Trung Kim. Tí thuộc Thuỷ lại là cái hồ, lại là đất vượng của Thuỷ, kiêm Kim tử ở Tí, Mộ ở Sửu, Thuỷ vượng mà Kim tử Mộ, vì vậy đặt là Hải Trung Kim (vàng dưới biển).

    Bính Dần-Đinh Mão là Lô Trung Hỏa, Dần là tam Dương, Mão là tứ Dương (thuộc quẻ Đại Tráng của 12 quẻ tiêu tức) nên Hỏa đã đắc địa, lại được Mộc của Dần Mão mà sinh ra như thế thời đó trời đất như mở lò ra, vạn vật bắt đầu sinh vì vậy gọi là Lô Trung Hỏa (lửa trong lò).

    Mậu Thìn-Kỷ Tỵ là Đại Lâm Mộc. Thìn là chốn thôn dã. Tỵ là lục Dương (thuần Dương, Tỵ là quẻ Càn của 12 quẻ tiêu tức), Mộc đến lục Dương thì cành tốt tươi, lá rậm rạp phong phú. Lấy sự tốt tươi thịnh vượng của Mộc mà vốn ở chốn thôn dã, vì vậy đặt là Đại Lâm Mộc (cây rừng lớn).

    Canh Ngọ-Tân Mùi là Lộ Bàng Thổ, Mộc ở trong Mùi (vì Mùi tàng Can Ất) mà sinh vượng Hỏa của ngôi vị Ngọ. Hỏa vượng thì Thổ bị đốt khô đi, Mùi có thể nuôi nấng vạn vật, giống như lộ bàng thổ, vì vậy đặt là Lộ Bàng Thổ (đất bên đường).

    Nhâm Thân-Quý Dậu là Kiếm Phong Kim. Thân Dậu là chính vị của Kim, Kim Lâm Quan ở Thân, Đế Vượng ở Dậu, Kim đã sinh vượng thì thành cương (là thép) vậy, cương thì vượt hơn ở kiếm phong, vì vậy đặt là Kiếm Phong Kim (kim mũi kiếm).

    Giáp Tuất-Ất Hợi là Sơn Đầu Hỏa. Tuất Hợi là thiên Môn, Hỏa chiếu thiên môn, ánh sáng của nó lên rất cao, chí cao vô thượng, vì vậy đặt là Sơn Đầu Hỏa (lửa đầu núi).

    Bính Tí-Đinh Sửu là Giản Hạ Thuỷ. Thuỷ vượng ở Tí, suy ở Sửu, vượng mà lật lại là suy thì không thể là giang hà (sông lớn) được, vì vậy đặt là Giản Hạ Thuỷ (nước dưới khe).

    Mậu Dần-Kỷ Mão là Thành Đầu Thổ. Thiên Can Mậu Kỷ thuộc thổ của Dần là Cấn sơn, thổ tích lại mà thành núi, vì vậy đặt là Thành Đầu Thổ (đất đầu thành).

    Canh Thìn-Tân Tỵ là Bạch Lạp Kim (hợp Kim của thiếc và chì), Kim Dưỡng ở Thìn, Sinh ở Tỵ hình chất mới sơ thành, chưa thể vững chắc ích lợi được, vì vậy đặt là Bạch Lạp Kim (kim trong nến).

    Nhâm Ngọ-Quý Mùi là Dương Liễu Mộc. Mộc Tử ở Ngọ, Mộ ở Mùi, Mộc đã Tử Mộ tuy được Thuỷ của Thiên Can Nhâm Quý sinh để sống, chung lại là nhu nhược, vì vậy đặt là Dương Liễu Mộc (cây dương liễu).

    Giáp Thân-Ất Dậu là Tỉnh Tuyền Thuỷ. Kim Lâm Quan ở Thân, Đế Vượng ở Dậu, Kim đã vượng thì Thuỷ do đó sinh ra, như vậy là mới đang lúc sinh ra, lực lượng chưa lớn, vì vậy đặt là Tỉnh Tuyền Thuỷ (nước dưới suốâi).

    Bính Tuất-Đinh Hợi là Ốc Thượng Thổ. Bính Đinh thuộc Hỏa, Tuất Hợi là thiên môn, Hỏa đốt cháy ở trên thì Thổ không ở dưới mà sinh ra được, vì vậy đặt là Ốc Thượng Thổ (đất trên nóc nhà).

    Mậu Tí-Kỷ Sửu là Tích Lịch Hỏa. Sửu Tí thuộc Thuỷ, Thuỷ cư ở chính vị mà nạp âm chính là Hỏa, Hỏa ở trong Thuỷ nếu không phại là Thần Long thì không thể làm được, vì vậy đặt là Tích Lịch Hỏa (lửa sấm sét).

    Canh Dần-Tân Mão là Tùng Bách Mộc. Mộc Lâm Quan ở Dần, Đế Vượng ở Mão, Mộc đã vượng thì không thể nhu nhược được, vì vậy đặt là Tùng Bách Mộc (gổ cây tùng, bách).

    Nhâm Thìn-Quý Tỵ là Trường Lưu Thuỷ. Thìn là Mộ của Thuỷ, Tỵ là nơi Kim Sinh, Kim sinh thì Thuỷ tính đã giữ lại, lấy Mộ Thuỷ mà gặp sinh Kim thì nguồn suối không cạn, vì vậy đặt là Trường Lưu Thuỷ (nước nguồn).

    Giáp Ngọ-Ất Mùi là Sa Thạch Kim. Ngọ là đất Hỏa Vượng, Hỏa vượng thì Kim chảy ra, Mùi là đất Hỏa Suy, Hỏa suy thì Kim Quan Đái. Hỏa Suy mà Kim Quan Đái thì Mùi có thể thịnh mãn, vì vậy đặt là Sa Thạch Kim (kim trong cát).

    Bính Thân-Đinh Dậu là Sơn Hạ Hỏa. Dậu là cửa nhập của nhật (mặt trời lặn), nhật đã đến ở thời đó thì ánh sáng tàng ẩn, vì vậy đặt là Sơn Hạ Hỏa (lửa dưới núi).

    Mậu Tuất-Kỷ Hợi là Bình Địa Mộc. Tuất nguyên là chốn thôn dã, Hợi là đất Mộ sinh ra, Mộc sinh ra ở chốn thôn dã thì không thể là một rễ cây, một gốc cây, vì vậy đặt là Bình Địa Mộc (cây ở đồng bằng).

    Canh Tí-Tân Sửu là Bích Thượng Thổ. Sửu tuy là chính vị nhà của Thổ, mà Tí là đất của Thuỷ vượng, Thổ gặp Thuỷ nhiều thành là bùn, vì vậy đặt là Bích Thượng Thổ (đất trên vách).

    Nhâm Dần-Quý Mão là Kim Bạc Kim. Dần Mão là đất của Mộc vượng, Mộc vượng thì Kim gầy yếu; lại nữa, Kim Tuyệt ở Dần, Thai ở Mão. Kim đã vô lực vì vậy đặt là Kim Bạc Kim (kim pha bạc).

    Giáp Thìn-Ất Tỵ là Phú Đăng Hỏa. Thìn là thực thời (giờ ăn), Tỵ là ở trong khu vực, trong tướng của nhật, Dương rực rỡ, thế sáng sủa, phong quang ở thiên hạ, vì vậy đặt là Phú đăng Hỏa (lửa đèn lồng).

    Bính Ngọ-Đinh Mùi là Thiên Hà Thuỷ. Bính Đinh thuộc Hỏa, Ngọ là đất Hỏa vượng, mà nạp âm chính là Thuỷ, Thuỷ từ Hỏa xuất ra, nếu không phải là ngân hà thì không thể có nước nầy, vì vậy đặt là Thiên Hà Thuỷ (nước trên ngân hà, nước sông trên trời).

    Mậu Thân-Kỷ Dậu là Đại Dịch Thổ. Thân là Khôn, Khôn là địa, Đậu là Đoài, Đoài là trạch (đầm). Thổ của Mậu Kỷ gia lên trên địa trạch nầy chẳng phải cái nào khác là Thổ phù bạc, vì vậy đặt là Đại Dịch Thổ (khu đất rộng lớn).

    Canh Tuất-Tân Hợi là Thoa Xuyến Kim. Kim đến Tuất mới Suy, đến Hợi mới Bệnh thì đúng thật là nhu vậy, vì vậy đặt là Thoa Xuyến Kim (kim trâm thoa hay vàng trang sức).

    Nhâm Tí-Quý Sửu là Tang Chá Mộc. Tí thuộc Thuỷ, Sửu thuộc Kim, Thuỷ sinh Mộc còn Kim khắc Mộc (Mộc mới sinh thì yếu giống như cây tang chá), vì vậy đặt là Tang Chá Mộc (gỗ cây dâu).

    Giáp Dần-Ất Mão là Đại Khê Thuỷ, Dần là góc Đông Bắc, Mão là chính Đông, Thuỷ chảy chính Đông (“chúng thuỷ triều Đông” – muôn nhánh sông đều chảy về phương Đông) thì thuận tính nó, nên sông suối, khe, ao, đầm, hồ đều hợp với nhau mà quay trở về, vì vậy đặt là Đại Khê Thuỷ (nước ở khe lớn, nước lũ).

    Bính Thìn-Đinh Tỵ là Sa Trung Thổ. Thổ Mộ ở Thìn, Tuyệt ở Tỵ mà Hỏa của Thiên Can Bính Đinh đến Thìn là Quan Đái, đến Tỵ là Lâm Quan, Thổ đã Mộ Tuyệt, vượng Hỏa quay lại sinh Thổ, vì vậy đặt là Sa Trung Thổ (đất lẫn trong cát).

    Mậu Ngọ-Kỷ Mùi là Thiên Thượng Hỏa, Ngọ là đất Hỏa vượng, Mộc ợ trong Mùi lại phục sinh, tính Hỏa cháy ở trên, lại gặp sinh địa, vì vậy đặt là Thiên Thượng Hỏa (lửa trên trời).

    Canh Thân-Tân Dậu là Thạch Lựu Mộc. Thân là tháng 7, Dậu là tháng 8, thời ấy thì là Mộc tuyệt vậy, duy mộc của thạch lựu, trái lại bền chắc, vì vậy đặt là Thạch Lựu Mộc (gỗ cây thạch lựu).

    Nhâm Tuất-Quý Hợi là Đại Hải Thuỷ. Thuỷ Quan Đái ở Tuất, Lâm Quan ở Hợi, Thuỷ vượng thì lực hậu (dầy), kiêm Hợi là giang (sông lớn) nên lực mạnh thế tráng, không phải Thuỷ ấy thì không thể như thế, vì vậy đặt là Đại Hải Thuỷ (nước trong biển lớn).
  3. thinhbeo2001

    thinhbeo2001 Thành viên

    Bài viết:
    251
    Được Like:
    117
    Giới thiệu sơ bộ về bát quái và DỊCH ( tuy nhiên cũng cần phải xem xét lại chút ít)
    Nguồn: Phong thủy .com.vn
    Kinh Dịch - Bát Quái là gì ?

    Theo cổ nhân xưa, lúc đầu vũ trụ chỉ là một khối hỗn độn, không có hình dạng rõ ràng được gọi là thời hỗn mang. Trong sự hỗn mạng đó, vũ trụ còn chưa có sự định hình hình và phân chia gọi là Thái Cực. Sở dĩ gọi là Thái Cực vì nó huyền bí và vô tận nên không thể xác định rõ trạng thái cuả nó ra sao.
    Tuy nhiên, mặc dù không biết được bản tính của Thái Cực song ta có thể dựa vào sự quan sát về tính cách biến hoá của vạn vật mà suy ra được cơ chế vận động của Thái cực. Căn bản của sự chuyển biến hoá được biểu lộ bằng hai trạng thái tương phản là Động và Tĩnh. Động gọi là Dương, tĩnh gọi là Âm. Âm lên đến cực độ thì lại biến ra Dương và ngược lại . Hai cái trạng thái tương đối của cái Bản thể nguyên khởi duy nhất ( Thái Cực ) cứ tiếp diễn mãi, điều hợp với nhau, sinh sinh hoá hoá không ngừng mà sinh ra Trời, Đất, Người cùng vạn vật . Vì Âm Dương phối hợp, đùn đẩy lẫn nhau nên có sự biến chuyển. Sự biến chuyển chính là nền tảng của Dịch. Do đó, trong phần chú giải kinh Dịch, Khổng Tử đã nói “Âm nhu Dương cương , Cương nhu tương thôi sinh nhi biến hoá “ (Nghĩa là Âm thì mềm, Dương thì cứng, cứng mềm đùn đẩy lẫn nhau chuyển hoá thành thiên hình vạn trạng).

    Theo cổ nhân , mỗi chu trình gồm bốn giai đoạn :
    a) Nguyên : Khởi đầu của sự biến hoá
    b) Hanh : Sự thông đạt , hội hợp các thành tố
    c) Lợi : Sự thỏa đáng các điều kiện cần thiết cho sự tăng trưởng
    d) Trinh : Sự thành tựu chung cuộc của một chu trình sinh ra sự vật

    Biến hoá là biểu hiện bên ngoài của Thái Cực mà đạo Dịch căn cứ trên sự biến hoá của vũ trụ và vạn vật. Do đó, Kinh Dịch mô tả diễn trình chuyển hoá (Dịch) một cách khái quát như sau :
    “Dịch hữu Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh Bát quái , Bát quái sinh Ngũ Hành" : Đạo Dịch có nguồn gốc là Thái Cực, Thái Cực sinh ra hai Nghi (Âm và Dương ) hai Nghi sinh ra bốn Tượng ( bốn trạng thái tượng trưng bằng bốn mùa Xuân , Hạ, Thu, Đông ), bốn tượng sinh ra tám Quẻ (Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài) tượng trưng cho Trời, Đầm, Lửa, Sấm, Gió, Núi, Nước, Đất ), tám Quẻ sinh ra năm Hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

    Như vậy ta có thể hiểu, tám quẻ của Bát Quái tượng trưng cho 8 trạng thái khác nhau của Âm Dương trong quá trình hình thành vũ trụ và mọi vật.
    Khởi đầu của sự biến hoá rất đơn giản, rồi từ cái đơn giản đó mà chuyển hoá dần dần để thành ra phức tạp. Vì Âm Dương là hai thành tố đầu tiên của vũ trụ, nên được Kinh Dịch chọn là biểu tượng căn bản và tượng trưng bằng hai cái vạch đơn giản :
    Vạch liên tục ( - ) tượng trưng cho Dương
    Vạch gián đoạn ( - - ) tượng trưng cho Âm
    Âm Dương giao nhau, chuyển hoá lẫn nhau mà sinh ra tứ tượng, tức bốn trạng thái khác nhau của Âm Dương là:
    Thái dương :


    Thiếu âm :

    Thiếu dương :

    Thái âm :


    Người xưa lấy tứ tượng để tượng trưng cho 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông và 4 phương Đông, Nam, Tây, Bắc.
    Tứ tượng vận động và hình thành 8 trạng thái chi tiết hơn, đó là Bát Quái tức tám trạng thái khác nhau của Âm Dương gọi là Tám Quẻ Đơn :

    1. Càn :


    Đặc tính : Vì toàn hào dương nên toàn là khí Dương, là trời. Có tính chất cương quyết, ban phát, hướng lên trên.

    2. Đoài :


    Đặc tính : Một Âm ở trên, hai Dương ở dưới đang hướng lên trên nên vui vẻ, hoà duyệt. Hình dạng như cái ao.

    3. Ly :



    Đặc tính : Có một Âm ở giữa, hai Dương bao bọc bên ngoài nên như ngọn lửa cháy. Tính sáng láng và bám dính.

    4. Chấn :



    Đặc tính : Có một Dương là ánh sáng ở dưới bốc lên, hai Âm ở trên như đám mây. Vì vậy là sấm sét, có tính kích động, thay đổi.

    5. Tốn :



    Đặc tính : Hai dương ở trên, một âm ở dưới nên có tính khuất phục, tượng như cơn gió thổi. Tính thuận theo và hoà nhập.

    6. Khảm :


    Đặc tính : Trong là một dương nóng, ở ngoài hai âm lạnh bao bọc nên là nước. Có tính chất bế tắc hãm kẹp, hiểm trở.

    7. Cấn :



    Đặc tính : Dưới là hai dương lạnh hãm, trên là một dương nóng sáng như trái núi úp xuống. Tính chất ngăn chặn, ngưng nghỉ.

    8. Khôn :



    Đặc tính : Toàn là hào âm nên là đất, tính chất nhu thuận mềm yếu.

    8 quẻ đơn xếp chồng lên nhau tổ hợp thành 64 quẻ kép, mỗi quẻ kép có 6 hào. Mỗi quẻ kép đều có tượng quẻ tức là hình tượng của quẻ và chiêm của quẻ để người xem biết việc lành dữ ra sao.

    Ví dụ : Xếp quẻ Tốn trên quẻ Ly ta được quẻ Phong Hoả Gia Nhân. Quẻ này có nghĩa là người nhà, việc trong nhà, đạo nhà, tình nghĩa, luân lý trong gia đình. Quẻ Tốn ở trên, quẻ Ly ở dưới tượng trưng cho Nam ở ngoài, nữ ở trong cai quản gia đình một cách hợp lý vui v
  4. thinhbeo2001

    thinhbeo2001 Thành viên

    Bài viết:
    251
    Được Like:
    117
    Cần nói thêm rằng.
    Bát quái có hai dạng ( cùng có 8 quái - CUNG như nhau ) nhưng cách bố trí lại khác nhau hoàn toàn.
    1- Tiên thiên bát quái
    Tương truyền vua PHỤC HY đêm nằm mơ thấy một con rùa trên mai có nhiều hoa văn lạ, vua cho là có điềm đem vẽ lại phỏng theo giấc mơ vẽ nên một sơ đồ - gọi là hà đồ.
    Hà đồ: đến ngày nay chúng ta biết HÀ ĐỒ như một sơ đồ gồm có 9 ô vuông, sắp xếp thành một hình chữ thập, mỗi một cánh có 2 ô. ở giữa là một ô vuông duy nhất. hà đồ đến nay vẫn đựoc coi là khởi thủy sinh ra bát quái, và là cội nguồn sinh ra vòng tròn ngũ hành mà chúng ta đã biết đến.
    Theo như hình vẽ hà đồ mình đưa trên. bạn thấy đó. Số 2, 7 tựong cho phương NAM, hành HỎA , biểu là CHU TƯỚC ( Chim sẻ lửa). Số 1, 6 tượng cho phương BẮC, hành THỦY, màu gốc là màu đen , Nhưng theo quan niệm của việt nam màu đen trùng với màu tang tóc nên dùng là màu xanh lục, biểu là Huyền vũ - RÙA ĐEN .0,5 tượng cho TRUNG CUNG, hành THỔ, màu gốc là màu vàng của đất - Hoàng thổ, tượng là con người, Ý chỉ THIÊN TỬ, và cũng có ý nói con người là trung tâm. 3,8 là hành MỘC, hướng đông, màu xanh lá cây, biểu là Thanh long. 4,9 là hành KIM, hướng Tây, màu vàng kim, hoặc trắng, tượng là BẠCH HỔ. Cũng nói thêm là theo quan niệm á đông, khi nói về tây nghĩa là chết, hướng tây mùa đông lạnh, mùa hạ nóng, bản thân phong thủy là tìm đến cái bình hòa nên không bao giờ đựoc chọn hướng tây. Thêm nữa màu sắc của hướng Tây có màu trắng sáng của kim loại nên người ta kiêng cữ màu này sợ trùng vào THÁI BẠCH- là một hạn lớn của con người.
    Như trên đã nói, vậy thì chính xung của THỦY là HỎA. chính xung của MỘC là KIM. Thổ cai quản bốn cục còn lại Chính vì lẽ đó nên rất nhiều người khi nói đến ngũ hành đã nói rằng " Kim mộc thủy hỏa thổ" Thuận miệng mà, nhưng liệu có đúng không ?
    Xin thưa là đúng, nhưng nếu đưa vào vòng sinh khắc thì không thể nào hiểu nữa rồi. VÌ sao?
    Bởi một lẽ, ngũ hành mà chúng ta dùng đến là một vòng tròn, mang tính ứng dụng và tuần hoàn hơn. Nếu xét theo hành thì từ hà đồ, hành thổ đựoc kéo ra nằm giữa hai hành HỎA và KIM. Nhưng nếu xét theo hệ số của LẠC THƯ, và áp dụng và bát quái thì ko thể nào hiểu nổi
    đến đây mình xin đưa hình của bát quái tiên thiên và hậu thiên
    Tiên Thiên Bát Quái
    Tiên Thiên Bát Quái được Vua Phục Hy phỏng theo Hà Đồ mà vạch ra, trong đó hàm chứa nhiều nội dung về nguyên tắc lý luận cơ bản của học thuyết Âm Dương.
    Hậu Thiên Bát Quái
    Hậu Thiên Bát Quái do Văn Vương đã vẽ ra dựa theo Lạc Thư, hàm chứa cái dụng lớn lao của Bát Quái trong mọi biến thiên từ vũ trụ cho đến con người cùng vạn vật.
    Xin lỗi các bnanj mình ko pót hình lên được, mong các bạn xme hình tại các WEB khác để hiểu thêm nhé.
    2 - bát quái hậu thiên
    Là cái mà chúng ta biết đến nhièu nhất. Khi các bạn xem rồi mới thấyy rằng
    Chính tây theo hai bát quái này là khác nhau.
    Tiên thiên cho rằng: Chính tây thuộc KHẢM hành THỦY
    Hậu thiên lại cho rằng Chính tây thuộc ĐOÀI hành KIM

    Các bạn có chợt nảy ra ý nghĩ gì không???

    Các file đính kèm:

  5. TuanSD

    TuanSD Guest

    Nói thêm với mấy bác thắc mắc vấn đề về Phong Thủy và cho Phong Thủy là mê tín dị đoan, Phong Thủy nói theo kiểu "xã hội thực tế hóa" của tôi bác nào cảm thấy khó nuốt thì bó chân:
    Đầu tiên, xin khẳng định tại Việt Nam tôi biết 1 chỗ dạy môn này: Khoa kiến trúc trường ĐH Kiến Trúc HN, còn các chỗ khác trong và ngoài nước thì tôi không có thông tin chính xác.
    Nôm na, làm thế quái nào thì làm con người cũng phải sống và làm việc trong một môi trường tại một thời điểm. Có môi trường con người phải tiếp xúc thường xuyên và lâu dài như là Chỗ ở, Phòng làm việc tại Công ty, Phòng ngủ của Bồ 1, Bồ 2...Và những môi trường không thường xuyên như là Bãi biển, Nhà nghỉ, Đường đi v.v.v
    Khẳng định: Tất cả các yếu tố trong môi trường mà con người tiếp xúc đều có ảnh hưởng đến con người, các yếu tố đó bao gồm các yếu tố tự nhiên và nhân tạo và yếu tố Siêu nhiên.
    a) Yếu tố tự nhiên: Nắng, gió, độ ẩm, mưa, đêm, ngày, trọng lực, bụi, độ loãng ô xy và các thành phần trong không khí v.v.v
    b) Yếu tố nhân tạo: bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên đã bị tác động của con người, rõ ràng nhất là màu sắc (màu tường, trần, sàn trong phòng ta ở, làm việc), độ ẩm và nhiệt độ (nhiệt độ và độ ẩm trong phòng khác với ngoài trời, nhất là có điều hòa không khí), vị trí và thuộc tính ngũ hành của đồ vật trong phòng, khói bụi.
    c) yếu tố siêu nhiên: trường sinh học v.v.v còn có thể có những cái khác con người chưa nhận thức và biết đến để định nghĩa.

    Từ hồi trước, các Cụ trải qua quá trình sống và làm việc đã nhận ra các vấn đề trên, chỉ khác là chưa hệ thống hóa nó dễ hiểu ra cho con cháu thôi nên mới mượn các Cung, Quẻ v.v.v để tính toán ghi chép lại các kinh nghiệm thực tế hầu mong con cháu đời sau tiếp thu - cũng có thể nói cách khác là con cháu lười học quá nên đếch hiểu các Cụ, cho là các Cụ mê tín dị đoan. Ngẫm lại thấy rằng đến ngay cả con khỉ nếu nó biết chữ thì nó cũng chép lại được kinh nghiệm của nó rằng tại sao không nên nhảy xuống sông lúc trời đang lạnh, đấy là vì không hợp Phong Thủy.

    Thôi ví dụ nhé:

    a) Yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến con người: Ngày làm việc đêm thì đi ngủ, gặp nắng lúc 12h trưa đúng đỉnh đầu phải chuồn ngay vào quán bia, chẳng ai chạy sau xe tải bụi khói mù mịt, vừa đi nắng về không được nhảy ngay xuống sông v.v.v ai làm ngược lại nghĩa là đi ngược lại Phong Thủy, ngược lại quy luật tự nhiên, đoản mệnh.
    b) Yếu tố nhân tạo ảnh hưởng đến con người: Màu cam, nâu, xanh đậm tạo cảm giác ăn ngon, yên tâm (vì thế quán cafe, phòng ăn, viên thuốc hay có màu này) Màu đỏ kích thích sáng tạo, màu hồng gây hưng phấn, màu tím gây lạnh lẽo, ma quái v.v.v
    Nhà hướng Đông Nam thì đón gió và nắng tốt, trần P.ngủ cao quá khác đếch gì ngủ trong giếng, thấp quá lại có cảm giác nó sắp rơi xuống, phòng dài thì như cái quan tài, ngồi ăn trước WC thấy mùi lạ mặc dù thực ra chả có mùi gì cả, đi ngủ mà treo con dao phay lên trên giường ngủ thì đếch thể ngủ nổi, dầm đè ngang phòng (đây là vị trí và ngũ hành của đồ vật, cái này bác nào hiểu sâu chỉ giáo tôi với) v.v.v
    Ai thích thì cứ làm ngược lại, tôi bảo là sai Phong Thủy rồi tin hay không thì tùy.
    c) Yếu tố siêu nhiên: Bác nào khoái thì dọn nhà vào giữa bãi tha ma mà ở, à không chính quyền sẽ không cho phép - vậy đêm đêm mò vào đấy mà ngủ, không cần ví dụ.

    Trên đây chỉ là những ví dụ dễ hiểu và thực tế nhất thuộc phạm trù giải quyết của Phong thủy, nếu làm nhà dựa vào Phong Thủy mà phải chịu khói bụi, uế khí, nắng quái, gió độc, các Cụ bảo là Tà khí v.v.v thì không thằng nào đi thuê thầy địa lý, chưa nói đến các vấn đề trừu tượng khác như tuổi tác số mệnh, nếu biết thì suy cho cùng cũng là làm sao cho thiên - địa - nhân dung hòa nhất mà thôi, biện chứng hơn thì là "con người sống trong môi trường có ứng xử đúng mực và văn hóa", chặt cây phá rừng, lấp hồ đầu nguồn, đục thủng tầng ô-zôn, lấy sông làm mương thải v.v.v đều đã được công nhận là sai, các Cụ bảo chúng mày làm sai Phong thủy, đi ngược lại lẽ tự nhiên của trời đất.

    Mong các bác chỉ giáo thêm.
    k66473 thích bài này.
  6. TuanSD

    TuanSD Guest

    À, em có đọc qua Kinh dịch, sau một thời gian khổ sở đọc cho nó xong đi vì trót đọc rồi em tóm lại theo cái hiểu biết của em nó thế này:
    Về cơ bản, Kinh dịch mang tính biện chứng vì vài lẽ sau:
    - Kinh dịch nghiên cứu tổng quát quy luật hoạt động của thế giới xung quanh con người, từ đó suy ra các hệ quả đối với con người. Phân các dạng vật chất trong thế giới ra 5 loại thuộc tính Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ và có quan hệ sinh khắc với nhau là rất thuyết phục và biện chứng (vì họ không có bảng tuần hoàn hóa học, hơn nữa bảng tuần hoàn hóa học là sự chi tiết hóa và lại không tổng hợp khái niệm được như ngũ hành), lại tính toán dựa trên thuyết Âm Dương xoay vần là hoàn toàn thông minh, vì sau này chiết giải cụ thể ra, Dương bao gồm rất nhiều thứ thuộc tất cả các lĩnh vực con người biết đến như là Âm thanh chẳng hạn, chứ không đơn giản là 1 chữ Dương, Âm cũng thế. Nhờ có quan niệm tổng hợp và chặt chẽ như vậy nên lý thuyết này có thể giải thích được quy luật của Vũ trụ chứ không như khoa học phương Tây, chứng minh từng viên sỏi 1 là nó tròn hay méo.
    - Có thể chiết giải được 1 quẻ đòi hỏi phải có kiến thức và hiểu biết rất rộng trên nhiều lĩnh vực thì mới cho 1 kết quả chính xác. Căn bản em thấy Kinh dịch là sự tổng hợp các chiêm nghiệm về vạn vật của các Cụ, vì vậy bác nào giải được quẻ cũng phải biết nhiều về cái vạn vật đấy, biết chưa đủ mà phải hiểu mới đủ. Căn bản vậy nên em bảo nó biện chứng.
    - Hà đồ, lạc thư chỉ là Công cụ tính toán dựa trên sự biện chứng của Âm dương ngũ hành tương sinh tương khắc. Nó phát triển trên sự thống nhất từ đầu đến cuối của thuyết này, tính đúng hay sai là do người tính mà thôi.

    Không biết quan niệm em thế sai hay đúng, các bác đào tạo em thêm.
  7. thdhau

    thdhau Guest

    Sao lại khác nhau

    Chào các bác. Tôi chưa biết nhiều về phong thuỷ nên có chút thắc mắc nhỏ, bác nào biết thì giảng giải dùm tôi với.
    - Tôi tuổi canh thân, trong tử vi là mệnh Mộc (Thạch lựu mộc), nhưng khi xem trong sách phong thuỷ thì mệnh của tôi lại là Khôn Thổ. Vì sao phong thuỷ và tử vi lại khác nhau vậy?
    Mong được sự góp ý của mọi người.
  8. nguoi_la

    nguoi_la Thành viên

    Bài viết:
    83
    Được Like:
    22
    Em ko biết gì về Phong Thủy nên ko dám nói. Em chỉ xin nói một chút về Châm Cứu. Nếu các bác nào nói chỉ tin 100% vào cái gọi là Khoa Học thì ko nên lắm.
    Em dẫn chứng trường hợp của chính em. Em bị tai nạn giao thông. Sau khi Tây Y giúp em hồi phục sức khỏe thì đến 1 cái mà các bác sĩ Tây Y bó tay. Thật sự là các bác ấy bó tay. ko cách nào dùng Tây Y có thể giúp em chữa khỏi được.
    Đó là sau khi bị tai nạn, em bị liệt dây thần kinh số 7 trên mặt. Vì thế em bị liệt một bên cơ mặt và ko thể nào huýt sáo hay cười một cách bình thường được. Và em phải cầu cứu tới một lương y là chủ nhiệm hội Đông Y gì đó của HCM. Sau một thời gian lươnh y này châm cứu cho em thì em hoàn toàn bình thường trở lại. Vị lương y này có nói, châm cứu chỉ là đời trước dạy lại cho đời sau chứ thật sự lý giải một cách khoa học thì ko bao giờ có thể lý giải được.
    Ko bao giờ có thể lý giải được tại sai ở đó có huyệt đó và châm vô đó thì sẽ tác động tới cái gì. tất cả chỉ là truyển đời.
    Cho nên văn hóa phương Đông hoàn toàn còn nhiều bí ẩn. Vì thế ko nên mỗi cái lại lôi khoa học ra. (Chú thích là em đang học một trường ĐH về kỹ thuật)
  9. vtelezoo

    vtelezoo Thành viên

    Bài viết:
    18
    Được Like:
    3
    Nghe lạ quá! Sao đến chữa bệnh mà không biết rõ vị lương y ấy "chủ nhiệm hội Đông Y gì đó"?
    Mình cũng đang có người bạn muốn đi châm cứu, bạn có thể chỉ giúp vị lương y ấy không? Ông tên gì? địa chỉ? Thank!
  10. thinhbeo2001

    thinhbeo2001 Thành viên

    Bài viết:
    251
    Được Like:
    117
    Bạn chưa hiểu hay cố tình không hiểu vậy bạn hiền
    Mệnh bạn là THẠCH LỰU MỘC là chính mệnh mộc rồi, Nhưng THỔ NGŨ CỤC, CUNG KHÔN cũng là chính xác thôi. Hiểu ko bạn???
    Tử vi có cách PHÂN CỤC. nó có ảnh hưởng đến các tính toán liên quan đến an sao. Có các cục sau
    - Thủy nhị cục - 2
    _ Mộc tam cục - 3
    _ Kim tứ cục - 4
    _ Thổ ngũ cục - 5
    _ Hỏa lục cục - 6
    Phân theo âm dương thì Mộc,thổ cục ( 3,5 ) là dương, còn lại là âm.
    Tại sao lại có nó???
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.