Những bức ảnh đi cùng năm tháng

Thảo luận trong 'Kinh Nghiệm Chụp Ảnh' bắt đầu bởi hailua_here, 30 Tháng tám 2007.

  1. hailua_here

    hailua_here Thành viên

    Bài viết:
    41
    Được Like:
    58
    13. Thành phố HiroshimaBức ảnh này do nhà nhiếp ảnh George Silk chụp thành phố Hiroshima (Nhật Bản) 3 tuần sau khi nó bị san bằng bởi quả bom nguyên tử của Mỹ năm 1945, một tội ác mà nhân loại không thể nào quên (bức ảnh này nằm trong cuốn sách "100 bức ảnh đã làm thay đổi thế giới")
    [​IMG]
    asam and anhlu2000 like this.
  2. hailua_here

    hailua_here Thành viên

    Bài viết:
    41
    Được Like:
    58
    14. Người đàn ông Marlboro
    Đây là bức ảnh do Leonard McCombe chụp C.H.Long, một đốc công 39 tuổi của trang trại JA ở Texas. Năm 1949, khi bức ảnh của Long được đăng tải trên tạp chí LIFE, hãng quảng cáo Leo Burnett đã nhận ra một ý tưởng quảng cáo độc đáo, và thế là danh xưng "Người đàn ông Marlboro" (Marlboro Man) dựa trên bức ảnh của Long đã trở thành hình ảnh quảng cáo cực kỳ thành công, giúp Marlboro trở thành nhãn hiệu thuốc lá hàng đầu thế giới

    [​IMG]
    asam and anhlu2000 like this.
  3. hailua_here

    hailua_here Thành viên

    Bài viết:
    41
    Được Like:
    58
    15. Đương đầu với dãy xe tăng GIẢI THƯỞNG NĂM 1989 - Charlie Cole
    Charlie Cole kể lại câu chuyện ông đã chụp được tấm hình đầy kịch tính hồi năm 1989.
    Đó là hình chụp một người biểu tình đương đầu với một dãy xe tăng của Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân ở Quảng Trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, trong cuộc biểu tình đòi cải cách dân chủ.
    Không ai biết điều gì đã xảy ra đối với ‘người đàn ông xách túi đồ’ sau khi ông này bị cảnh sát mật Trung Quốc lôi đi, nhưng sự kiện đã dấy lên sự phản đối quốc tế mãnh liệt.

    Và dưới đây là câu chuyện kể của Charlie Cole
    Tháng Năm 1989, là một nhiếp ảnh gia của tạp chí Newsweek, tôi được gửi đi Bắc Kinh. Khi đó, các cuộc biểu tình của sinh viên ngày càng nhiều lên.
    Hai nhà nhiếp ảnh khác của tạp chí là Peter Turnley và Andy Hernandez đã có mặt ở đó từ trước.
    Vài ngày sau khi tôi tới nơi, các cuộc biểu tình dường như đã qua giai đoạn đỉnh điểm. Từng đám người biểu tình và các hoạt động giảm xuống tới mức rất nhiều phóng viên, các nhiếp ảnh gia bắt đầu quay trở về văn ph*ng của họ đặt rải rác ở các nơi trong vùng Á châu.
    Newsweek bảo tôi cứ ở lại.
    Buổi chiều tối ngày Ba tháng Sáu, sau một ngày đương đầu căng thẳng giữa phía quân đội và những người biểu tình, quân đội bắt đầu bao vây trung tâm thành phố và cuối cùng, họ cho xe tăng và xe bọc thép vào ngay giữa Quảng Trường Thiên An Môn.
    Phía trên quảng trường, ở ngay trước Tử Cấm Thành, một chiếc xe bọc thép bị xé lẻ khỏi đội hình.
    Trong lúc hoảng loạn tìm cách thoát khỏi đám đông, chiếc xe này đã cán lên một số người biểu tình. Ngay lập tức, điều đó đã làm dấy lên tình trạng bạo lực.
    Đám đông chặn chiếc xe, lôi những người lính ra, giết chết rồi phóng hoả đốt xe.
    Cảnh tượng diễn ra ngay trước mắt một số tiểu đội lính đứng cách đó khoảng 150 mét.
    Đứng cạnh những chiếc xe đang bốc cháy, tôi nhìn xuống đại lộ và qua ngọn lửa màu vàng, tôi đã thấy binh lính lên đạn các khẩu AK-47.


    Cảnh sát mật
    Tôi nhìn quanh, định tìm chỗ nấp nhưng không có. Nơi duy nhất có thể trú ẩn được là đi ngược lên Đại Lộ Trường An, gần với Khách Sạn Bắc Kinh.
    Khi tôi vừa đến gần những tán cây trên phố thì quân đội nổ sung vào đám đông ở phía trên quảng trường.
    Mọi người hoảng loạn khi bị bắn.
    Trời rất tối nên tôi không thể chụp ảnh, mà khi đó lại không thể dùng đèn flash được.
    Tôi nhìn quanh và phát hiện ra là chỉ có một nơi duy nhất có thể chụp hình. Đó là mái của một toà nhà, nơi có thể chứng kiến được quang cảnh quảng trường cùng tình trạng lộn xộn ở đó.
    Tôi vào khách sạn Bắc Kinh, nơi có thể nhìn được quang cảnh phía trên của quảng trường, nhưng bị cảnh sát mật thuộc ph*ng An ninh Công cộng Trung Quốc chặn lại.
    Một cảnh sát mật chạy tới, dùng dùi cui điện chọc vào sườn. Những người khác đấm đã tôi.
    Họ tước lấy túi ảnh của tôi và lấy đi tất cả những cuốn phim tôi chụp chiều hôm đó. Họ định giữ những chiếc máy ảnh nhưng tôi nói với họ rằng máy ảnh sẽ chả làm được tích sự gì khi không có phim. Họ trả máy lại và tôi nói tôi sẽ đi lên ph*ng riêng.
    Các cảnh sát mật đã bỏ sót ba cuốn phim chưa rửa mà tôi cất ở túi trong.

    Bị thương
    Trong lúc chạy ngang của sảnh khách sạn, tôi va vào ông bạn Stuart Franklin, nhiếp ảnh của tạp chí Magnum được cử sang làm việc cho tạp chí Time.
    Stuart ở tầng tám của khách sạn và nếu đứng từ ban-công, chúng tôi có thể thấy tương đối rõ những gì đang diễn ra. Lúc này tôi đếm được 64 người bị thương hoặc bị giết. Tôi và Stuard cố gắng chụp thêm các bức hình dựa vào ánh sáng đèn đường, nhưng không kết quả lắm.
    Nơi trước đó từng có hàng trăm người tụ tập thì nay chỉ còn những chiếc xe đạp bị quẳng lại bên những chiếc xe buýt bị đốt cháy.
    Vào khoảng 4 - 5 giờ sáng, hàng đoàn xe tăng chạy vào quảng trường nghiền nát xe buýt, xe đạp và người dưới bánh xích.
    Ngày hôm sau, ngày 5 tháng Sáu, tôi và Stuard lại ra ban công theo dõi tình hình.
    Khi trời sáng, hàng trăm lính xếp hàng trước lối vào quảng trường. Họ nấp sau những chướng ngại vật, chĩa tiểu liên vào sinh viên và dân cư tò mò đang đứng cách đó khoảng 100 mét.
    Chúng tôi nhìn thấy là hầu như trên mái nhà nào, kể cả toà nhà chúng tôi đang đứng, cũng có cảnh sát mật mang ống nhòm và đài radio đang tìm cách kiểm soát tình hình.
    Vào khoảng trưa, chúng tôi nghe tiếng xe bọc thép nổ máy và bắt đầu rời quảng trường. Để giải tán đám đông ở Đại lộ Trường An, một số súng máy đã nhả đạn vào đám đông. Mọi người bỏ chạy vì hoảng loạn.


    Người đàn ông với túi đồ
    Ngay sau đó, khoảng 25 xe tăng xếp hàng bắt đầu lăn bánh theo cùng hướng dọc theo đại lộ.
    Đột nhiên, chúng tôi thấy một thanh niên bước ra từ lề đường, một tay cầm chiếc áo khoác, tay kia cầm túi siêu thị bước vào lối đi của những chiếc xe tăng với ý định chặn đoàn xe lại.
    Thật là chuyện không thể tin được, nhất là sau tất cả những gì đã xảy ra. Không thể tin được điều đó, tôi vừa tiếp tục chụp ảnh, vừa dự đoán về số phận bất hạnh của anh.
    Và tôi ngạc nhiên khi thấy chiếc xe tăng đi đầu dừng lại rồi tìm cách đi vòng quanh người thanh niên. Thế nhưng anh lại tiếp tục chặn đầu xe. Cuối cùng, cảnh sát mật tóm lấy người thanh niên và và lôi anh đi.
    Tôi và Stuart nhìn nhau, cùng kinh ngạc về những gì mình vừa mới chứng kiến và ghi lại được bằng hình ảnh.
    Sau đó, Stuart đi đến trường Đại Học Tổng Hợp Bắc Kinh còn tôi ở lại chờ đón những gì sẽ tới. Ngay sau khi Stuart rời khỏi, các cảnh sát mật đã bật tung phòng khách sạn của chúng tôi. Bốn nhân viên tràn vào, đánh tôi trong lúc một số người khác thì giằng lấy chiếc máy ảnh.
    Họ lôi phim ra khỏi chiếc máy ảnh và thu hộ chiếu của tôi. Sau đó, họ buộc tôi viết rằng tôi đã chụp ảnh trong lúc có thiết quân luật, và việc mà khi đó tôi không biết rằng sẽ đi theo một án tù nặng nề. Sau đó, họ để một người canh gác tại cửa ph*ng.
    Tôi đã kịp cất cuốn phim có chụp hình xe tăng trong hộp nhựa rồi giấu trong bể chứa nước của bồn cầu.
    Với thời điểm đó, có thể nói, anh hùng đã tạo nên thời thế, chứ không phải là thời thế tạo anh hùng.
    Khi họ bỏ đi, tôi đã lấy ra và mang tới Hiệp Hội Báo Chí tráng rửa và chuyển về cho Newsweek ở New York.

    Ba nhiếp ảnh gia khác cũng đã chụp được hình ảnh này từ những góc độ khác nhau.
    Rất nhiều cơ quan và các tạp chí đã tìm cách xác định danh tính người thanh niên và những gì đã xảy ra với anh sau đó. Một số người nói anh tên là là Vương @ỵ Lâm, nhưng không chắc chắn lắm.
    Cá nhân tôi nghĩ rằng chính phủ Trung Quốc có lẽ đã thủ tiêu anh. Có lẽ để anh xuất hiện thay vì phải im lặng thì sẽ có lợi hơn cho chính phủ trước sự giận dữ của thế giới.
    Nhưng họ không làm vậy. Khi đó, nhiều người đã bị xử tử với những hành vi ít nghiêm trọng hơn nhiều so với hành động của anh.
    Tôi tin rằng hành động của anh đã chinh phục trái tim mọi người ở khắp nơi. Với thời điểm đó, có thể nói, anh hùng đã tạo nên thời thế, chứ không phải là thời thế tạo anh hùng.
    Anh trở thành biểu tượng, tôi chỉ là một người cầm máy. Tôi thấy tự hào vì mình đã ở nơi đó

    [​IMG]
    asam and anhlu2000 like this.
  4. hailua_here

    hailua_here Thành viên

    Bài viết:
    41
    Được Like:
    58
    16. GIẢI THƯỞNG NĂM 1983 - Mustafa Bozdemir
    Phóng viên ảnh Bozdemir đã chứng kiến cảnh "tóc bạc lại tiễn tóc đen" : tất cả 5 người con của cô Kezban Ozer đều bị chôn sống sau một trận động đất lớn ở phía đông của Thổ Nhĩ Kì tại Koyunoren , vào ngày 30 tháng 10 năm 1983
    [​IMG]

    17. GIẢI THƯỞNG NĂM 1984 - Pablo Bartholomew
    Bhopal, Ấn Độ, Tháng 12 năm 1984.
    Rò rỉ khí ga độc hại là nguyên nhân dẫn đến cái chết của đứa bé. Bức tranh thể hiện mặt trái của công nghiệp hóa
    [​IMG]
    asam and anhlu2000 like this.
  5. haidove

    haidove Ex-Mod

    Bài viết:
    671
    Được Like:
    588
    toàn ảnh buồn không, cảm ơn bác
  6. potato

    potato Thành viên

    Bài viết:
    384
    Được Like:
    163
    mấy tấm này ko có tấm nào rõ và sắt nét. ko đẹp bằng shap 903. Điều gì khiến nó trở nên nghệ thuật ???
  7. vominhkhong

    vominhkhong Thành viên

    Bài viết:
    215
    Được Like:
    24
    Nghệ thuật chưa hẳn là phải sắc nét, mà nghệ thuật là thể hiện được cái hồn và khoảnh khắc của tấm ảnh.
  8. asam

    asam Thành viên

    Bài viết:
    525
    Được Like:
    345
    Và những bức đó vẫn mãi còn hoài theo năm tháng. Thời khắc lịch sử, cột mốc thời gian .... 50 năm, 100 năm, giá trị của nó vẫn còn.