Siêu phẩm mọi thời đại-đọc trên mobile (luôn cập nhật)!

Thảo luận trong 'S60/S80/S90: KIẾN THỨC & KINH NGHIỆM' bắt đầu bởi xuongrongdat, 23 Tháng một 2007.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. xuongrongdat

    xuongrongdat Ex-Mod

    Bài viết:
    2,401
    Được Like:
    2,821
    Nào,mới các bạn với siêu phẩm vang... vang.....vang dội của Bram Stoker :p

    BÁ TƯỚC DRACULA- BRAM STOKER

    [​IMG]

    *Về tác phẩm :
    “Ở đó, trên cái giường, là bá tước Dracula. Thoạt đầu Jonathan nghĩ ông đã chết. Mắt ông vẫn mở to, và gương mặt thì nhợt nhạt. Không có hơi thở từ miệng hay mũi của ông, và cũng chẳng nghe nhịp đập của con tim trong lồng ngực. Nhưng có một cái gì đó trong đôi mắt của ngài bá tước làm Jonathan cảm thấy sợ hãi. Chúng không có ánh nhìn lạnh lẽo của một người đã chết rồi. Chúng cứ chăm chăm vào khoảng không xung quanh anh, với một một sự căm ghét ma quái….”
    Bá tước Dracula sống trong một toà lâu đài to lớn ở Transylvania, nhưng ông muốn mua một ngôi nhà ở Anh. Một công ty ngành luật ở London đã cử Jonathan Harker đến lâu đài Dracula để giúp ngài bá tước trong việc mua bán. Dracula tỏ ra rất thân thiện và lịch sự đối với vị khách mời, nhưng có một cái gì đó làm Jonathan cảm thấy rất lạ. Tại sao tất cả những cánh cửa thông các phòng trong lâu đài đều bị khoá chặt ? Tại sao trong cả lâu đài không hề có một chiếc gương nào ? Tại sao ngài bá tước chỉ thức dậy vào ban đêm, và tại sao ông lại tỏ ra quan tâm một cách kỳ lạ đến những bức ảnh của cô bạn gái của Jonathan, Mina ? Và rồi, khi Jonathan khám phá ra bí mật của bá tước Dracula, anh muốn trốn chạy. Nhưng bằng cách nào ? Anh đã là tù nhân trong chính toà lâu đài này. Liệu anh có thể trở về nước Anh và gặp lại Mina ?

    Khi nào một con người không còn là người nữa ? Khi nào ta có thể trở thành một sinh vật khác ? Từ đầu thế kỷ thứ 19, nhiều tác giả đã tìm thấy cảm hứng viết sách trong các câu hỏi tương tự như trên. Hai trong những câu chuyện thành công nhất chính là Dr Jekyll and Mr Hyde (1886) của Robert Louis Stevenson và Picture of Dorian Gray của Oscar Wilde (1981). Và sau đó, tháng 6/1897, đến lượt Dracula của Bram Stoker ra đời.
    Mẹ của tác giả Stoker, trong một lá thư gửi cho con trai ờ Anh từ Ireland, đã viết : “Không có một tác phẩm văn học nào, kể từ sau cuốn Frankenstein của bà Shelley, mà hay hơn tác phẩm của con. Chắc chắn Dracula sẽ kiếm được cho con rất nhiều tiền và làm cho con trở nên nổi tiếng”. Quả nhiên, Dracula đã tạo nên hiện tượng best-seller ngay khi vừa xuất bản và Stoker kiếm được kha khá tiền. Nhưng ông vẫn không trở nên nổi tiếng, mãi cho đến khi ông qua đời. Dracula cho đến bây giờ vẫn còn là một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng nhất. Cuốn sách được dịch ra hơn 40 thứ tiếng và đã có rất nhiều phim kể về ngài bá tước Dracula, nhiều hơn bất kỳ nhân vật tiểu thuyết nào, ngoại trừ Sherlock Holmes. Khách du lịch đến thăm Romania ngày nay sẽ được ghé thăm “lâu đài Dracula” (nhưng tác giả Bram Stoker chưa bao giờ đặt chân đến đất nước này)
    Dracula không phải là tác phẩm đầu tiên viết về ma cà rồng. Tác giả Bryon cũng đã từng viết về chúng (The Giaour 1813) và John Polidori thì viết The Vampyre vào năm 1818 (một năm trước khi Mary Shelley viết Frankenstein). Tác phẩm Der Vampyr của Heinrich Marschner đã nổi tiếng ở Đức một thời gian dài trước khi Stoker bắt đầu viết Dracula.
    Những câu chuyện về ma cà rồng đã có từ rất lâu. Những người dân ở Slavonic đã tin về sự có mặt của chúng từ hàng trăm năm nay. Trong những truyền thuyết ấy, những kẻ xấu xa thường biến thành ma cà rồng sau khi chết. Họ trở về trong hình thù của một con dơi to lớn và hút máu những người đang ngủ say. Những nạn nhân cũng sẽ trở thành ma ca ròng. Nếu ma cà rồng có khả năng tìm được máu để uống thường xuyên, chúng không bao giờ chết. Người ta tin rằng họ có thể tự bảo vệ bản thân trước sự tấn công của những sinh vật ma quỷ này bằng cách dùng môt số loài cây cỏ, như tỏi, và với lửa.
    Khi tôn giáo đến với những người dân xứ Slavs, những câu chuyện về ma cà rồng cũng không vì thế mà bị ngăn lại. Nhưng người ta cũng tin rằng, có một vài đồ vật của Chúa, như cây thánh giá, cũng có thể bảo vệ họ. Và chỉ có một cách duy nhất để tiêu diệt một con ma cà rồng – và để cứu lấy linh hồn người đã chết. Theo đó, họ tin rằng, bẳng một que gỗ dài và sắc nhọn, đâm thủng xuyên qua tim.

    *Về tác giả :
    Abraham Stoker sinh vào năm 1847 ở Dublin, xứ Ireland. Ông là một học sinh xuất sắc ở đại học (Trinity College) và cũng là một chân chạy và chân bóng đầy tài năng. Khi còn là học sinh, Stoker đã đi xem kịch ở một rạp hát Dublin và gặp được một diễn viên gạo cội người Anh, Henry Irving. Stoker bắt đầu yêu kịch nghệ và ông không bao giờ quên được Henry Irving.
    Sau khi tốt nghiệp đại họ, ông làm việc cho văn phòng nhà nước. Đó là một công việc đáng chán, nhưng ông đã làm nó trở nên thù vị hơn : ông tổ chức các buổi trò chuyện ở trường đại học về các nhà văn, tác giả lỗi lạc nước Anh. Ông cũng viết tác phẩm đầu tay của mình vào thời gian đó, The Chain of Destiny, được in trên tạp chí Shamrock vào năm 1875.
    Vào năm 1878, ông kết hôn, từ bỏ công việc ở Ireland và chuyển về London. Ở đó, ông tìm thấy công việc với người diễn viên mà mình gặp lần đầu ở Dublin vào 11 năm trước. Ông trở thành người cận vệ của Ngài Henry Irving. Irving là diễn viên và nhà sản xuất kịch nổi tiếng nhất nước Anh thời bấy giờ. Những vai diễn yêu thích của ông là các tác phẩm của Shakespear, nhưng ông cũng sản xuất và diễn các vai khác. Những câu chuyện ngày càng gay cấn hơn và đáng sợ hơn cuộc sống thật, và có lẽ Stoker đã bắt đầu cảm thấy thú vị về những con ma cà rồng từ chính những vai diễn này. Và cũng có thể, Stoker đã lấy Henry Irving làm hình tượng mẫu khi ông viết về Bá Tước Dracula. Nhiều độc giả đã tin như vậy.
    Stoker đã đi du lịch trên khắp nước Anh và Mỹ nhiều lần với Irving và công ty sản xuất kịch. Suốt thời gian đó, ông bắt đầu viết một cách nghiêm túc. Quyển sách đầu tay, vào năm 1879, viết về những quan toà Ireland. Sau đó, ông còn viết 15 tác phẩm khác, trong đó có một quyển sách dành cho thiều nhi, Under the Sunset (1881) Và Dracula (1897) đương nhiên là tác phẩm nổi tiếng nhất.
    Vào năm 1905, Henry Irving qua đời và Stoker đã viết 2 quyển sách về ông – Personal Reminiscences of Henry Irving – trong những năm tiếp theo.
    Bram Stoker mất ở London vào năm 1912.


    Thui, giới thiệu nhiều quá rùi, hì hì, và đây, mời các bạn thưởng thức một tác phẩm hay... rùng rợn này (mình gan dạ lắm mà cũng sởn gáy mấy phen, híc!):

    Bá tước Dracula (xem bằng MobiReader nghen!)
    yeuchip thích bài này.
  2. xuongrongdat

    xuongrongdat Ex-Mod

    Bài viết:
    2,401
    Được Like:
    2,821
    Đổi gió để qua cơn rùng rợn Dracula (mà phải công nhận hay thiệt), híc híc!!!
    Tác phẩm sắp tới mình sắp giới thiệu cho các bạn :

    TIẾNG CHIM HÓT TRONG BỤI MẬN GAI- Coleen Mc Cullough.

    Mình "sơ giới" cái đã (giới thiệu sợ lược đó mà, hì!):

    Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng hót hay nhất thế gian. Có lần nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm cho bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khổ khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi, và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả hoạ mi và sơn ca phải ghen tỵ. Bài ca duy nhất, có một không hai, bài ca phải đổi bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian lặng đi lắng nghe, và chính Thượng Đế trên Thiên Đình cũng mỉm cười. Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại…..

    Mời các bạn đón xem !!!
  3. xuongrongdat

    xuongrongdat Ex-Mod

    Bài viết:
    2,401
    Được Like:
    2,821
    Pagani, yeuchip and vit con like this.
  4. xuongrongdat

    xuongrongdat Ex-Mod

    Bài viết:
    2,401
    Được Like:
    2,821
    Như đã sơ lược trước, bây giờ là tác phẩm có một không hai (tất nhiên, hì hì!), đã được chuyển thể thành phim rất là nổi tiếng "Những con chim ẩn mình chờ chết", chúng ta đến với một tác phẩm của Colleen McCullouch:

    TIẾNG CHIM HÓT TRONG BỤI MẬN GAI

    [​IMG]

    Tiểu thuyết Tiếng chim hót trong bụi mận gai xuất bản năm 1977, vừa ra đời đã được độc giả hoan nghênh và giới phê bình đánh giá cao. Ít lâu sau nó được dịch ra 7 thứ tiếng và trở thành tác phẩm ăn khách nhất trong suốt mấy năm liền ở phương Tây.

    Một điều đặc biệt là tác giả của tiểu thuyết này, Colleen McCullouch, không phải là nhà văn chuyên nghiệp. Bà chỉ là một nhân viên y tế bình thường nhưng được đi nhiều nơi từ Úc, sang Âu sang Mỹ và đã kinh qua nhiều nghề như làm báo, công tác thư viện, dạy học... Có lẽ vì vậy mà vốn sống, những tư tưởng mới mẻ được thể hiện khá rõ trong tác phẩm của bà.

    Tiếng chim hót trong bụi mận gai
    được thai nghén trong ngót bốn năm kể về lịch sử ba thế hệ của một gia đình lao động – gia đình Kliri. Sự phát triển, kế thừa và đổi mới của ba thế hệ gia đình này là hình mẫu thu nhỏ của lịch sử dân tộc. Các thế hệ sau kế thừa những nét tốt đẹp nhất của gia đình – tính cần cù, tự chủ, kiên cường và lòng tự hào gia đình, song phát triển lên một bước mới cao hơn. Nếu Fiôna gan góc chịu đựng mọi tai họa dành cho số phận của mình thì con gái bà, Mecghi đã tìm mọi cách giành lấy hạnh phúc từ tay Chúa trời, và con gái của Mecghi, Jaxtina là một cô gái hiện đại với những chuẩn mực đạo đức hoàn toàn khác.

    Tiếng chim hót trong bụi mận gai
    tập trung vào xung đột tâm lý – đạo đức nhiều hơn là vấn đề giai cấp – xã hội. Các nhân vật tuy bị đặt vào những tình thế khắc nghiệt nhưng họ vẫn có những cách xử trí riêng mang đậm dấu ấn cá nhân và nổi trội hơn cả là mối tình trong sáng của Mecghi và cha đạo Ranfo de Brikaxxa. Tính hiện thực và lãng mạn trong tác phẩm này hòa lẫn vào nhau tới mức nhuần nhị cũng góp phần không nhỏ vào sự thành công của tác phẩm.

    Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót có một lần trong đời, nhưng hót hay nhất thế gian. Có lần nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm cho bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nổi đau khổ khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi, và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và họa mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất, có một không hai, bài ca phải đổi bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian lặng đi lắng nghe, và chính thượng đế trên thiên đình cũng mỉm cười. Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nổi đau khổ vĩ đại… Ít ra là truyền thuyết nói như vậy.

    [​IMG]

    Và đây, mời các bạn cùng thưởng thức: (muốn khóc quá, .... !!!)

    Tiếng chim hót trong bụi mận gai (đọc bằng MobiReader nha!)
  5. special_ghost

    special_ghost Thành viên

    Bài viết:
    56
    Được Like:
    64
    @ xuong:Các tác phẩm văn học cổ điển chọn lọc - nxb Thanh Niên.:D
    khoabiboa2 thích bài này.
  6. xuongrongdat

    xuongrongdat Ex-Mod

    Bài viết:
    2,401
    Được Like:
    2,821
    @all: special_ghost sắp ra truyện "Ba chàng lính Ngự lâm", mới các bạn đón xem ! Mình vẫn đang làm tiếp một số truyện đỉnh đỉnh !=D> Và vẫn mong các bạn góp ý những siêu phẫm tiếp theo để thêm phần sôi nổi! Thanks all.
    khoabiboa2 thích bài này.
  7. khoabiboa2

    khoabiboa2 <b><font color=Indigo>Ex-Mod</font></b>

    Bài viết:
    1,890
    Được Like:
    1,181
    gửi 2 bạn xuongrongdat, special_ghost
    luôn ủng hộ 2 bạn
    về mấy link truyện này mình xin bái phục ...
    special_ghost and xuongrongdat like this.
  8. special_ghost

    special_ghost Thành viên

    Bài viết:
    56
    Được Like:
    64
    Đôi nét về Alexandre Dumas và Ba người lính ngự lâm
    [​IMG][​IMG]
    Một ngày năm 1842, một con người to lớn tràn trề sức lực hể hả bước vào phòng đọc thư viện Mác-xây và tự giới thiệu: Alexandre Dumas.
    Người thủ thư bối rối vì trọng vọng. Danh tiếng của Dumas lúc này đã vang dội. Ông mượn "Những hồi ký của ông D Artagnan" xuất bản năm 1704 và mượn luôn cả một bộ sách có tên: "Richelieu, Conbe và Majaranh(1). A. Dumas đã quên phắt không đem trả bộ sách đó. Một chi tiết rất nhỏ nhặt không đáng để ý nếu không có chuyện từ mấy cuốn sách ấy sinh ra cuốn truyện tuyệt vời "Ba người lính ngự lâm".
    Năm 1842 A. Dumas tròn bốn mươi tuổi, tức ông sinh năm 1802, cùng năm sinh với Victo Hugo, mà Hugo đã viết: "Thế kỷ ấy đã được hai năm" (Ce siècle a deux ans).
    A. Dumas gắn bó cả tâm hồn và thể xác với cách mạng. Ông tự mình cầm súng ra chia lửa với quân khởi nghĩa, tổ chức vệ quốc quân chống Bảo hoàng. Ông viết trong hồi ký: "Đó là những người của nhân dân mà người ta đã gạt bỏ sau khi sự nghiệp đã thành công. Sau khi canh gác ở cửa kho bạc, sắp chết đói đến nơi, họ đứng ở ngoài đường kiễng chân đất ngó vào đám thực khách ăn bám của chính quyền trèo trên lưng họ để leo lên, đang chia nhau chức vụ địa vị và danh vọng".
    Thái độ chính trị ấy của A. Dumas luôn được bộc lộc trong các tác phẩm của ông, tất nhiên cả ở Ba người lính ngự lâm. Ba người lính ngự lâm là tập đầu trong tiểu thuyết bộ ba hơn bốn nghìn trang viết, tiếp theo là hai tập Hai mươi năm sauTử tước Bragiơlon (còn gọi là Mười năm sau nữa) miêu tả xã hội Pháp trong vòng năm mươi năm qua hai triều đại Louis XIII và Louis XIV, với hai Giáo chủ kiêm Thủ tướng Richelieu và Mazaranh và Conbe, Tổng thanh tra tài chính và hoàng hậu Annơ Ôtrítsơ sau làm nhiếp chính dưới thời Louis XIV.
    Mặc dầu giá trị lớn lao của tác phẩm nhưng vì là tiểu thuyết đăng tải, cho nên không tránh khỏi những chỗ lầm lẫn trước sau, tính cách có phần đơn giản sơ lược và lối văn đã gần hai thế kỷ có phần dài dòng bao biện.
    Sáu trăm tác phẩm, một tác giả khổng lồ, một sức viết khổng lồ, một con người khổng lồ của thời đại. Sở thích lớn nhất của ông là làm việc. Ông viết liền ba tháng không nghỉ. Viết xong, ông dừng lại, đi du lịch. Nhưng từ Italia hoặc từ Tây Ban Nha trở về, ông luôn mang theo mấy cuốn mới viết xong. Khi viết, ông đem hết tâm hồn, tình cảm vào trong trang viết. Victo Hugo viết: "Ở thế kỷ này không ai được dân chúng mến yêu hơn A. Dumas. Cái ông gieo mầm, đó là tư tưởng Pháp. A. Dumas quyến rũ, mê hoặc, làm lợi, làm vui và dạy dỗ mọi người. Từ tất cả những tác phẩm của ông, rất phong phú, rất đa dạng, rất sinh động, rất duyên dáng, rất mạnh mẽ, toát ra một thứ ánh sáng riêng của nước Pháp!".
    Trở thành bạn của độc giả, đó là mong ước của nhà văn vĩ đại.
    Và ông đã làm được điều đó.
    Và đây là tác phẩm Ba chàng lính ngự lâm
    Chúc vui!
    khoabiboa2 and molotok like this.
  9. xuongrongdat

    xuongrongdat Ex-Mod

    Bài viết:
    2,401
    Được Like:
    2,821
    @ghost: mình tìm không ra "xứ Flance" ma ơi! không có 1 chỗ nào có nhắc tới luôn đó! tác giả thì sao nhỉ??? mình đang search xem có bản Cuốn theo chiều gió- Dương Tường dịch đầy đủ không đây!!!!!

    @all: đang phân vân giữa "Nô tì Isaura", "Hồng Lâu Mộng" và "Chúa tể của những chiếc nhẫn" !!!!! help help !
    vit con thích bài này.
  10. xuongrongdat

    xuongrongdat Ex-Mod

    Bài viết:
    2,401
    Được Like:
    2,821
    Thui, quyết định rùi, mình sẽ giới thiệu đến các bạn 1 tuyệt phẩm, rường cột của văn học cổ điển Trung Quốc. Được đưa vào nghiên cứu như một môn học chuyên ngành, người ta gọi là "Hồng học". Chắc các bạn cũng đã đoán ra mình định nhắc tới một tác phẩm để đời của tác giả nổi tiếng Tào Tuyết Cần:

    HỒNG LÂU MỘNG

    [​IMG]

    Trong lịch sử văn học Trung Quốc. Hồng Lâu Mộng có một vị trí đặc biệt. Người Trung Hoa say mê đọc nó, bình luận về nó(1), sáng tác về nó đến nỗi nói: “Khai đàm bất thuyết Hồng Lâu Mộng, Độc tận thi thư diệc uổng nhiên!” (Mở miệng mà không nói Hồng Lâu Mộng thì đọc hết cả thi thư cũng vô ích!). Có một ngành học chuyên nghiên cứu về Hồng Lâu Mộng, gọi là Hồng học; gần đây nhất vẫn thấy Trung Quốc in chuyên san “Hồng Lâu Mộng nghiên cứu”. - Có lẽ trên thế giới chỉ có Shakespeare là có một vinh dự lớn lao như thế, vì có “Shakespeare học”. Cái gì làm người Trung Quốc say Hồng lâu mộng “như điếu đổ” vậy? Trước hết, đó là do tác phẩm đáp ứng những nhu cầu sâu xa của thời đại. Thời nhà Thanh, dưới thời các hoàng đế Ung Chính, Càn Long (1723 - 1795) là thời kinh tế phồn vinh, chẳng những công nghiệp, thủ công nghiệp, mà cả khai thác mỏ, thương nghiệp...cũng phát triển mạnh mẽ. Các thành thị lớn như Nam Kinh, Dương Châu, Võ Xương, Nhạc Châu... buôn bán, sản xuất sầm uất là những đô thị lớn. Chỉ kể một thị trấn như Thanh Giang bên bờ Vận Hà thôi mà thời đó đã có hơn nửa triệu dân! Nền kinh tế tự phát tư bản chủ nghĩa đó trong lòng xã hội phong kiến chuyên chế mọt ruỗng và đang trên đà tan rã, đã đẻ ra một tầng lớp người thành thị, những người này có những nhu cầu thẩm mỹ mới. Tây Sương Ký, Mẫu đơn đình, Cổ kim tiểu thuyết, Liêu Trai... là những tác phẩm tả tình yêu, những số phận, những buồn vui cá nhân..., chính là sự “thăng hoa” của cuộc sống đã bắt đầu khác trước về chất của người thành thị. Hồng lâu mộng là sự thể hiện những tư tưởng của thời đại: tinh thần dân chủ, tinh thần phê phán đời sống xã hội phong kiến mục nát, phê phán những giáo điều truyền thống đã ăn sâu bén rễ hàng ngàn năm, đòi tự do yêu đương, giải phóng cá tính, đòi tự do bình đẳng, khát khao một lý tưởng cho cuộc sống...Tất cả những cái đó có những mặt kế thừa tư tưởng dân chủ thời Minh và đầu Thanh, nhưng nó chính là sản phẩm của ý thức tư tưởng thị dân đương thời. Giữa những khát vọng sâu xa ấy của con người thời đại và sự biểu hiện nó ra một cách nghệ thuật, đã có một cuộc hẹn hò tuyệt diệu qua Hồng Lâu Mộng.
    Đôi nét về tác giả nha: (rất tiếc là ko có tư liệu hình ảnh, help!)

    Tác giả chính của Hồng Lâu Mộng, Tào Tuyết Cần 1716(?) - 1763(?) giống như phần lớn các nhà văn lớn Trung Hoa trong lịch sử, viết văn là để giải tỏa nỗi niềm “cô phẫn”, là để ký thác những suy tư về con người và thời đại. Ông vốn sinh ra trong một gia đình đại quý tộc. Từ đời tằng tổ đến đời cha, thay nhau tập chức “Giang ninh chức tạo” là một chức quan to thu thuế. Năm lần vua Khang Hy tuần du phương Nam thì bốn lần ở lại nhà họ Tào, đủ biết sự sủng ái của nhà vua với gia đình ông ra sao ! Và cũng có thể đoán biết cuộc sống trong phú Giang hồi đó xa hoa, vương giá như thế nào ! Trong Hồng Lâu Mộng, Nguyên phi về thăm nhà có một buổi mà nhái xây cất bao nhiêu đình tạ trong vườn Đại quan, nữa là hoàng đế tuần du ngự đến nhà.Nhà ông chăng những là hào môn vọng tộc hiển hách như thế, lại còn có truyền thống văn chương. Ông nội ông, Tào Dần, đứng in bộ "Toàn Đường Thi trứ danh, và là một nhà thơ, tác giả "Luyện đình thi sao”. Nhưng cuộc sống vàng son đó của gia đình ông đã trôi qua, đã tan vỡ. Lúc Tào Tuyết Cần lớn lên thì tất cả đã ở đằng sau rồi: cha bị khép tội, bị cách chức, bị tịch biên gia sán, nhà họ Tào suy sụp và ông phải về sống ờ vùng ngoại ô phía tây thành Bắc Kinh trong cảnh: “cả nhà rau cháo, ruợu thường mua chịu”. Hồng Lâu Mộng do đó có thể xem là phản quang những hồi ức của Tào Tuyết Cần về cuộc sống quý tộc đã tan vỡ đó. Một mặt, đó là sự nhớ tiếc khôn nguôi những huy hoàng của vàng son lộng lẫy, cảm thấy tất cả nhuốm màu thê lương, hư vô, tất cả đều xê dịch về phía bế tắc, hủy diệt, tất cả đều đáng ân hận, và chỉ có thể cứu chuộc bằng Hư Vô, bằng siêu hình, bằng tôn giáo! Nhưng mặt khác, từ trong cuộc sống nghèo khó hôm nay, quay đầu nhìn lại thì cái khoảng cách lớn lao đó làm cho ông thấy được rõ hơn, khách quan hơn, bình tĩnh hơn những gì ông đã thấy, đã nếm trái về cuộc sống thối nát của giai cấp quý tộc và sự miêu tả khách quan "những quan hệ hiện thực” này làm ông trở thành một nhà hiện thực. Chí ít thì về mặt đó, ông đã lay chuyến được "niềm lạc quan về cái trật tự hiện tồn", và như thế, ông là sản phẩm của một thời đại, đồng thời đã nhìn xa hơn thời đại. Tào Tuyết Cần đề 10 năng dế viết 80 hồi đầu, Hồng Lâu Mộng: “Xem ra chữ toàn bằng huyết, cay đắng mười năm khéo lạ lùng”; năm lần sửa chửa, trong cảnh cùng khốn, ốm đau không tiền chạy thuốc, trong cánh đứa con yếu của ông chết. Và ông đã lìa đời trong cảnh đau khố dồn dập đó. Bình sinh, ông vẽ giỏi, hay thơ, thích rượu, cuồng phong. Người ta chỉ biết được về ông có thế thôi! Hai mươi tám năm sau khi ông mất, Cao Ngạc viết tiếp 40 hồi, đến khoáng 1792 - 1793 thì Hồng Lâu Mộng được in và lưu truyền khắp trung Quốc. Những hồi Cao Ngạc viết tiếp thì không thể hay bằng những hồi Tào Tuyết Cần viết, nhưng cũng phải nói là Cao Ngạc đã sống với tác phẩm và tri âm tác giả, nên đã hoàn thành dự định của Tào Tuyết Cần và nối tiếp bút lực của người đi trước, hoàn thành và bộc lộ trọn vẹn tư tưởng của tác phẩm, khiến cho tác phẩm vẫn giữ được vẻ hấp dẫn mãnh liệt.
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.