[JUSTIFY]Gsm.vn- Ngày nay, biến đổi khí hậu đang là một thách thức đối với tất cả mọi người trên toàn cầu. Điều này càng thể hiện rõ ràng hơn khi xem những bức ảnh tương phản được chụp ở các thời điểm khác nhau từ Google Earth. Những tấm ảnh này miêu tả cận cảnh sự thay đổi ở nhiều nơi trên toàn thế giới như Biển Aral, nơi đã từng là một trong những hồ lớn nhất thế giới, và bây giờ lần đầu tiên khô cạn hoàn toàn trong năm nay.[/JUSTIFY] [JUSTIFY] [/JUSTIFY] [JUSTIFY] [/JUSTIFY] [JUSTIFY]Những tấm hình này được tập hợp lại trong một cuộc triển lãm mở cửa từ ngày 20/11 tại Trung tâm Kiến trúc Đan Mạch ở Copenhagen, do nhà quy hoạch đô thị Kasper Brejnholt Bak đề xuất. Ông luôn bị ám ảnh bởi những tấm hình chụp từ Google Earth.[/JUSTIFY] [JUSTIFY] [/JUSTIFY] Khu ổ chuột lớn nhất thế giới ở Mehico[JUSTIFY] [/JUSTIFY] [JUSTIFY]Kristina Neel Jakobsen từ Trung tâm Kiến trúc Đan Mạch nói rằng những bức ảnh này làm cho ông say mê. Sau đó họ bắt đầu tìm kiếm tất cả các hình ảnh và tìm kiếm các điểm chung giữa chúng về thực phẩm, năng lượng, giao thông vận tải, và nước…[/JUSTIFY] [JUSTIFY] [/JUSTIFY] [JUSTIFY]Xem thêm: Google: Lại bị Liên Minh Châu Âu làm phiền[/JUSTIFY] [JUSTIFY] [/JUSTIFY] [JUSTIFY]Một số hình ảnh cho thấy cái nhìn hiện tại về một địa điểm duy nhất ví dụ như Cảng ở Singapore, nơi xử lý hơn 100.000 container trong một ngày hoặc những khu vườn trên mái nhà ở Havana, Cuba. Đó chính là những hình ảnh thú vị khi xếp lại gần bên nhau.[/JUSTIFY] [JUSTIFY] [/JUSTIFY] Khu ổ chuột của ngư dân ở Manila[JUSTIFY] [/JUSTIFY] [JUSTIFY]Còn trong các khu rừng nhiệt đới Brazil, Google Earth đã lưu trữ hình ảnh vệ tinh từ năm 1975, khi nạn phá rừng chỉ mới bắt đầu. Và bức ảnh thứ hai được chụp trong năm 2008, thì khu vực này đã được bao phủ các trại nuôi gia súc lớn và trồng trọt. Trong một thập kỷ qua, Brazil đã mất đi một diện tích rừng rất lớn do nạn tàn phá rừng bừa bãi gây ra.[/JUSTIFY] [JUSTIFY] [/JUSTIFY] Băng đang tan ở Nam Cực[JUSTIFY] [/JUSTIFY] [JUSTIFY]Trong khi đó ở Dubai, một hình ảnh năm 2003 cho thấy nơi này là một mảng lớn trống rỗng đầy cát. Và năm 2014, Dubai đã được bao phủ gần như hoàn toàn với đường cao tốc và những tòa nhà chọc trời, sự thay đổi đáng kinh ngạc[/JUSTIFY] [JUSTIFY] [/JUSTIFY] Đường cao tốc ở Mỹ[JUSTIFY] [/JUSTIFY] [JUSTIFY]Tại cuộc triển lãm, thay vì treo những bức ảnh được trên tường, thì những bức ảnh này được thắp sáng trên mặt đất trong một căn phòng tối, để khách tham quan có thể nhìn thấy từ trên xuống. Mỗi bức ảnh sẽ được ghép nối để tái hiện sự thật về sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu.[/JUSTIFY] [JUSTIFY] [/JUSTIFY] Nạn phá rừng ở Bolivia[JUSTIFY] [/JUSTIFY] [JUSTIFY]Jakobsen nhà tổ chức triễn lãm nói: "Chúng tôi hy vọng cuộc triễn lãm gây cho người xem một cái nhìn đầy suy ngẫm khi thấy trái đất đang thay đổi, và chúng ta được nhắc nhở rằng nguồn tài nguyên thiên nhiên không phải là vô hạn"[/JUSTIFY] [JUSTIFY] [/JUSTIFY] [JUSTIFY]Xem thêm: Tham vọng của Xiaomi[/JUSTIFY] [JUSTIFY] [/JUSTIFY] Theo fastcoexist
Nhìn đường cao tốc ở Mỹ hoành tráng quá. Nếu mà lạc trên cầu thì không biết xuống đâu nữa các bác nhỉ ?hi