Thủ phạm hack website Bộ GĐ-ĐT là học sinh cấp 3

Thảo luận trong 'Trò Chuyện Tổng Hợp' bắt đầu bởi microsun, 22 Tháng mười hai 2006.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. idiotbeer

    idiotbeer Thành viên

    Bài viết:
    15
    Được Like:
    1
    Mong sao các cô , các bác ở Bộ xem xét sự việc thật sự nghiêm túc với tinh thần trách nhiệm cao và 1 lương tâm trong sáng để nhân tài của nước mình không bị lụi tàn , nếu cứ xử ép nhân tài như thế này chẳng mấy chốc Việt Nam sẽ trở thành 1 nước thuộc thế giới thứ ba !
    Tại sao 1 người ăn học đàng hoàng muốn đóng góp chút công sức để xây dựng đất nước thì bị phạt nặng , còn những cô , cậu ăn ở không con nhà giàu chỉ xài tiền của cha mẹ ( tiền của cha mẹ cũng ko biết từ đâu mà ra ! ) để ăn chơi , phung phí , hay những vị quan chức dùng tiền nhà nước mà biết bao nhân dân phải khốn khổ mới đóng góp được để ăn chơi , thâu tóm quyền lực làm tổn hao kinh tế đất nước thì chả thấy ai đề cập đến ( nếu phạt thì chắc còn lâu ! ) . WHY ? WHY ? WHY ? :mad::mad::mad: :((:((:((
    Em bức xúc wá mong các anh chị trong diễn đàn thông cảm nhe !
  2. aphongs

    aphongs Ex-Mod

    Bài viết:
    692
    Được Like:
    225
    TT - Một lần nữa dư luận xung quanh việc em Bùi Minh Trí “tấn công” website của Bộ GD-ĐT lại nóng lên khi lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã có những phản hồi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Và một lá thư mới nhất của em Trí được gửi đến thầy Bộ trưởng. Tuổi Trẻ xin trích đăng để rộng đường dư luận...
    Ngày 20-11 hay 27-11?
    [​IMG]khi chờ đợi sự phán quyết cuối cùng, ngày ngày Trí (ngồi thứ hai từ trái sang) vẫn lên lớp cùng các bạn - Ảnh: Q.Vinh
    Trong tường trình gửi thầy Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân trong ngày 29-12, Bùi Minh Trí đã khẳng định ngày Trí thay hình Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân trên website Bộ GD-ĐT là ngày 27-11. Và quan trọng hơn, Trí đã trình bày chi tiết những sự kiện lẫn con người khá cụ thể để chứng minh điều này.
    Admin website www.moet.gov.vn báo cáo ra sao?
    Trước lá thư Trí gửi đi hai ngày, ngày 27-12, ông Chử Trần Kiên, quản trị mạng website www.moet.gov.vn, đã báo cáo (trích đăng): “Vào tháng 7-2006, chúng tôi phát hiện một account lạ có tên là Guanyu trên hệ thống máy chủ của website www.moet.gov.vn. Đây là thời điểm hệ thống máy chủ bị hở do cơ quan chuyển giao người quản trị website. Trong suốt thời gian từ tháng bảy đến 27-11-2006, ngày xảy ra sự việc thay đổi nội dung ảnh của bộ trưởng Bộ GD-ĐT, tôi không hề nhận được sự liên hệ, trao đổi nào của Trí. Điều này, bằng biện pháp kỹ thuật, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm tra lại qua hệ thống điện thoại, email.
    Vào cuối tháng 11-2006, Trí tiếp tục có hành vi xâm nhập website, bổ sung account hệ thống và ngày 27-11-2006 đã thay hình ảnh bộ trưởng Bộ GD-ĐT tại lễ chúc mừng Ngày nhà giáo Việt Nam bằng hình ảnh một cậu bé cởi trần”.
    Ngoài ra, nhiều báo cũng thông tin việc một học sinh “tấn công” website Bộ GD-ĐT, thay ảnh Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân là vào ngày 27-11.
    “Con không xúc phạm thầy Bộ trưởng vào Ngày thầy cô...”
    “Nỗi đau của tôi trong ngày 20-11-2006”
    Sáng chủ nhật, 19-11, Bộ GD-ĐT gặp và nghe góp ý hết sức sâu sắc và chân thành của 10 nhà giáo lão thành của nước nhà. Sáng thứ hai 20-11, các thầy cô giáo là lãnh đạo các vụ và Bộ GD-ĐT đã gặp nhau để chúc mừng, động viên nhau nhân Ngày nhà giáo Việt Nam.
    Trước đó, ngày 16-11-2006, tôi đã gửi một bức thư cho các thầy giáo, cô giáo, các bậc cha mẹ, các em học sinh, sinh viên mà báo Thanh Niên đã đăng toàn văn.
    Khoảng 12 giờ trưa 20-11 tôi được tin website của bộ đã bị tấn công, ảnh của bộ trưởng Bộ GD-ĐT đăng kèm theo bức thư đã được thay bằng ảnh một người cởi trần! Tôi thấy đau nhói trong tim. Tôi không chờ đợi một sự phá hoại trang web của Bộ GD-ĐT vào Ngày nhà giáo Việt Nam. Nhưng tôi nghĩ sự phá hoại chắc không phải vô tình, mà cố ý chọn ngày 20-11.
    Không phải riêng tôi, mà tất cả những ai biết tin này, dù là thầy cô giáo ở bộ, ở nơi khác hay không phải là thầy cô giáo đều thấy bị xúc phạm. Ngành giáo dục bị xúc phạm công khai trước toàn giới Internet. Nếu có người Việt Nam nào ở nước ngoài nhớ thầy cô giáo của mình mở trang web của ngành giáo dục để xem tin quê nhà nhân ngày Nhà giáo sẽ vô cùng ngỡ ngàng đau xót. Có ai vui được trước sự kiện này, vậy mà có ý kiến đề nghị khen thưởng người đã gây ra sự phá hoại này...
    (Trích tâm sự của Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân gửi báo Thanh Niên vào lúc 22 giờ ngày 28-12 và đăng trên báo Thanh Niên số ra ngày 29-12-2006)
    Lá thư tâm sự của Trí nói mình đã phát hiện lỗi và xâm nhập thành công máy chủ của Bộ GD-ĐT trong khoảng nửa cuối tháng 7-2006. Trí đã để lại một file HTML (gồm một nick Y!M và link một bài nhạc như một cách thông báo cho người quản trị mạng rằng website đã bị hack...
    Ngày 26-11, Trí lắp đặt mạng ADSL và ngày 27-11, sau khi hoàn chỉnh kỹ thuật lắp đặt, Trí trở lại website của Bộ GD-ĐT một lần nữa và thấy vẫn còn lỗi cũ (thượng tá Hồ Minh Kha - trưởng Phòng CSĐT về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an tỉnh Vĩnh Long - cho biết: chiều 29-12, Trí đã xuất trình hồ sơ lắp đặt mạng ADSL để chứng minh ngày vào mạng của mình).
    Có lẽ chính sự thất vọng rất học trò và tính bồng bột của lứa tuổi mới lớn khiến Trí đã thay hình của bộ trưởng bằng hình của mình. Hôm sau, 28-11, cũng theo tường trình, Trí lại thêm một lần thể hiện nỗi bức xúc của mình: để lại một file cảnh báo (chỉ là chữ, không hề có “đầu lâu” và dòng chữ: Catch me if you can).
    Đến như thế rồi mà xem ra vẫn chưa thấy một hồi âm từ quản trị mạng. Lá thư như một tâm tình viết: “Nhưng vẫn không thấy ai liên lạc. Đến ngày 11-12-2006, trở lại website của Bộ, một số lỗi nhỏ đã được sửa, nhưng lỗi cũ nhất, cơ bản nhất thì vẫn còn. Thật sự chán nản, con lại một lần nữa để file cảnh báo. Và ngay trong ngày, một người tên Kiên (ban đầu xưng là Tuấn), với nick Y!M là chuatuan đã liên hệ với con. Ngày 20-12-2006, con báo cho anh Kiên về chuyện cơ quan điều tra đến làm việc, anh Kiên trấn an: Trong này có gì bất lợi thì báo cho anh, nếu cần anh sẽ gửi công văn vào”.
    Và người học trò này lễ phép khẳng định: “Thưa thầy, con có thể chứng minh việc thay ảnh thầy Bộ trưởng vào ngày 27-11-2006 là đúng sự thật. Con không hề có ý xúc phạm thầy Bộ trưởng vào ngày mà hằng năm chúng con vẫn mong đến nhanh hơn để được chúc mừng thầy cô nhân Ngày nhà giáo Việt Nam...”.
  3. tanthanh2009

    tanthanh2009 Thành viên

    Bài viết:
    2,750
    Được Like:
    597
    Chắc là cái bài trên ai viết giùm và bộ trưởng chỉ đọc, sửa và ký. Ông nào tham...mưu sự việc xãy ra ngay 20-11 là lừa BT rồi.
    van tho thích bài này.
  4. AnhVu84

    AnhVu84 Ex-Mod

    Bài viết:
    213
    Được Like:
    248
    Mọi người chú ý bàn luận trong giới hạn cho phép..Không sử dụng những từ ngữ quá khích,thiếu lịch sự.Một số bài viết vi phạm ban quản trị sẽ xem xét và xóa bài .
    Thân.
  5. van tho

    van tho Thành viên

    Bài viết:
    196
    Được Like:
    196
    Công nhận @tanthanh2009 nhận định thật chính xác, thank bác một cái thui!..=D>

    Nói lại cho rõ
    Sau khi Báo Thanh Niên số ra ngày 29.12.2006 có đăng bài Nỗi đau của tôi trong ngày 20.11.2006, nhiều bạn đọc là thầy cô giáo và học sinh có gửi thư và điện thoại chia sẻ cùng Bộ trưởng. Cá nhân tôi rất cảm ơn và xin nói lại cho rõ: các chi tiết “ngày 20.11” trong bài viết xin được đọc là “dịp 20.11”. Ngày chính xác xảy ra sự kiện là ngày 27.11.2006.
    (Trích lời của Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân trên báo Thanh Niên số ra ngày 30-12-2006)
  6. microsun

    microsun Thành viên

    Bài viết:
    169
    Được Like:
    53
    Từ kết quả điều tra vụ Bùi Minh Trí tấn công website Bộ GD-ĐT...

    LTS: Hôm qua 3.1, Báo Thanh Niên nhận được bài viết của ông Nguyễn Tử Quảng, Giám đốc Trung tâm An ninh mạng BKIS, ĐH Bách khoa Hà Nội xung quanh vụ em học sinh Bùi Minh Trí tấn công website của Bộ GD-ĐT.
    Xin giới thiệu nội dung bài viết để bạn đọc có thêm thông tin đánh giá sự việc. Những nhận định và kết luận trong bài viết là ý kiến riêng của tác giả.
    THANH NIÊN
    Ngày 19.12.2006 thủ phạm vụ tấn công website của Bộ Giáo dục và Đào tạo www.moet.gov.vn được công bố, tuy nhiên sự việc này đã gây ra nhiều ý kiến trái ngược. Với tư cách là những người trực tiếp tham gia điều tra, sau khi đã trao đổi, thống nhất với Phòng Đấu tranh và Phòng chống tội phạm công nghệ cao - C15, chúng tôi thấy cần phải cung cấp một số thông tin của quá trình điều tra để bạn đọc có những cái nhìn và đánh giá chính xác hơn về sự việc này.
    Bùi Minh Trí có cảnh báo cho Quản trị website (Admin) của Bộ Giáo dục và Đào tạo trước và sau khi diễn ra vụ tấn công?
    Hiện nay có nhiều người mặc nhiên coi việc Bùi Minh Trí cảnh báo lỗ hổng trước và sau khi tấn công là sự thật, dẫn đến việc biến Bùi Minh Trí từ một người vi phạm pháp luật, cố tình tấn công website của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trở thành một người cảnh báo lỗ hổng có thiện chí. Thực ra thông tin này do chính Trí, là thủ phạm gây ra vụ việc kể lại qua một số bài báo.
    Thực tế, quá trình điều tra cho thấy Trí không hề cảnh báo cho Admin website của Bộ Giáo dục và Đào tạo trước khi vụ tấn công xảy ra, kể cả trong suốt thời điểm từ tháng 7 tới ngày 27.11.2006. Bùi Minh Trí đã chính thức thừa nhận với cơ quan điều tra về điều này. Trí cũng thừa nhận không hề gửi bất kỳ e-mail, chat, hay gọi điện thoại liên lạc với Admin của Bộ Giáo dục và Đào tạo trước khi xảy ra vụ tấn công ngày 27.11. Chỉ sau khi quá trình điều tra chỉ ra rằng Trí chính là thủ phạm, Admin của Bộ Giáo dục và Đào tạo mới liên lạc với Trí, thông báo cho Trí điều đó, lúc này Trí mới bắt đầu có những trao đổi với Admin của Bộ.
    Khi xâm nhập thành công vào máy chủ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trí cũng đã cài đặt lại các Backdoor - một dạng phần mềm gián điệp. Mục đích của việc này là giúp Trí có thể xâm nhập trở lại máy chủ kể cả khi Admin của website có phát hiện và sửa được lỗi của website, đây là hành động cố ý.
    Việc sau mỗi lần tấn công website của Bộ Giáo dục và Đào tạo vào tháng 7 và tháng 11, Trí đều để lại nickname, đây chỉ là một trong những kiểu "ghi điểm" như bất kỳ hacker "mũ đen" nào trên thế giới. Kẻ sẽ dùng hình đầu lâu, kẻ dùng hình con dơi, còn Trí thường sử dụng hình ảnh Quan Vân Trường trong chuyện Tam quốc diễn nghĩa. Trên thế giới, sau khi tấn công website, ngoài việc để lại dấu hiệu, các nhóm hacker còn thường gửi "bằng chứng" đó cho 1 tổ chức chuyên "chứng nhận" việc này để ghi thêm điểm "thành tích", điểm càng cao thì nhóm hacker càng "nổi tiếng".
    Dưới đây là trích dẫn từ nhật ký "khoe" chiến tích do chính Bùi Minh Trí viết trên một diễn đàn của hacker sau khi Trí tấn công website home.vnn.vn của Công ty VDC, một trong nhiều website mà Trí đã tấn công trong thời gian qua. Rõ ràng việc để lại nick ở đây là để ghi dấu ấn:
    “...lúc đó GY (GuanYu - nickname của Bùi Minh Trí) hoàn toàn có thể tác động đến DB (Cơ sở dữ liệu) trên 2 server 203.162.0.13 & 203.162.0.14 (bằng cách tương tự như cách đã dùng để run backdoor - chạy backdoor, một dạng phần mềm gián điệp), nhưng GY đã ko (không) làm gì hết: D... Trong 10' lần mò, vẫn ko có cách gì chuyển con backdoor ra các folder khác đành up (đưa lên) cái guanyu.html để "ghi dấu" rùi đi ngủ... Thời gian rút quá nên ko làm được gì nhìu...”.
    Còn đây là những câu Trí dùng để nói về việc "cảnh báo" của mình khi tấn công website Bộ Giáo dục và Đào tạo, được chính Trí viết trên diễn đàn Edu.net.vn dưới cái tên GuanYu (chúng tôi đã xác minh đây đúng là nick do Trí đăng ký vào ngày 10.12.2006): "...anh chẳng hiểu gì về tôi hoặc về quá trình moet bị "thịt". Vậy xin anh đừng phát biểu lung tung như vậy...". Rõ ràng chỉ cần đọc những câu này (moet bị "thịt") cũng đủ thấy chủ đích của Trí không phải là để cảnh báo.
    Bùi Minh Trí không chỉ tấn công website của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trí đã thừa nhận tấn công nhiều website khác tại Việt Nam trong thời gian qua, việc này đã được chúng tôi theo dõi từ nhiều tháng nay và đó là lý do tại sao Trí nhanh chóng bị phát hiện sau khi tấn công website của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
    Một người hack được website có thực sự có tài?
    Nhiều người cho rằng việc Bùi Minh Trí có thể hack được website của Bộ Giáo dục và Đào tạo chứng tỏ Trí là người có tài. Với tư cách là một đơn vị hoạt động lâu năm và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực an ninh mạng, chúng tôi thấy rằng:
    Thực tế việc tấn công các website có thể học được, thậm chí là dễ dàng và nhanh chóng. Chỉ cần vào internet, bằng vài từ khóa có thể dễ dàng tìm ra hàng loạt các công cụ (Tools), các bài hướng dẫn để tấn công phá hoại các website.
    Điều này cũng giống như với một người bình thường thì việc đột nhập vào một ngôi nhà đang khóa thì rất khó, nhưng với một cây kìm cộng lực trong tay, bọn trộm có thể làm điều đó dễ dàng, khiến chúng ta ngỡ ngàng nếu không biết chúng có những dụng cụ mạnh như vậy. Nếu ai đã chứng kiến việc dùng kìm cộng lực để cắt một thanh sắt cứng dễ dàng như thế nào thì sẽ không khó để hình dung ra điều này.
    Trong cuộc sống, việc "phá" một cái gì đó bao giờ cũng dễ gấp trăm nghìn lần việc làm ra chính cái đó. Một cây cầu có thể mất tới 3 năm trời với hàng nghìn công nhân, hàng trăm kỹ sư để xây lên, nhưng để phá nó thì chỉ cần một quả mìn, kẻ phá hoại có thể phá hủy nó chỉ trong một tích tắc, lúc đó kẻ gây ra việc này sẽ bị chúng ta khinh bỉ chứ chắc chắn không ai cho rằng kẻ đó là có tài.
    Tương tự như vậy, một kẻ thành thạo trong việc tấn công website không có nghĩa là đủ khả năng để xây dựng những website như vậy. Nếu am hiểu về thế giới ngầm hacker, bạn sẽ thấy rõ điều này. Có nhiều hacker phá rất "giỏi" nhưng thậm chí không thể viết được một phần mềm đúng nghĩa.
    Bùi Minh Trí không chỉ tấn công website
    Ngày 29.12.2006, đơn vị Đấu tranh và Phòng chống tội phạm công nghệ cao C15 đã cử chuyên gia từ Hà Nội vào Vĩnh Long để điều tra bổ sung. Dữ liệu thu được cho thấy, Bùi Minh Trí không chỉ tấn công các website như chúng ta biết mà còn có dấu hiệu sử dụng nhiều thẻ tín dụng mang tên người nước ngoài để mua bán trên mạng với số tiền lên tới hàng nghìn USD.
    Thậm chí khi bị quản trị (Admin) của một website thương mại điện tử tại Mỹ nghi ngờ hành vi chiếm dụng thẻ tín dụng để thanh toán, Trí đã đáp lại (đúng ra là phải dùng từ chửi) bằng những lời lẽ rất thiếu văn hóa.
    Những dẫn chứng nêu trên đã chứng minh Bùi Minh Trí không như nhiều người nghĩ. Thế nhưng do thiếu thông tin nên đã đứng ra bênh vực Trí, coi Trí là nhân tài, thậm chí còn tuyên bố nộp tiền phạt hay góp tiền cho Trí du học.
    Chúng ta sẽ phải trả giá thế nào nếu chỉ nhìn nhận sự việc theo cảm tính?
    Tháng 4.2006, Bùi Hải Nam (HaiNam Luke) phát tán virus Gái Xinh lên mạng, sau đó bị cơ quan điều tra phát hiện. Cũng có nhiều ý kiến cho rằng nên tha thứ cho cậu ta vì đó chỉ là hành động dại dột. Cuối cùng cơ quan chức năng kết luận Bùi Hải Nam là người vi phạm pháp luật, bị xử phạt hành chính 10 triệu đồng. Tuy nhiên, vì những lời lẽ bênh vực nêu trên mà cậu ta tuy đã bị phạt nhưng không hề ý thức được hình phạt dành cho mình, thậm chí còn tự huyễn hoặc mình trở thành một người hùng, nổi tiếng. Chính vì thế, cậu ta tiếp tục vi phạm pháp luật, đưa mã nguồn của virus lên mạng và hậu quả thì chúng ta đã thấy rõ. Đó là hàng loạt virus lây lan qua Yahoo!Messenger đã hoành hành vào dịp cuối năm, công khai thách thức dư luận và pháp luật. Không ai khác mà chính chúng ta, trong đó có cả những người đã từng nêu ý kiến bênh vực Bùi Hải Nam là những người đã lãnh hậu quả.
    Chúng ta có lẽ đang bắt đầu gánh chịu hậu quả khi mà chỉ cách đây 3 ngày, vào ngày 31.12.2006, website của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam VFF đã bị tấn công, nội dung trang chủ đã bị thay thế hoàn toàn bằng hình ảnh của một con dơi giữa một màn hình đen ngòm với những lời lẽ thách thức pháp luật. Và cũng chỉ cách đây vài giờ, rạng sáng hôm nay 3.1.2007, website nhạc số có quy mô thuộc loại lớn tại Việt Nam cũng bị hacker tấn công thành công.
    Với tư cách là những người gắn bó với công việc bảo vệ an ninh mạng tại Việt Nam, chứng kiến những sự kiện vừa qua, chúng tôi thấy rằng cần phải lên tiếng. Chúng tôi tha thiết đề nghị cộng đồng có những nhìn nhận và đánh giá sáng suốt để đảm bảo rằng luật pháp được thực thi nghiêm minh. Chỉ có như vậy thì chúng ta mới có được một môi trường mạng an toàn.
    [FONT=&quot]Nguyễn Tử Quảng[/FONT][FONT=&quot]
    (Giám đốc Trung tâm An ninh mạng BKIS)

    [/FONT]Ngày 3.1, ông Nguyễn Thới Bình, Giám đốc Sở Bưu chính - Viễn thông Vĩnh Long, cho biết Sở đã thống nhất mức phạt Bùi Minh Trí là 10 triệu đồng về hành vi tấn công website của Bộ GD-ĐT.
    Ngọc Nhung

    "Cái này chắc có vấn đề gì đây ?"
  7. microsun

    microsun Thành viên

    Bài viết:
    169
    Được Like:
    53
    Nghĩ về hiệu ứng thông tin

    Khi internet ngày càng phát triển thì việc "phát hiện" lỗ hổng và "vá" lỗ hổng là việc bình thường và phải làm thường xuyên. Ngay cả "đại gia" như Microsoft cũng phải thường xuyên "vá" lỗ hổng cho sản phẩm của mình. Do đó một trang web có "lỗ hổng" là việc không có gì phải xấu hổ. Việc tìm ra lỗ hổng của một trang web cũng là việc bình thường.
    Qua các thông tin trên báo, chúng ta biết là trong thời gian qua người quản lý mạng của Bộ Giáo dục - Đào tạo bận rộn với việc thay đổi server nên không kịp thời đáp ứng lời cảnh báo của em Trí. Mặt khác, em Trí nghĩ rằng phát hiện của mình là quan trọng và muốn được đáp ứng ngay, sợ rằng nếu để lỗ hổng này tồn tại lâu dài thì trang web của Bộ sẽ bị đánh sập. Vì vậy, Trí đã cảnh báo mạnh hơn bằng một việc làm dẫn đến một sai phạm rất nghiêm trọng.
    Bản chất sự việc không lớn lắm, nhưng do "hiệu ứng thông tin" nên đã làm cho vấn đề rối rắm hơn. Rối rắm đến mức Bộ trưởng phải "lên tiếng", và chính sự lên tiếng này có một "lỗ hổng" đã tạo nên một cuộc tranh luận khác. Nếu chúng ta tiếp tục tranh luận thì sự việc sẽ đi xa hơn mức cần thiết.
    Qua sự kiện này, tôi thấy nổi lên hai vấn đề mà chúng ta cần chú ý. Thứ nhất là kiến thức pháp luật trong lĩnh vực CNTT của giới trẻ còn kém. Việc bảo vệ trang web được thực hiện chủ yếu bằng giải pháp bảo mật của người quản trị mạng, ngoài ra nó cũng được bảo vệ bằng luật pháp. Ngay cả khi trang web có "lỗ hổng", nhưng khi ai đó xâm nhập vào là phạm pháp. Tìm tòi học hỏi về CNTT là đáng khen, áp dụng kiến thức đã biết để tìm ra lỗ hổng của trang web cũng đáng khen, nhưng cảnh báo lỗi bằng cách tấn công trang web là vi phạm pháp luật, không thể khen được. Thứ hai, cần quan tâm hơn nữa trong việc giáo dục học sinh và sinh viên về vấn đề "lễ phép" đối với người lớn. Kính trọng thầy cô là một đức tính không thể thiếu của học sinh, nhưng một học sinh đã thay hình của một lãnh đạo cao nhất của ngành giáo dục bằng hình một người cởi trần, mặc dù đó là hình của mình, là xúc phạm lớn chẳng những đối với Bộ trưởng mà còn xúc phạm đến tất cả thầy cô giáo. Đó mới là hai việc cần khắc phục ngay ở mỗi trường học sau sự kiện này.
    Đỗ Văn Xê
    (Phó hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ)
  8. Embesaigon

    Embesaigon Thành viên

    Bài viết:
    61
    Được Like:
    22
    sau vụ này thằng trí thì nổi như cồn pha nước mà kg phải đi quảng cáo hahahaha , cuối cùng thông tin cho biết nó củng như bao nhiêu thằng hacker đen nhưng mà thật tình mà nói thì nó củng giỏi đó chứ .

    mấy cái web vn coi bộ kg yên sau cái vụ này rồi admin ơi server mình sao rồi update lại luôn cho nó chắc ăn , mình khóa cửa lại đi chứ kg thôi người ta thấy nhà mình mở cửa rồi vô nữa đó
  9. nguyenphucondao

    nguyenphucondao Thành viên

    Bài viết:
    567
    Được Like:
    1,110
    Một ý kiến quá chính xác.
  10. xuongrongdat

    xuongrongdat Ex-Mod

    Bài viết:
    2,401
    Được Like:
    2,821
    Mình đã biết trước nhưng tại thấy mấy bác bênh Trí ghê quá nên để cho mấy bác từ từ rồi cũng sẽ thấy! Không sao, mấy bác nhà mình rút kinh nghiệm từ những chuyện như vầy cũng tốt!
    Câu của Nguyễn Tử Quảng (mình đã học và đọc nhiều sách của tác giả này!)rất hay: Đừng nhận xét (tất cả sự vật, sự việc, con người) bằng cảm tính ! (mình chỉnh lại xíu!).
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.