CYOD: Cuộc chiến mới của các ông lớn

Thảo luận trong 'Tin Tức Chung' bắt đầu bởi SangCongDang, 5 Tháng mười một 2014.

  1. SangCongDang Thanks for reading

    Gsm.vn – Nếu như hai năm trước, giới công nghệ nhắc nhiều đến thuật ngữ BYOD thì nay xu hướng này đang được chuyển dần sang CYOD.

    Trong khi phân khúc tiêu dùng đang ngày càng chật hẹp và không bền vững trước sự gia nhập của ngày càng nhiều hãng sản xuất điện thoại, đặc biệt là Trung Quốc thì xu hướng CYOD đang mở ra cơ hội gia tăng thị phần của các nhà sản xuất điện thoại smartphone ở mảng doanh nghiệp vốn được đánh giá là bền vững và hấp dẫn hơn nhiều.

    Xem thêm IDC Q3/2014 : Smartphone toàn cầu vượt qua con số 300 triệu thiết bị

    Thế nào là BYOD ?

    BYOD – Bring Your Own Devices, tạm dịch Sử dụng thiết bị di động thông minh để giải quyết công việc là xu hướng khá phổ biến từ khi các các thiết bị như smartphone, máy tính bảng xuất hiện trên thị trường. Xu hướng này càng rõ nét hơn trong hai năm trở lại đây khi các nhà sản xuất điện thoại trong cuộc đua giành thị phần đã liên tục đẩy sức mạnh phần cứng giúp các thiết bị này ngày càng mạnh hơn, xử lý được nhiều tác vụ hơn.

    Tuy nhiên, giống như bao xu hướng khác trong giới công nghệ, BYOD phải đối đầu với vấn đề về bảo mật. Trong dự án “Bẫy mật ong” ở khu vực Bắc Mỹ, Symantec đã mô phỏng những dữ liệu kinh doanh, cá nhân đính kèm một phần mềm theo dõi từ xa trên 50 mẫu máy smartphone rồi “vô tình” làm mất chúng.

    Kết quả được công bố vào tháng 3/2012 của dự án này khiến không ít doanh nghiệp quan ngại. Theo đó khoảng 83% thiết bị bị “mất” đã cố gắng truy cập vào các ứng dụng hay dữ liệu kinh doanh. 45% thiết bị cố gắng truy cập vào hộp thư điện tử (email) của công ty, điều này có thể xuất phát từ động cơ muốn liên hệ với người chủ thiết bị, tuy nhiên, những thông tin nhạy cảm cũng có thể bị rò rỉ từ đây.

    Để tăng thêm tính “hấp dẫn”, Symantec đã cố tình cài đặt hai tập tin là “HR Salaries” ( Bảng lương nhân viên) và “HR Cases” (Các vụ việc cần xử lý của bộ phận nhân sự). Kết quả có tới 53% thiết bị truy nhập vào tập tin “HR Salaries” và 40% “ghé” xem “HR Cases”.Kết quả khảo sát cũng cho thấy hơn 49% thiết bị cố gắng truy cập vào ứng dụng “Remote Admin” (Quản trị từ xa).

    Xu hướng CYOD

    Rõ ràng, BYOD đang đặt dữ liệu doanh nghiệp trong vòng nguy hiểm. Tuy nhiên, bù lại nó thực sự tăng hiệu quả làm việc của nhân viên.

    Theo cuộc khảo sát của nhà cung cấp thiết bị mạng Cisco với 4,900 doanh nghiệp ở chín quốc gia khác nhau trong năm 2012 cho thấy trung bình mỗi nhân viên sử dụng BYOD thêm 37 phút thời gian làm việc hiệu quả mỗi tuần ( 81 phút đối với người làm việc ở Mỹ).Việc triển khai BYOD không bài bản cũng tạo ra 350 USD/năm/nhân viên ( 950 USD cho người làm việc ở Mỹ). Cisco ước tính việc triển khai BYOD bài bản có thể tạo ra hơn 1,600 USD/năm/nhân viên( hơn 3,100 USD/năm/ nhân viên cho người làm việc ở Mỹ).

    [​IMG]

    Không chỉ Cisco có cái nhìn lạc quan, Intel cũng có kết luận tương tự khi thống kê trên 17,000 nhân viên sử dụng điện thoại thông minh cá nhân vào năm 2011. Theo đó, Intel tính ra được mỗi nhân viên tăng trung bình 57 phút làm việc hiệu quả mỗi ngày, ước tính hãng có thêm 1,6 triệu giờ làm việc hiệu quả mỗi năm.

    Chính vì thế, xu hướng CYOD đang được nhắc đến như là một giải pháp thay thế vì doanh nghiệp không muốn và cũng không thể ngăn nhân viên sử dụng thiết bị di dộng của họ trong công việc. CYOD – Choose Your Own Device, giống như BYOD cho phép nhân viên sử dụng thiết bị di động thông giải quyết công việc chỉ khác rằng các thiết bị đó phải bắt nguồn từ các nhà sản xuất có độ bảo mật đáng tin cậy.

    Có thể nhiều người sẽ bất ngờ khi CYOD thật ra đã có từ trước BYOD và đã được áp dụng. Đó là trường hợp của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chọn ( hoặc buộc phải chọn) hãng điện thoại BlackBerry thay vì iPhone hay Samsung vì lý do bảo mật.

    Cuộc chiến mới

    Liệu CYOD có điểm yếu ? Chắc chắn là có nhưng nó không đến từ các vấn đề bảo mật mà đến từ phía người sử dụng. Chẳng ai thích thú gì với một thiết bị kém thời trang hoặc có hệ sinh thái phần mềm quá yếu. Nhưng quan trọng hơn đó là yếu tố bảo mật dữ liệu cá nhân.

    Samsung là hãng điện thoại khá am hiểu vấn đề này. Khoảng đầu năm 2013, hãng bắt đầu giới thiệu giải pháp bảo mật Knox ra thị trường ( trong đó có Việt Nam). Theo đó, Knox là giải pháp gia tăng mức độ bảo mật nền tảng Android hiện tại bằng cách tạo ra một vùng lưu trữ dữ liệu riêng biệt cho các ứng dụng của doanh nghiệp, vùng dữ liệu này tách biệt hoàn toàn với thông tin cá nhân của nhân viên sử dụng. Bên cạnh đó, Knox còn là công cụ hỗ trợ phòng IT trong việc thực hiện và quản lý các chính sách BYOD.

    Tuy nhiên, phải đến cuối tháng 10 vừa qua, Samsung mới bắt đầu nói nhiều về Knox. Theo trang web zdnet, các sản phẩm tích hợp sẵn giải pháp Knox đã được cơ quan National Information Assurance Partnership (NIAP – Hiệp hội Đảm bảo Thông tin Quốc Gia) Mỹ đưa vào danh sách Commercial Solutions for Classified (CSfC – tạm dịch là các giải pháp thương mại dành cho bảo mật).

    Trước đó hồi đầu năm nay, các sản phẩm tích hợp Knox cũng được đưa vào danh sách sách phê duyệt của Defense Information Systems Agency (DISA - Cơ quan Hệ thống Thông tin Quốc phòng) của Mỹ.

    [​IMG]
    Các sản phẩm đó bao gồm Galaxy S4, Galaxy S5, Galaxy Note 3, Galaxy Note 4, Galaxy Note 10.1 (phiên bản năm 2014 ), Galaxy Note Edge, Galaxy Alpha, Galaxy Tab 8.4 S, Galaxy Tab 10.5 S, và Galaxy IPSEC mạng riêng ảo (VPN). Samsung hiện là công ty duy nhất lọt vào danh sách của DISA và CSfC).

    Tuy nhiên, có vẻ như Samsung hiện chỉ mới chuẩn bị các bước cần thiết đề tham gia thị trường. Hãng cũng chưa đưa ra bình luận nào về doanh thu kỳ vọng. Động thái này được xem là khá chậm chạp so với các đối thủ.

    Như Apple chẳng hạn, sau khi bị chê là không hỗ trợ gì được trong môi trường doanh nghiệp, hãng đang tìm cách khai thác thị trường này bằng công bố hợp tác với IBM mới đây. Theo đó, trong thời gian tới, IBM sẽ phát triển hơn 100 ứng dụng dành riêng cho iPad và iPhone nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong ngành bán lẻ, chăm sóc sức khỏe và các ngành quan trọng khác. Ngược lại, Apple sẽ phải sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây của IBM, như dịch vụ quản lý, bảo mật và phân tích.

    Xem thêm Apple bắt tay với IBM : Hơn cả sự hợp tác

    Theo tính toán của hãng Jafferies, Apple sẽ có cơ hội gia tăng thêm ít nhất là 42 triệu khách hàng mới. Hàng chục tỉ đô-la Mỹ sẽ được đổ vào doanh số của iPhone và iPad trong năm tới.

    Cuối cùng, không thể không nhắc tới Microsoft trong phân khúc doanh nghiệp, hãng đã mua lại bộ phận sản xuất thiết bị di động của Nokia, đã có sự tăng trưởng ngoạn mục về doanh số Surface Pro 3 ( 908 triệu USD, theo báo cáo tài chính Q1/2015), có doanh thu phần lớn từ việc bán phần mềm, dịch vụ cho doanh nghiệp và đang chuẩn bị cho Windows 10 ( hệ điều hành đa nền tảng). Sẽ rất là lạ nếu Microsoft đứng yên nhìn Apple và Samsung khai thác thị trường CYOD.
    Xem thêm Báo cáo của Microsoft Q1/2015: Doanh số Surface tăng gấp đôi

    Tổng hợp.​
    Chỉnh sửa cuối: 5 Tháng mười một 2014