Luân hồi là sự chuyển sinh, chuyển tiếp, diễn tiến liên tục của những kiếp sống. Theo các tôn giáo phương Đông và phương Tây, một sinh mệnh con người gồm hai phần, linh hồn và thể xác. Sau khi chết, linh hồn sẽ thoát ra khỏi thể xác và đầu thai vào một kiếp sống mới. Các sinh mệnh mới sinh ra thường không nhớ gì về tiền kiếp của mình, nhưng cũng có một số trường hợp cá biệt có thể còn lưu giữ một chút ký ức hay dấu vết tiền kiếp, đây chính là hiện tượng luân hồi.
Dưới đây là 10 bằng chứng vật lý về hiện tượng luân hồi:
10. Luân hồi: Vết bớt “di truyền”
Có một quan niệm truyền thống cho rằng khi một người mất đi, người thân sẽ đánh dấu cơ thể của người đó với hy vọng linh hồn của người đã khuất sẽ trở về (Ảnh: 2sao.vn)
Ở một số nước châu Á, có một quan niệm truyền thống cho rằng khi một người mất đi, người thân sẽ đánh dấu cơ thể của người đó – thường dùng bồ hóng – với hy vọng linh hồn của người đã khuất sẽ trở về và được tái sinh trong gia đình này. Dấu vết này được cho là sẽ trở thành một vết bớt bẩm sinh – bằng chứng cho thấy linh hồn này đã được tái sinh trở lại.
Năm 2012, nhà tâm lý trị liệu, giáo sư Jim Tucker từ trường Đại học Virginia (Mỹ) và Jurgen Keil, một giáo sư danh dự và nhà tâm lý học của Đại học Tasmania ở Hobart (Australia), đã gửi một bài báo cho tạp chí Scientific Exploration. Nghiên cứu của họ liệt kê chi tiết các gia đình có trẻ nhỏ được sinh ra với vết bớt có trên những người thân đã mất của họ.
Trong một trường hợp, K.H., một cậu bé đến từ Myanmar, được chú ý khi có một vết bớt trên cánh tay trái ở cùng một vị trí với vết thương trên cơ thể của người ông nội quá cố. Ông nội cậu đã qua đời 11 tháng trước khi K.H hạ sinh. Rất nhiều người, kể cả các thành viên trong gia đình cậu, đã chứng kiến ông nội cậu bị vết bớt này khi chạm phải lớp than củi ở phía mặt dưới của một cái nồi.
Khi mới chỉ hơn 2 tuổi, K.H. đã gọi bà nội của ông là Ma Tin Shwe, cái tên chỉ được ông nội quá cố của ông dùng để gọi bà nội. Trong khi đó những đứa con khác của bà nội đều gọi bà là “Mẹ” hay “Dì”. Không chỉ vậy, K.H. còn gọi mẹ của cậu là War War Khine, giống như cách gọi con của người ông nội quá cố, chứ không phải là Ma Wa theo cách thông thường.
Khi mẹ của K.H. mang thai, cô đã mơ thấy cha mình nói, “Ta muốn sống với con.” Vết bớt và cách cậu gọi những người thân trong gia đình khiến gia đình cậu nghĩ rằng giấc mơ của họ đã thành hiện thực.
9. Đứa trẻ sinh ra với vết thương do đạn bắn
Một đứa trẻ ở Thổ Nhĩ Kỳ nhớ lại cuộc đời trước đây của mình từng bị sát hại bởi một khẩu súng ngắn (Ảnh: khaimo.com)
Ian Stevenson là giáo sư tâm thần học tại Đại học Virginia (Mỹ), một chuyên gia về hiện tượng luân hồi. Ông chính là “sư phụ”, “người đỡ đầu” của TS Jim Tucker nói trên, người nối gót ông tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu luân hồi. Năm 1993, ông xuất bản một bài báo trên Tạp chí Khám phá Khoa học (Journal of Scientific Exploration), miêu tả chi tiết các vết bớt và dị tật bẩm sinh dường như có liên hệ đến các ký ức tiền kiếp. Theo phát hiện của ông, hầu hết các khuyết tật bẩm sinh được cho là được hình thành bởi “các nguyên nhân không xác định”.
Trong một trường hợp, một đứa trẻ ở Thổ Nhĩ Kỳ nhớ lại cuộc đời trước đây của mình từng bị sát hại bởi một khẩu súng ngắn. Hồ sơ bệnh viện có lưu trữ thông tin về một người đàn ông đã chết 6 ngày sau khi bị thương do một vụ phát súng găm vào phía bên phải hộp sọ. Cậu bé này bẩm sinh ra với dị tật tai nhỏ một bên — một dạng biến dạng tai – và dị tật nhỏ nửa mặt, tức là tình trạng kém phát triển ở phía mặt bên phải. Dị tật tai nhỏ xảy ra ở khoảng 1 trong 6.000 đứa trẻ, trong khi dị tật nhỏ nửa mặt ước tính xảy ra với khoảng 1 trong 3.500 trẻ sơ sinh.
8. Chữ viết tay “di truyền”
Taranjit Singh là một cậu bé sống ở làng Alluna Miana, Ấn Độ. Ngay từ khi lên 2 tuổi, cậu đã tuyên bố rằng tên thật của cậu là Satnam Singh và cậu từng được sinh ra ở làng Chakkchela thuộc quận Jalandhar, cách đó khoảng 60 km.
Taranjit Singh và gia đình (Ảnh: baomoi.com)
Taranjit kể lại rằng cậu từng là một học sinh lớp 9 (khoảng 15 hay 16 tuổi) và tên của cha cậu là Jeet Singh. Một người đàn ông trên chiếc xe tay ga đã đâm phải Satnam, lúc đó đang ngồi trên chiếc xe đạp, khiến cậu tử vong vào ngày 10 tháng 9 năm 1992. Taranjit cho biết rằng những cuốn sách cậu mang theo vào ngày xảy ra tai nạn đã thấm đẫm máu của cậu, và lúc đó cậu có 30 rupee trong ví. Taranjit tỏ ra rất kiên định với câu chuyện của mình, câu chuyện này khá kỳ lạ nhưng lại rất chi tiết, đến nỗi cha cậu, ông Ranjit, đã quyết định điều tra ngọn ngành xem sao.
Sau tìm hiểu, ông được một người giáo viên ở Jalandhar cho biết rằng có một cậu bé tên Satnam Singh thực sự đã qua đời trong một vụ tai nạn, và cha cậu bé này tên là Jeet Singh. Ranjit tìm đến gia đình của Satnam, và được họ xác nhận những chi tiết về cuốn sách đẫm máu và các đồng rupee. Khi Taranjit và các thành viên trong gia đình Satnam gặp mặt trực diện, Taranjit đã có thể nhận diện chính xác Satnam trong các bức hình.
Là một nhà khoa học pháp y, Vikram Raj Chauhan, đã đọc về Taranjit trên báo và quyết định tìm hiểu thêm. Ông lấy mẫu chữ viết tay của Satnam từ một quyển sổ cũ và so sánh chúng với mẫu chữ của Taranjit. Mặc dù cậu bé “không quen với việc viết lách”, nhưng chữ viết tay của cậu có sự tương đồng rõ rệt. Tiến sĩ Chauhan đã chia sẻ phát hiện của mình với các đồng nghiệp, họ cũng cho rằng các mẫu chữ này khá tương đồng.
7. Tự nhiên biết tiếng Thụy Điển
Một phụ nữ 37 tuổi người Mỹ có thể nói được tiếng Thụy Điển khi cô hoàn toàn chưa được học một cách bài bản (Ảnh: listverse.com)
Giáo sư tâm thần học Ian Stevenson đã điều tra nhiều trường hợp về hiện tượng xenoglossy, được định nghĩa là “khả năng nói một thứ tiếng lạ lẫm mà một người hoàn toàn chưa từng được học”. Định nghĩa này được đặt ra lần đầu tiên bởi Charles Richet trong giai đoạn 1905 đến 1907. Richet là một bác sĩ từng đoạt giải Nobel, có mối quan tâm và chuyên ngành nghiên cứu bao phủ nhiều lĩnh vực, bao gồm lĩnh vực cận tâm lý (lĩnh vực nghiên cứu các hiện tượng siêu linh và tâm linh như thần giao cách cảm, luân hồi đầu thai, …).
Stevenson từng nghiên cứu trường hợp một phụ nữ 37 tuổi người Mỹ được gọi tắt là TE. TE sinh ra và lớn lên ở Philadelphia, con gái của một gia đình nhập cư biết tiếng Anh, tiếng Ba Lan, tiếng Đức cổ và tiếng Nga. Cô đã được tiếp xúc với những thứ tiếng này trong quá trình trưởng thành. Khi đến trường cô còn được học thêm tiếng Pháp. Còn nói về tiếng Thụy Điển, cô chỉ được học vài cụm từ bập bõm trong một chương trình truyền hình về cuộc sống của những người gốc Thụy Điển trên đất Mỹ. Tuy nhiên, trong 8 buổi thôi miên hồi quy tiền kiếp, TE đã trở thành “Jensen Jacoby”, một anh nông dân Thụy Điển.
Trong vai Jensen, TE đã nghe các câu hỏi phỏng vấn được đặt ra và trả lời hoàn toàn bằng tiếng Thụy Điển, lúc trả lời cô đã sử dụng khoảng 60 từ tiếng Thụy Điển không được người phỏng vấn đưa ra trước đó. Không chỉ vậy, TE trong vai Jensen cũng có thể trả lời các câu hỏi tiếng Anh bằng tiếng Anh.
Stevenson đã tiến hành với TE hai bài kiểm tra nói dối, một bài kiểm tra liên kết từ, và một bài kiểm tra năng khiếu học ngoại ngữ mới, độc trong rất nhiều các bài kiểm tra cô đều dùng tiếng Thụy Điển trả lời. Ông cũng trao đổi với chồng cô, các thành viên trong gia đình và những người quen biết cô về năng khiếu học hoặc thời gian tiếp xúc với các thứ tiếng Bắc Âu Scandinavia của cô (nếu có). Tất cả đều đồng tình rằng cô không có liên hệ gì nhiều với loại thứ tiếng này. Không một thứ tiếng Bắc Âu nào được dạy trong các trường TE từng theo học.
6. Ký ức về tu viện
Cung điện Potala, biểu tượng của Phật giáo Tây Tạng (Ảnh: wiki)
Trong cuốn sách “Các kiếp trước của bạn và quá trình chữa lành”, bác sĩ tâm thần Adrian Finkelstein đã mô tả một cậu bé tên là Robin Hull, cậu thường nói một thứ ngôn ngữ mà mẹ cậu không thể hiểu được. Cô đã liên hệ với một giáo sư về ngôn ngữ Á Đông, vị giáo sư này đã xác nhận thứ ngôn ngữ này một thứ tiếng địa phương tại một khu vực ở phía bắc Tây Tạng.
Robin nói rằng nhiều năm về trước cậu đã đến học tại một tu viện, và đây là nơi cậu được học thứ tiếng này. Đó là một tuyên bố ngạc nhiên và thú vị bởi vào thời điểm đó, Robin thậm chí còn chưa đến tuổi đến trường và chưa từng đặt chân lên lớp.
Vị giáo sư đã tìm hiểu thêm dựa trên các mô tả của Robin và cuối cùng đã tìm được một tu viện trên dãy núi Côn Luân ăn khớp với thông tin mà cậu bé này truyền tải. Câu chuyện của Robin đã truyền cảm hứng cho vị giáo sư, thúc giúc ông đến Tây Tạng, và đặt chân đến tu viện này.
Finkelstein là chuyên gia về liệu pháp thôi miên tiền kiếp. Ông làm việc tại Trung tâm Y tế Cedars-Sinai ở Los Angeles và là phó giáo sư tại ĐH California. Ông hiện đang có một phòng khám tư tại Malibu, California.
(còn tiếp)
Quý Khải, Nam Minh
Có thể bạn quan tâm:
Dưới đây là 10 bằng chứng vật lý về hiện tượng luân hồi:
10. Luân hồi: Vết bớt “di truyền”
Ở một số nước châu Á, có một quan niệm truyền thống cho rằng khi một người mất đi, người thân sẽ đánh dấu cơ thể của người đó – thường dùng bồ hóng – với hy vọng linh hồn của người đã khuất sẽ trở về và được tái sinh trong gia đình này. Dấu vết này được cho là sẽ trở thành một vết bớt bẩm sinh – bằng chứng cho thấy linh hồn này đã được tái sinh trở lại.
Năm 2012, nhà tâm lý trị liệu, giáo sư Jim Tucker từ trường Đại học Virginia (Mỹ) và Jurgen Keil, một giáo sư danh dự và nhà tâm lý học của Đại học Tasmania ở Hobart (Australia), đã gửi một bài báo cho tạp chí Scientific Exploration. Nghiên cứu của họ liệt kê chi tiết các gia đình có trẻ nhỏ được sinh ra với vết bớt có trên những người thân đã mất của họ.
Trong một trường hợp, K.H., một cậu bé đến từ Myanmar, được chú ý khi có một vết bớt trên cánh tay trái ở cùng một vị trí với vết thương trên cơ thể của người ông nội quá cố. Ông nội cậu đã qua đời 11 tháng trước khi K.H hạ sinh. Rất nhiều người, kể cả các thành viên trong gia đình cậu, đã chứng kiến ông nội cậu bị vết bớt này khi chạm phải lớp than củi ở phía mặt dưới của một cái nồi.
Khi mới chỉ hơn 2 tuổi, K.H. đã gọi bà nội của ông là Ma Tin Shwe, cái tên chỉ được ông nội quá cố của ông dùng để gọi bà nội. Trong khi đó những đứa con khác của bà nội đều gọi bà là “Mẹ” hay “Dì”. Không chỉ vậy, K.H. còn gọi mẹ của cậu là War War Khine, giống như cách gọi con của người ông nội quá cố, chứ không phải là Ma Wa theo cách thông thường.
Khi mẹ của K.H. mang thai, cô đã mơ thấy cha mình nói, “Ta muốn sống với con.” Vết bớt và cách cậu gọi những người thân trong gia đình khiến gia đình cậu nghĩ rằng giấc mơ của họ đã thành hiện thực.
9. Đứa trẻ sinh ra với vết thương do đạn bắn
Ian Stevenson là giáo sư tâm thần học tại Đại học Virginia (Mỹ), một chuyên gia về hiện tượng luân hồi. Ông chính là “sư phụ”, “người đỡ đầu” của TS Jim Tucker nói trên, người nối gót ông tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu luân hồi. Năm 1993, ông xuất bản một bài báo trên Tạp chí Khám phá Khoa học (Journal of Scientific Exploration), miêu tả chi tiết các vết bớt và dị tật bẩm sinh dường như có liên hệ đến các ký ức tiền kiếp. Theo phát hiện của ông, hầu hết các khuyết tật bẩm sinh được cho là được hình thành bởi “các nguyên nhân không xác định”.
Trong một trường hợp, một đứa trẻ ở Thổ Nhĩ Kỳ nhớ lại cuộc đời trước đây của mình từng bị sát hại bởi một khẩu súng ngắn. Hồ sơ bệnh viện có lưu trữ thông tin về một người đàn ông đã chết 6 ngày sau khi bị thương do một vụ phát súng găm vào phía bên phải hộp sọ. Cậu bé này bẩm sinh ra với dị tật tai nhỏ một bên — một dạng biến dạng tai – và dị tật nhỏ nửa mặt, tức là tình trạng kém phát triển ở phía mặt bên phải. Dị tật tai nhỏ xảy ra ở khoảng 1 trong 6.000 đứa trẻ, trong khi dị tật nhỏ nửa mặt ước tính xảy ra với khoảng 1 trong 3.500 trẻ sơ sinh.
8. Chữ viết tay “di truyền”
Taranjit Singh là một cậu bé sống ở làng Alluna Miana, Ấn Độ. Ngay từ khi lên 2 tuổi, cậu đã tuyên bố rằng tên thật của cậu là Satnam Singh và cậu từng được sinh ra ở làng Chakkchela thuộc quận Jalandhar, cách đó khoảng 60 km.
Taranjit kể lại rằng cậu từng là một học sinh lớp 9 (khoảng 15 hay 16 tuổi) và tên của cha cậu là Jeet Singh. Một người đàn ông trên chiếc xe tay ga đã đâm phải Satnam, lúc đó đang ngồi trên chiếc xe đạp, khiến cậu tử vong vào ngày 10 tháng 9 năm 1992. Taranjit cho biết rằng những cuốn sách cậu mang theo vào ngày xảy ra tai nạn đã thấm đẫm máu của cậu, và lúc đó cậu có 30 rupee trong ví. Taranjit tỏ ra rất kiên định với câu chuyện của mình, câu chuyện này khá kỳ lạ nhưng lại rất chi tiết, đến nỗi cha cậu, ông Ranjit, đã quyết định điều tra ngọn ngành xem sao.
Sau tìm hiểu, ông được một người giáo viên ở Jalandhar cho biết rằng có một cậu bé tên Satnam Singh thực sự đã qua đời trong một vụ tai nạn, và cha cậu bé này tên là Jeet Singh. Ranjit tìm đến gia đình của Satnam, và được họ xác nhận những chi tiết về cuốn sách đẫm máu và các đồng rupee. Khi Taranjit và các thành viên trong gia đình Satnam gặp mặt trực diện, Taranjit đã có thể nhận diện chính xác Satnam trong các bức hình.
Là một nhà khoa học pháp y, Vikram Raj Chauhan, đã đọc về Taranjit trên báo và quyết định tìm hiểu thêm. Ông lấy mẫu chữ viết tay của Satnam từ một quyển sổ cũ và so sánh chúng với mẫu chữ của Taranjit. Mặc dù cậu bé “không quen với việc viết lách”, nhưng chữ viết tay của cậu có sự tương đồng rõ rệt. Tiến sĩ Chauhan đã chia sẻ phát hiện của mình với các đồng nghiệp, họ cũng cho rằng các mẫu chữ này khá tương đồng.
7. Tự nhiên biết tiếng Thụy Điển
Giáo sư tâm thần học Ian Stevenson đã điều tra nhiều trường hợp về hiện tượng xenoglossy, được định nghĩa là “khả năng nói một thứ tiếng lạ lẫm mà một người hoàn toàn chưa từng được học”. Định nghĩa này được đặt ra lần đầu tiên bởi Charles Richet trong giai đoạn 1905 đến 1907. Richet là một bác sĩ từng đoạt giải Nobel, có mối quan tâm và chuyên ngành nghiên cứu bao phủ nhiều lĩnh vực, bao gồm lĩnh vực cận tâm lý (lĩnh vực nghiên cứu các hiện tượng siêu linh và tâm linh như thần giao cách cảm, luân hồi đầu thai, …).
Stevenson từng nghiên cứu trường hợp một phụ nữ 37 tuổi người Mỹ được gọi tắt là TE. TE sinh ra và lớn lên ở Philadelphia, con gái của một gia đình nhập cư biết tiếng Anh, tiếng Ba Lan, tiếng Đức cổ và tiếng Nga. Cô đã được tiếp xúc với những thứ tiếng này trong quá trình trưởng thành. Khi đến trường cô còn được học thêm tiếng Pháp. Còn nói về tiếng Thụy Điển, cô chỉ được học vài cụm từ bập bõm trong một chương trình truyền hình về cuộc sống của những người gốc Thụy Điển trên đất Mỹ. Tuy nhiên, trong 8 buổi thôi miên hồi quy tiền kiếp, TE đã trở thành “Jensen Jacoby”, một anh nông dân Thụy Điển.
Trong vai Jensen, TE đã nghe các câu hỏi phỏng vấn được đặt ra và trả lời hoàn toàn bằng tiếng Thụy Điển, lúc trả lời cô đã sử dụng khoảng 60 từ tiếng Thụy Điển không được người phỏng vấn đưa ra trước đó. Không chỉ vậy, TE trong vai Jensen cũng có thể trả lời các câu hỏi tiếng Anh bằng tiếng Anh.
Stevenson đã tiến hành với TE hai bài kiểm tra nói dối, một bài kiểm tra liên kết từ, và một bài kiểm tra năng khiếu học ngoại ngữ mới, độc trong rất nhiều các bài kiểm tra cô đều dùng tiếng Thụy Điển trả lời. Ông cũng trao đổi với chồng cô, các thành viên trong gia đình và những người quen biết cô về năng khiếu học hoặc thời gian tiếp xúc với các thứ tiếng Bắc Âu Scandinavia của cô (nếu có). Tất cả đều đồng tình rằng cô không có liên hệ gì nhiều với loại thứ tiếng này. Không một thứ tiếng Bắc Âu nào được dạy trong các trường TE từng theo học.
6. Ký ức về tu viện
Trong cuốn sách “Các kiếp trước của bạn và quá trình chữa lành”, bác sĩ tâm thần Adrian Finkelstein đã mô tả một cậu bé tên là Robin Hull, cậu thường nói một thứ ngôn ngữ mà mẹ cậu không thể hiểu được. Cô đã liên hệ với một giáo sư về ngôn ngữ Á Đông, vị giáo sư này đã xác nhận thứ ngôn ngữ này một thứ tiếng địa phương tại một khu vực ở phía bắc Tây Tạng.
Robin nói rằng nhiều năm về trước cậu đã đến học tại một tu viện, và đây là nơi cậu được học thứ tiếng này. Đó là một tuyên bố ngạc nhiên và thú vị bởi vào thời điểm đó, Robin thậm chí còn chưa đến tuổi đến trường và chưa từng đặt chân lên lớp.
Vị giáo sư đã tìm hiểu thêm dựa trên các mô tả của Robin và cuối cùng đã tìm được một tu viện trên dãy núi Côn Luân ăn khớp với thông tin mà cậu bé này truyền tải. Câu chuyện của Robin đã truyền cảm hứng cho vị giáo sư, thúc giúc ông đến Tây Tạng, và đặt chân đến tu viện này.
Finkelstein là chuyên gia về liệu pháp thôi miên tiền kiếp. Ông làm việc tại Trung tâm Y tế Cedars-Sinai ở Los Angeles và là phó giáo sư tại ĐH California. Ông hiện đang có một phòng khám tư tại Malibu, California.
(còn tiếp)
Quý Khải, Nam Minh
Có thể bạn quan tâm: