AR (Augmented Reality – thực tế tăng cường) vẫn là một điều mới lạ với nền công nghệ toàn cầu, nhưng theo các chuyên gia, chỉ một năm nữa thôi, công nghệ này sẽ phát triển tột bậc và vượt ra khỏi những nền tảng đơn thuần như trò chơi và các mánh lới quảng cáo.
Trong một vài năm trở lại đây, thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) là hai khái niệm được nhắc đến khá nhiều. Nhờ sự phát triển của năng lực xử lý, công nghệ hình ảnh và khả năng sản xuất… mà VR và AR có những bước tiến không tưởng và dần xuất hiện trong các lĩnh vực của đời sống. Trong khi, VR sẽ đưa bạn vào một thế giới mới, một thế giới ảo hoàn toàn và khi đó gần như bạn không còn nhận thức gì về thế giới thật xung quanh mình, thì AR tập trung vào việc kết hợp giữa thế giới thật với thông tin ảo, không phải tách bạn ra một không gian riêng như VR. AR cũng sẽ cho phép bạn tương tác với nội dung ảo ngay trong đời thật, có thể là chạm vào và có thể phủ một lớp hình ảnh lên trên..
Giáo dục: Trong tương lai không xa, môi trường lớp học sẽ không còn bó hẹp trong phạm vi bốn bức tường nữa, mà nhờ có thiết bị di động và các ứng dụng, học sinh cùng giáo viên có thể lên rừng hoặc xuống biến để khám phá thiên nhiên. Bên cạnh đó, các ứng dụng mới đang được phát triển thêm để bổ sung cho tài liệu các khóa học theo cách tương tác và quyết đoán hơn. Chẳng hạn, ứng dụng JigSpace cho phép trẻ khám phá các mô hình vật thể 3D ảo trên bàn. Còn ứng dụng FigmentAR đã khá phổ biến với giáo viên, cho phép tạo các cổng ảo ở các thế giới khác nhau. Bằng cách thiết lập các cổng thông tin xung quanh phòng, giáo viên có sẵn các trạm học tập. Học sinh có thể đi từ lớp học đến thế giới đại dương để nghiên cứu cá voi, cùng lúc ghi chép đầy đủ thông tin về các sinh vật biển. Sau đó, vào một cổng thông tin khác, học sinh có thể tìm hiểu về các thành trì La Mã cổ xưa.
Màn hình Head-Up (HUD) là một loại màn hình trong suốt hiển thị dữ liệu mà không đòi hỏi người dùng phải nhìn như cách thông thường. Mặc dù ban đầu người ta phát triển dành riêng cho ngành hàng không quân sự. Nhưng HUD hiện nay được dùng trong cả những máy bay thương mại, ô tô, và các ứng dụng khác. Một HUD điển hình có chứa ba thành phần chính: Một đơn vị chiếu, một bộ kết hợp và máy tính. Ban đầu, HUD ra đời bắt nguồn từ việc một phi công có thể theo dõi mọi thông tin từ màn hình hiển thị chủ đạo của máy bay ở vị trí phía trước mặt, thay vì phải cúi xuống, giờ đây công nghệ này đã xuất hiện trên các mẫu xe mới nhất của BMW, Volvo, Chevy, Lexus… để hiện thị các thông tin quan trọng như tốc độ, nhiên liệu, nhiệt độ của xe… mà người lái không cần rời mắt khỏi cung đường vẫn có thể nắm được thông tin.
Chăm sóc sức khỏe: Các bác sĩ phẫu thuật tại Viện Tim mạch Warsaw (Ba Lan) khi tiến hành phẫu thuật tim cho bệnh nhân đã có thể nhìn thấy toàn bộ những đoạn mạch bị tắc nghẽn thông qua kính thực tế ảo Google Glass. Hay sinh viên Y khoa tại Đại học Case Western (Hoa Kỳ) đã sử dụng một thiết bị HoloLens để bóc vỏ mô ảo trên xác số. Rõ ràng, HoloLens đã đạt đến một tầm cao mới, vượt xa những chiếc kính thực tế ảo hiện có trên thị trường. Vấn đề ở đây là chiếc kính Hololens cho phép chúng ta nhìn xuyên qua và thấy thực tế ảo ngay trước mắt, chứ không phải nhìn vào màn hình điện thoại như các kính thực tế ảo hiện tại hay Google Glass với màn hình nhỏ xíu. Như vậy, vai trò của của VR trong lĩnh vực Y tế là không thể phủ nhận, nhiều Bệnh viện lớn trên thế giới đã đưa robot vào các phòng phẫu thuật để nâng độ chính xác trong quá trình cứu chữa bệnh nhân lên mức cao nhất.
Thay đổi doanh số bán hàng smartphone: AR được xem như là một sản phẩm phụ góp phần tạo ra những cuộc cách mạng mới trên smartphone trong thời gian tới. Nếu công nghệ AR chính thức có trên smartphone, các nhà sản xuất đã nhìn thấy vòng đời của thiết bị di động tăng từ 18 tháng lên đến 03 năm. Đây cũng chính là khởi nguồn của các cuộc đua mới giữa các nhà cung cấp để tạo ra những chiếc smartphone được trang bị tốt hơn và đưa thiết bị này bước sang một trang mới trong lịch sử phát triển với doanh số bán hàng nhảy vọt.
Đào tạo doanh nghiệp: Công nghệ AR đã tạo ra những thay đổi lớn trong các doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực đào tạo nhân viên. Nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới đã phát triển những công cụ hỗn hợp mô phỏng thực tế để đào tạo nhân viên của mình, như đào tạo và kiểm tra năng lực của các kỹ sư điều hành trong một nhà máy thực sự, hay hướng dẫn nhân viên ra quyết định hoặc thu thập dữ liệu hiệu suất thông qua tai nghe HoloLens.
Mua sắm hàng hóa: Một công ty có tên là Dent Reality đã làm việc trên một ứng dụng cho phép khách hàng xem thông tin thời gian thực về các sản phẩm trong cửa hàng của mình. Khách hàng có thể theo dõi mọi thông tin về sản phẩm hàng hóa cần mua như nguồn gốc xuất xứ, tìm kiếm cửa hàng gần nhất, tìm hiểu xem thực phẩm nào phù hợp về chế độ ăn uống và có lợi cho sức khỏe. Có thể trong thời gian tới, nhiều loại ứng dụng như này sẽ xuất hiện, đây được xem là một công cụ quảng cáo mới nhưng khá tiết kiệm chi phí cho các nhà sản xuất.
Thiết kế nội thất: Chiếc ghế sofa đó có phù hợp với bức tường màu vàng không? AR sẽ cho bạn câu trả lời chuẩn xác nhất. Nếu quan tâm đến vấn đề nội thất, bạn có thể sử dụng IKEA Place, một ứng dụng AR tiên phong cho phép người dùng đặt bất cứ một món đồ nội thất trong không gian nào (thậm chí là trên đường phố).
Quảng cáo dựa trên vị trí: Tháng 4 vừa qua, Facebook đã bắt đầu các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng AR có chứa các phần tử được kích hoạt theo vị trí. Có rất nhiều ứng dụng tiềm năng, nhưng ứng dụng đầu tiên và gây hiệu ứng mạnh nhất là liên quan đến tiếp thị tới người dùng trong thế giới thực. (Facebook đã thử nghiệm khái niệm này trong các chương trình khuyến mãi dành cho bộ phim Ready Player One). Đối với nhiều người, kịch bản phim là cơn ác mộng, nhưng quảng cáo về phim, mọi nhà hàng, cửa hiệu đều hiển thị biển quảng cáo và phiếu mua hàng nổi bật, thu hút đông đảo người xem.
Bảo tàng: Để thu hút khách tham quan, nhiều bảo tàng trên thế giới đã sớm ứng dụng công nghệ AR với chất lượng hình ảnh và âm thanh vô cùng sống động. Bảo tàng Quốc gia Singapore hiện có một cuộc triển lãm khá ấn tượng được gọi là Story of the Forest, cho phép người dùng săn bắt, theo dõi các loài thực vật và động vật trong một bộ sưu tập các bản vẽ và tranh vẽ vô cùng ấn tượng.
Gương AR: Để hỗ trợ các tín đồ thời trang mua sắm trang phục phù hợp với mình, Công ty Bevond đã phát triển ứng dụng gương VR có tên gọi Try và phòng thay đổ ảo, cho phép người mua thử các loại trang phục xem có phù hợp hay không trước khi quyết định mua.
Mua nhà: Tại San Francisco, Hoa Kỳ, công nghệ Rô-bốt đã đưa ra các tour du lịch bất động sản tới khách hàng có nhu cầu, nhưng tới đây AR có thể là công nghệ lớn tiếp theo xâm nhập vào ngành công nghiệp bất động sản. Gần đây Công ty Sotheby”s International Reality gần đây đã tung ra ứng dụng Curate của mình. Giống như ứng dụng đồ nội thất của IKEA, Curate cho phép người mua tiềm năng đặt đồ nội thất mà họ lựa chọn trong không gian ngôi nhà hoặc căn hộ mà họ đang tìm mua hoặc thuê.