Trang chủ Tin Tức 12 dự đoán ‘sai bét’ về tương lai mà bất kỳ ai...

12 dự đoán ‘sai bét’ về tương lai mà bất kỳ ai cũng phải hối tiếc

703
Ngay cả “vua hề” Charlie Chaplin cũng từng có những dự đoán sai lầm về tương lai của ngành điện ảnh.
Trong suốt lịch sử, đã có rất nhiều dự đoán về tương lai, và một số trong đó là vô cùng chính xác. Một trong những nhà “tiên kiến” nổi tiếng nhất là Nostradamus – một bác sĩ và nhà chiêm tinh người Pháp, khi ông đã dự đoán trước những sự kiện như Cách mạng Pháp, Thế chiến, và thậm chí cả cái chết của Công nương Diana.
Tuy nhiên, cũng có những dự đoán nổi tiếng vì mức độ … sai lệch của nó, như “điện thoại sẽ không phải là một phương thức giao tiếp thành công” hay “Internet sẽ không thể thay thế báo giấy”.
Trong bài viết này, cùng nhìn lại những đự đoán “sai bét” của chúng ta trong quá khứ về nhiều mảng lĩnh vực của đời sống như công nghệ, phương tiện đi lại, cũng như giải trí.
Năm 1800, Giáo sư Dionysys Larder của trường Đại học London từng dự đoán rằng việc xây dựng đường ray tàu hỏa tốc độ cao là không thể. Lý do là vì con người sẽ không thể thở được, và bị ngạt thở ngay khi tàu lăn bánh. Thế nhưng như chúng ta đã biết, ngày nay tàu siêu tốc vẫn rất phổ biến. Đoàn tàu nhanh nhất hiện nay là Shanghai Maglev với vận tốc tối đa 431 km/h, và hành khách không hề bị ngạt thở một chút nào.
Edwin L.Drake từng phủ nhận khả năng đào được dầu mỏ dưới lòng đất. “Đào để lấy dầu? Thật là điên rồ”, ông nói. Nhưng cũng chính Drake đã thành công trông việc đào được giếng khoan dầu đầu tiên trên thế giới chỉ vỏn vẹn 1 năm sau đó.
Western Union – dịch vụ chuyển tiền quốc tế có trụ sở tại Mỹ từng nhận định rằng điện thoại có quá nhiều thiếu sót và không thể trở thành thiết bị để liên lạc. Tuy nhiên như chúng ta đã biết, thì điện thoại đã trở thành một phần không thể thiếu của xã hội, và thay thế hoàn toàn các phương thức truyền thống khác.
“Tất cả những ai biết đến dự án này đều nhận thấy rằng nó là một sự thất bại hiển nhiên”, Henry Morton, người đứng đầu Viện Công nghệ Stevens từng nhận định khi nói về phát minh bóng đèn điện của Edison.
Simon Newcomb, một nhà thiên văn học kiêm toán học từng cho rằng việc bay bằng máy bay là không khả thi. “Sử dụng những cỗ máy nặng hơn không khí để bay trên không trung là điều không thực tế và vô nghĩa. Nó không thể khả thi”, ông nói. Tuy nhiên chỉ vỏn vẹn 18 tháng sau, anh em nhà Wright đã thành công trong hành trình bay lên bầu trời và mở ra một trang sử mới cho nhân loại.
“Lũ ngựa thì có thể ở lại, nhưng xe tự động lái thì thật là khác thường”, người đứng đầu ngân hàng Michigan Saving Bank từng tuyên bố nhằm ngăn cản Henry Ford không đầu tư vào dự án công ty Ford Motor.
Năm 1916, từng có nhiều ý kiến phản đối về việc lắp ráp những cỗ xe thiết giáp để thay thế lực lượng kỵ binh từng được coi là “lố bịch”. Tuy nhiên như chúng ta đã biết, xe tăng đóng một vai trò quan trọng trong binh chủng bộ binh và cho tới nay vẫn chưa có sự thay thế nào tốt hơn.
“Vua hề” Charlie Chaplin, diễn viên gạo cội, được xem là một trong những nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử ngành công nghiệp điện ảnh thế giới từng có những phát biểu sai lầm tới mức tệ hại về chính lĩnh vực của ông. Chaplin nói: “Rạp chiếu phim là chỉ mà một thú vui nhất thời. Những gì khán giả thực sự muốn xem là máu và thịt trên sân khấu.”
“Thiết bị phát nhạc không dây hoàn toàn không có giá trị thương mại. Ai mà lại bỏ tiền cho chúng?”. Đây là lời được David Sarnoff đưa ra khi ông được kêu gọi đầu tư vào dự án radio.
Darryl Zanuck, nhà sản xuất phim nổi tiếng với hãng phim 20th Century Fox từng cho rằng TV sẽ không thể “sống lâu” vì khán giả sẽ phát chán khi cứ phải nhìn chằm chằm vào một cái hộp gỗ mỗi tối.
Năm 1977, Ken Olson, nhà sáng lập của Digital Equipment Corporation từng cho rằng “Không có lý do nào để sở hữu máy tính cá nhân tại nhà.” Ít năm sau, Apple và Microsoft đã cùng tạo nên một kỷ nguyên máy tính và bất kỳ ai cũng đều muốn có chúng trên bàn làm việc.
“Sự thật là chẳng có dữ liệu trực tuyến nào có thể thay thế được báo giấy”, Clifford Stoll, chủ bút của tờ Newsweek từng đưa lời phủ định sự thành công của Internet. Tuy nhiên cho tới nay, Stoll ắt hẳn sẽ phải thay đổi quan điểm khi mà Internet đang trở thành một công cụ không thể thiếu với bất kỳ ai. Nó đã sẵn sàng để thay thế mọi phương thức truyền thông khác, và tri thức từ Internet có thể nói là vô tận.
Nguyễn Nguyễn