Theo báo cáo thị trường được Counterpoint thực hiện trong quý II/2018, Xiaomi và Huawei đạt mức tăng mạnh nhất trong quý II/2018 với 363% và 193%. Nếu so với quý II năm ngoái, từ chỗ thị phần chỉ 1%, sau một năm, Xiaomi đã tăng lên thành 5%, thậm chí còn xếp trên cả Apple và Huawei (bao gồm cả thương hiệu Honor) theo thống kê của Counterpoint.
Thống kê thị phần smartphone Việt Nam trong quý II/2018 của Counterpoint.
Chuyên gia phân tích thị trường, Varun Mishra, cho rằng sự phát triển của thương mại điện tử ở Việt Nam góp phần giúp thương hiệu Trung Quốc tăng thị phần. Các trang bán hàng trực tuyến ở Việt Nam đã nhận được sự đầu tư lớn từ các đại gia công nghệ Trung Quốc như Alibaba, JD.com hay Tencent. Nhiều smartphone Trung Quốc gần đây được ra mắt và bán độc quyền trên một số trang thương mại điện tử trong nước.
Tarun Pathak, Giám đốc truyền thông của Counterpoint, dự đoán, các thương hiệu Trung Quốc còn tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới. Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc thời gian qua khiến cho đồng Nhân dân tệ yếu đi, nhưng sẽ giúp cho giá điện thoại Trung Quốc ở Việt Nam rẻ hơn, tạo áp lực lớn lên các thương hiệu khác.
Xiaomi là hãng có mức tăng trưởng mạnh nhất trong quý II/2018 ở Việt Nam và lần đầu tiên lot vào Top 5 dẫn đầu về thị phần. Ảnh: Thegazapost.
Thị trường smartphone ở Việt Nam trong quý II/2018 đã tăng 11% so với năm ngoái, mức cao nhất tính từ quý IV/2016 đến nay. Tuy nhiên, không có thương hiệu nội địa nào lọt vào Top 5 hãng có thị phần lớn nhất.
Samsung vẫn là thương hiệu smartphone lớn nhất, chiếm hơn 1/3 thị trường. Thành công của hãng nhờ vào dòng máy Galaxy J tầm trung khi chiếm tới 60% sản phẩm bán ra. Oppo ở vị trí thứ hai với 22% nhờ các dòng máy F7 và A71. Nhưng cả hai hãng dẫn đầu đều có thị phần giảm so với năm ngoái. Trong khi đó, thị phần của Apple ổn định nhưng lại được Counterpoint xếp dưới Xiaomi, dù cả hai thương hiệu đều chiếm khoảng 5%.
Tại Việt Nam, smartphone bán ra chiếm tới 52% tổng lượng điện thoại tiêu thụ. Trái ngược với smartphone, lượng điện thoại cơ bản (feature phone) đã giảm 19% trong quý II vừa rồi.
Tuấn Anh
Chuyên gia phân tích thị trường, Varun Mishra, cho rằng sự phát triển của thương mại điện tử ở Việt Nam góp phần giúp thương hiệu Trung Quốc tăng thị phần. Các trang bán hàng trực tuyến ở Việt Nam đã nhận được sự đầu tư lớn từ các đại gia công nghệ Trung Quốc như Alibaba, JD.com hay Tencent. Nhiều smartphone Trung Quốc gần đây được ra mắt và bán độc quyền trên một số trang thương mại điện tử trong nước.
Tarun Pathak, Giám đốc truyền thông của Counterpoint, dự đoán, các thương hiệu Trung Quốc còn tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới. Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc thời gian qua khiến cho đồng Nhân dân tệ yếu đi, nhưng sẽ giúp cho giá điện thoại Trung Quốc ở Việt Nam rẻ hơn, tạo áp lực lớn lên các thương hiệu khác.
Thị trường smartphone ở Việt Nam trong quý II/2018 đã tăng 11% so với năm ngoái, mức cao nhất tính từ quý IV/2016 đến nay. Tuy nhiên, không có thương hiệu nội địa nào lọt vào Top 5 hãng có thị phần lớn nhất.
Samsung vẫn là thương hiệu smartphone lớn nhất, chiếm hơn 1/3 thị trường. Thành công của hãng nhờ vào dòng máy Galaxy J tầm trung khi chiếm tới 60% sản phẩm bán ra. Oppo ở vị trí thứ hai với 22% nhờ các dòng máy F7 và A71. Nhưng cả hai hãng dẫn đầu đều có thị phần giảm so với năm ngoái. Trong khi đó, thị phần của Apple ổn định nhưng lại được Counterpoint xếp dưới Xiaomi, dù cả hai thương hiệu đều chiếm khoảng 5%.
Tại Việt Nam, smartphone bán ra chiếm tới 52% tổng lượng điện thoại tiêu thụ. Trái ngược với smartphone, lượng điện thoại cơ bản (feature phone) đã giảm 19% trong quý II vừa rồi.
Tuấn Anh