Trang chủ Tin Tức 4 dự án VR/AR cực đỉnh do sinh viên Đại học Stanford...

4 dự án VR/AR cực đỉnh do sinh viên Đại học Stanford thực hiện, trong đó có sự tham gia của người Việt

753

Có thể Microsoft, Facebook và Google là những công ty công nghệ lớn nhất hiện nay nhưng không thể phủ nhận, rất nhiều ý tưởng đột phá độc đáo lại đến từ các trường đại học với đội ngũ sinh viên đầy sáng tạo. Không ít những dự án vốn chỉ nhằm mục đích hoàn thành một môn học nào đó lại mở ra một thành tựu công nghệ chưa từng có.Điều này lại càng đặc biệt đúng với một đại học danh tiếng như Stanford (California, Mỹ). Các sinh viên thiên tài ở ngôi trường này đã thành lập hẳn một câu lạc bộ chuyên nghiên cứu về công nghệ thực tế ảo (VR) với tên gọi Rabbit Hole VR vào năm 2015. Đến nay, câu lạc bộ này đã cho ra mắt rất nhiều sản phẩm VR/AR độc đáo mà ngay cả các chuyên gia cũng phải ngả mũ thán phục. Điều này cũng một lần nữa cho thấy VR/AR thực sự sẽ là những công nghệ đóng vai trò chủ chốt trong tương lai và tạo ra những thay đổi rất lớn đối với cuộc sống của chúng ta.“Snowbird” – phim ngắn đầu tiên trong chế độ ARCó thể nói, “Snowbird” là một cách tiếp cận công nghệ AR đầy sáng tạo và táo bạo. Bộ phim này được xây dựng bằng công cụ AR Kit và kể về một chú chim non bị mắc kẹt trong quả cầu tuyết với một bà lão người tuyết khó tính. Đây chính là bộ phim đầu tiên được sản xuất hoàn toàn trong chế độ AR.
Hai nhà sản xuất của “Snowbird”, Max Korman và anh chàng người Việt Khôi Lê đã giúp khán giả đến gần hơn với một cách kể chuyện mới lạ và độc đáo chưa từng có trong lĩnh vực điện ảnh. Mục tiêu dài hạn của họ chính là phát triển một kiểu ngôn ngữ làm phim mới tập trung vào công nghệ AR.Họ cũng tiết lộ điểm khác biệt lớn nhất giữa AR và VR chính là VR thường lấy người xem làm trung tâm và chủ động tương tác với thế giới ảo xung quanh. Ngược lại, AR lại có thể biến thế giới thực thành một thế giới ảo rộng lớn, một bối cảnh hoàn toàn khác để chúng ta trải nghiệm. Hiện tại, “Snowbird” đã có mặt trên nền tảng App Store của Apple.Giao diện và bàn phím mixed realityĐây là dự án có tên gọi “v.OS” của anh chàng sinh viên Jerry Meng với mục đích tạo ra một giao diện người dùng ảo cùng một chiếc bàn phím hoạt động trong chế độ mixed reality.
Để có thể tạo ra sản phẩm như trong đoạn video trên, Meng đã phải xây dựng một bộ kính VR chuyên dụng với hệ thống loa stereo có thể cảm nhận được âm thanh ngoài môi trường thực. Sau đó, các âm thanh, nội dung ảo sẽ bắt đầu bao trùm không gian thật xung quanh người dùng. Người dùng có thể sử dụng chiếc bàn phím với các cử chỉ chạm, gõ và click cơ bản để tương tác với môi trường mới này.Khả năng nhập văn bản vẫn luôn là một thách thức không hề nhỏ với người dùng khi sử dụng các bộ kính VR/AR bởi tầm nhìn của họ trong thế giới thực sẽ bị che khuất hoàn toàn. Trước đây, các chuyên gia đã nghiên cứu dự án sử dụng giọng nói để giải quyết vấn đề này và thu được một số thành công nhất định. Tuy nhiên, đây lại không phải là ý tưởng tối ưu nhất vì những bất tiện trong một số trường hợp cụ thể. Ví dụ, khi bạn muốn nhập mật khẩu đăng nhập vào một ứng dụng nào đó, bạn sẽ phải đọc to để máy có thể nhận được. Điều này sẽ tạo ra nguy cơ bảo mật không nhỏ khi người khác vô tình nghe được mật khẩu của bạn.Máy chiếu 3DDự án này có tên Lightwork do Jason Ginsburg thực hiện. Về cơ bản,Lightwork mà một màn hình sáng với khả năng trình chiếc các hình ảnh, nội dung 3D mà người dùng không cần đeo những bộ kính chuyên dụng cũng có thể cảm nhận được. Và tùy theo vị trí đứng của người dùng, các hình ảnh hiển thị trên màn hình này sẽ có hình dáng và kích thước khác nhau, giống như khi chúng ta quan sát một vật thể ngoài đời thực từ nhiều góc độ khác nhau.

Lightwork sẽ giúp người dùng xem được những hình ảnh 3D ở mọi góc độ mà không cần dùng đến các bộ kính chuyên dụng.

Lightwork sẽ là một công cụ tuyệt vời dành cho những người thường xuyên hoạt động với các nội dung, môi trường 3D. Nhờ đó, họ có thể dễ dàng tiến hành thử nghiệm và tương tác với các dự án của mình và không cần phụ thuộc vào những bộ kính VR phức tạp. Ngoài ra, Lightwork cũng sẽ giúp các cửa hàng trưng bày, trình chiếu mẫu sản phẩm của họ một cách đơn giản và sáng tạo hơn rất nhiều.Phim tài liệu 360 độ, có thể tương tác đượcDự án “Paint Down the Wall” của Hope Schroeder thực chất là một đoạn phim tài liệu 360 độ về những bức vẽ nghệ thuật trên Bức tường Berlin, Bức tường hòa bình Belfast và bức tường ranh giới giữa Mexico-Mỹ.
Để thực hiện được đoạn phim này, Schroeder đã phải tự mình đến 4 quốc gia khác nhau (Đức, Bắc Ireland, Mỹ và Mexico) để có thể học hỏi từ những nghệ sĩ cũng như các nhà sử học về 3 bức tường trên. Sau đó, anh chàng đã chuyển những thông tin mình thu được thành một đoạn phim tương tác cực kỳ độc đáo.Mục đích của “Paint Down the Wall” là cho phép người dùng khám phá ý nghĩa kiến trúc cũng như các tác phẩm nghệ thuật trên 3 bức tường này trong môi trường VR. Với đoạn phim 360 độ, người xem sẽ có được trải nghiệm chân thực nhất về không gian xung quanh theo đúng góc nhìn của Schroeder.VR dành cho mọi ngườiĐiều đặc biệt hơn nữa là những người sáng lập ra 4 dự án trên sẽ tổ chức một buổi hội thảo mang tên “VR for Everyone” (tạm dịch: “VR dành cho mọi người”) vào ngày 12/5 tới đây tại Đại học Stanford. Không giống như những sự kiện khác, buổi hội thảo này sẽ hoàn toàn miễn phí và được xem là chiến dịch giúp nâng cao nhận thức về công nghệ AR/VR cho những sinh viên và người dùng khác. Phiên bản thử nghiệm của 4 dự án trên cũng sẽ xuất hiện tại “VR for Everyone”.Theo VentureBeat