Trang chủ Tin Tức 5 bí ẩn chấn động về Ai Cập cổ đại: Sở hữu...

5 bí ẩn chấn động về Ai Cập cổ đại: Sở hữu đèn điện, máy bay và kỹ thuật cơ khí siêu đẳng

792

Nhiều dấu tích khảo cổ còn sót lại cho thấy có thể Ai Cập từng sở hữu nền công nghệ tinh xảo, với đèn điện, máy bay, và kỹ thuật cơ khi tiên tiến.
Ai Cập cổ đại vẫn luôn hấp dẫn nhân loại với những kim tự tháp, Tượng Nhân sư, những xác ướp Pha-ra-ông và lời nguyền hầm mộ như được khắc họa trên phim ảnh Hollywood. Nhưng ẩn sau những ấn tượng hào nhoáng đó còn có những bí ẩn chấn động, kinh ngạc, dù không được giới truyền thống và các tư liệu học thuật đề cập đến nhiều, nhưng lại hàm ẩn những ý nghĩa to lớn, và sẽ thay đổi triệt để quan niệm của nhân loại hiện đại về một Ai Cập cổ xưa.
Đó là những dấu tích của một nền khoa học công nghệ tinh xảo, mang dáng dấp hiện đại tại vùng đất cổ phác của các Pha-ra-ông.
5. Bóng đèn điện Dendera
Ảnh: Olaf Tausch
Trên bức tường của một ngôi đền ở Dendera, Ai Cập, có một bức chạm nổi lớn miêu tả một thiết bị rất kỳ lạ.Thiết bị này bao gồm một thứ giống con rắn nằm trong một quả cầu lửa lớn, phóng ra từ một bông hoa sen và được nâng đỡ bởi một cái cột gắn hai cánh tay người.
Đây là một bức tranh kỳ lạ – không chỉ bởi cây cột với hai cánh tay người trồi ra. Mà vấn đề nằm ở chỗ nó trông rất giống với mô hình của một ống Crookes, một loại bóng đèn điện thời kỳ đầu được phát minh vào thế kỷ 19. Trên thực tế, nó trông y hệt một bóng đèn điện, khiến một số người cho rằng đây hẳn là một sơ đồ chỉ dẫn cách thức chế tạo bóng đèn điện thời xưa.
Sơ đồ so sánh cấu trúc “bóng đèn điện Dendera” với một loại bóng đèn điện hiện đại. Ảnh: 4.bp.blogspot.com
Phải thừa nhận rằng, đây có thể là một tuyên bố “quá trớn” bạn thường hay bắt gặp trong các bộ phim khoa học viễn tưởng, nhưng trường hợp kể trên lại được dựa trên các lập luận hết sức thuyết phục.
Căn phòng lưu trữ bức chạm nổi “Bóng đèn điện Dendera” là căn phòng duy nhất trong toàn bộ ngôi đền không gắn nến. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy các vết tích cho thấy người Ai Cập đã đốt nến trong tất cả các khu vực khác của công trình, ngoại trừ đúng căn phòng này. Vậy nếu họ không có một nguyên mẫu bóng đèn có thể hoạt động được đặt ở đây, thì làm sao họ có thể nhìn thấy bất cứ thứ gì trong một không gian biệt lập như vậy? Ngoài ra, nếu căn phòng tối đen như mực, thì họ cần gì phải đặt một bức vẽ chạm nổi phức tạp, tinh vi như vậy lên tường nếu chẳng thể quan sát, chiêm ngưỡng?
Cấu trúc tái lập “bóng đèn điện Dendera” ngoài đời thực. Ảnh: ytimg.com
Sẽ là võ đoán nếu chỉ dựa trên một bức chạm nổi hình vẽ giống bóng đèn điện kể trên để nói gì đó về trình độ khoa học công nghệ của người Ai Cập cổ đại. Nhưng trên thực tế, có rất nhiều dấu tích công nghệ siêu việt của Ai Cập cổ còn sót lại cho đến ngày nay …
4. Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng từ hàng ngàn năm trước
Một số mẫu vật bằng đá cứng còn sót lại của người Ai Cập cổ, có độ chính xác và tinh vi đến hoàn hảo. Để làm ra chúng, phải cần đến những công cụ chế tác phức tạp và tinh vi tương đương, như thiết bị máy móc, chứ không thể dựa vào các công cụ thủ công, thô sơ thông thường.
Theo Giáo sư Ai Cập học nổi tiếng người Anh Flinders Petrie, “các loại công cụ được dùng chắc hẳn là những chiếc cưa thẳng, cưa tròn, khoan ống, và máy tiện”. Một số mẫu vật điển hình:
Mẫu vật số 6 của Petrie: một thỏi đá diorit. Ảnh: ĐKN
Thỏi đá trong hình trên có những rãnh tròn đều đặn và cách đều nhau. Nó là minh chứng hiển nhiên của việc người thượng cổ đã sử dụng kỹ thuật khoan bao tâm, một kỹ thuật khó ngay cả đối với trình độ kỹ thuật cơ khí ngày nay.
Một chiếc bình tròn đối xứng hoàn hảo, chứng tỏ công nghệ chế tác cực kỳ chuẩn xác. Ảnh: ĐKN
Cận cảnh cái bình bằng đá cứng ở trên. Ảnh: ĐKN
Chiếc bình ở trên tròn như một khối cầu ngay cả ở phần đáy, nhưng nó vẫn đứng thăng bằng hoàn hảo. Điều đó chứng tỏ nó cực kỳ cân đối, cho thấy cấp độ chính xác siêu việt của các hiện vật đá này. Vậy mà cái binhg này lại có từ nhiều ngàn năm trước chứ không phải được chế tác gần đây bằng máy cơ khí hiện đại.
Từ bóng đèn điện đến kỹ thuật cơ khí “tiên tiến” vào thời Ai Cập cổ đại, không biết cổ nhân Ai Cập còn có thể tiến xa đến đâu?
3. Máy bay cổ đại?
Tại đền thờ Seti I ở Abydos, các nhà khảo cổ đã có một phát hiện thú vị. Trên một phiến đá lớn chống đỡ trần nhà, họ đã nhìn thấy các hình vẽ chạm khắc kỳ lạ, miêu tả các vật thể trông rất giống với các cỗ máy hiện đại ngày nay, bao gồm xe tăng, máy bay trực thăng, và máy bay phản lực, …
Phiến đá lớn chống đỡ trần nhà, nơi tìm thấy các hình vẽ kỳ lạ. Ảnh: zahadybiblie.szm.com
Các hình chạm khăc miêu tả những thứ rất giống máy bay hiện đại. Ảnh: quora.com
Ảnh: Ancient Code
Với trình độ công nghệ phát triển vượt bậc, liệu người Ai Cập có từng nghĩ đến việc thám hiểm các vùng đất khác, thậm chí mở rộng lãnh thổ?
2. Kim tự tháp Ai Cập ở … Australia: Người Ai Cập từng vượt biển đến đây thời cổ đại?
Theo trang Ancient Code, một nhóm các nhà khảo cổ học ở Úc tuyên bố rằng trước khi nước này được người Châu Âu đặt chân đến lần đầu tiên vào thế kỷ 17, thì trên thực tế, từ hàng nghìn năm trước đó, người Ai Cập cổ đại đã ghé thăm Châu Úc và thậm chí xây dựng hai kim tự tháp ở nơi đây.
Một kim tự tháp nằm ở vùng Gympie, vốn đã bị phá hủy, một cái khác ở phía bắc bang Queensland, và vẫn đứng vững cho đến ngày hôm nay, nhưng được bao phủ bởi thảm thực vật rậm rạp.
Ngọn đồi nghi ẩn giấu kim tự tháp xây bởi người Ai Cập ở phía bắc bang Queensland, Australia. Ảnh: ĐKN
Bằng chứng củng cố cho điều này là “các ký tự tượng hình Gosford”, một bộ ký tự chạm khắc kỳ lạ có niên đại hàng nghìn năm tuổi mà theo rất nhiều nhà nghiên cứu là chữ tượng hình Ai Cập. Bộ ký tự kể lại chuyến hành trình của một đoàn thám hiểm hoàng gia Ai Cập, dẫn đầu bởi Hoàng tử Ai Cập Nefer-ti-ru, con trai của Pha-ra-ông Khufu, đến Australia, sau một sự cố đắm tàu không may mắn tại vùng biển gần châu lục này vào khoảng 4.500 năm trước.
Ký tự tượng hình mang dấu ấn của người Ai Cập. Ảnh: Ancient Code
Không chỉ Australia, người Ai Cập còn được cho là đã đặt chân lên cả Châu Mỹ, từ rất lâu trước thời Cô-lôm-bô. Họ thậm chí đã thiết lập một thành phố ngầm rộng lớn tại châu lục này.
1. Người Ai Cập cổ đại từng xây dựng thuộc địa tại Châu Mỹ
Khi đi thuyền dọc sông Colorado, nhà khảo cổ học G.E. Kinkaid đã có một phát hiện đầy kinh ngạc tại Vườn Quốc gia Grand Canyon, bang Arizona, Mỹ. Tại đây, ông đã tìm được cả một quần thể hang động, hay nói đúng hơn là một thành phố ngầm trong lòng núi. Bên trong có hàng trăm căn phòng chứa nhiều hiện vật, bao gồm vũ khí, các nhạc khí bằng đồng, có góc cạnh sắc nhọn và cứng như thép, cho thấy mức độ văn minh khá cao của con người nơi đây.
Các hiện vật Ai Cập bằng vàng được thu thập trong quần thể hang động. Ảnh: ĐKN
Ngoài ra còn có cả một khu vực hầm mộ và điện thờ rộng lớn trong hang động.
Một quan tài xác ướp Ai Cập trong hầm mộ. Ảnh: ĐKN
Không chỉ vậy, ở khu vực xung quanh phía trên, người Ai Cập cũng cho xây dựng nhiều công trình kiến trúc đồ sộ. Dù đã bị xói mòn theo tháng năm và bị phủ một lớp đất cát bên ngoài, nhưng những công trình này hiện vẫn lưu giữ được những đường nét nguyên gốc ban đầu, hé lộ một thời hoàng kim khi người Ai Cập cổ từng định cư tại nơi đây.
Di chỉ Pháo đài Thần Set tại Grand Canyon. Có thể thấy rõ lối cửa vào. Ảnh: ĐKN
Quý Khải
Có thể bạn quan tâm: