Tuy nhiên, báo cáo này cũng đưa ra khuyến cáo, người dùng máy tính Việt Nam vẫn dễ bị tấn công mạng ngay cả chi tỷ lệ phần mềm không bản quyền giảm. Theo BSA, để giảm nguy cơ tấn công mạng, các doanh nghiệp Việt Nam cần đánh giá các phần mềm trong hệ thống nội bộ của doanh nghiệp và loại bỏ các phần mềm không bản quyền.
Được biết, trên thế giới, các tổ chức sử dụng phần mềm để cải thiện cách thức kinh doanh, nâng cao lợi nhuận, tiếp cận thị trường mới và tranh thủ lợi thế cạnh tranh. Tuy vậy, những nỗ lực này lại bị cản trở bởi việc sử dụng tràn lan phần mềm không bản quyền và kéo theo các nguy cơ an ninh nghiêm trọng.
Báo cáo Điều tra Phần mềm Toàn cầu 2018 của BSA cũng đã đưa ra thông tin về số lượng và giá trị của các phần mềm không bản quyền được cài đặt trên máy tính cá nhân ở hơn 110 nước và khu vực, thu thập gần 23 ngàn phiếu trả lời của người tiêu dùng, người lao động và các CIO trong các lĩnh vực trên.
Theo báo cáo, tỷ lệ sử dụng phần mềm không bản quyền dù có giảm nhẹ nhưng vẫn rất phổ biến. Phần mềm không bản quyền vẫn được sử dụng trên toàn cầu với tỷ lệ đáng báo động, chiếm tới 37% tổng số phần mềm được cái đặt trên máy vi tính cá nhân, tính từ năm 2016 chỉ giảm 2%. Việc sử dụng phần mềm không bản quyền gây thiệt hại cho cho doanh nghiệp trên toàn thế giới gần 359 tỷ USD/năm.
Nhìn nhận sự thiệt hại lớn từ vấn đề sử dụng phần mềm không bản quyền, những năm qua, các cơ quan chức năng của Việt Nam trong lĩnh vực này đã có nhiều chính sách nhằm tuyên truyền tới người dân, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng các phần mềm có bản quyền. Tuy nhiên, chia sẻ tại buổi công bố, theo đại diện của Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, bên cạnh công tác tuyên truyền, vận động, nhắc nhở, cũng cần xử lý nghiêm những vụ việc vi phạm, sử dụng phần mềm không bản quyền lớn nếu bị phát hiện để tăng cường tính răn đe.
Hiền Mai
Loading… –>
VietBao.vn