Trang chủ Tin Tức 8 lý thuyết hiện đại đã xuất hiện từ thời cổ đại,...

8 lý thuyết hiện đại đã xuất hiện từ thời cổ đại, khoa học chỉ đang khám phá lại các tri thức cũ?

750

Rất nhiều lĩnh vực và phân ngành của khoa học hiện đại đã được thảo luận đến từ thời cổ đại, cách đây hàng nghìn năm.
Khi chúng ta suy ngẫm về thời cổ đại, chúng ta có xu hướng hình dung ra một xã hội với lối tư duy lạc hậu, những “ngành khoa học” mê tín, cổ hủ với những kiến thức ấu trĩ, xa rời hiện thực, cùng “những công cụ nghiên cứu khoa học” đơn giản, thô sơ. Tuy nhiên không phải vậy.
Từ thuyết Trái Đất tròn cho đến thuyết big bang, rất nhiều lĩnh vực của khoa học hiện đại trên thực tế đã được thúc đẩy và định hình bởi những người cổ đại sống cách đây hơn 2.000 năm. Họ đã có những ý tưởng khoa học y hệt chúng ta bây giờ, thậm chí chúng ta dường như chỉ đang phát triển dựa trên chúng.
Dưới đây là danh sách 8 ý tưởng như vậy.
8. Thuyết nguyên tử
Ảnh: slideplayer.com
Vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên (TCN), một người Hy Lạp tên Leucippus đã đưa ra một ý tưởng khá độc đáo: Mọi thứ trong vũ trụ có thể nhìn thấy đều được cấu thành từ những hạt phần tử nhỏ bé, không thể phân chia được, gọi là hạt cơ bản. Vào thời đó, những người ủng hộ tư tưởng này, bao gồm triết gia nổi tiếng Democritus, đã được biết đến dưới cái tên “những nhà nguyên tử (atomist)”.
Họ tin rằng tất cả các vật thể trên thế giới đều được xây dựng từ vô số những hạt vật chất rất nhỏ bé mà chúng ta gọi là “các nguyên tử” (tiếng anh: atom, tiếng gốc Hy Lạp cổ đại: atomos, nghĩa là “không thể chia nhỏ”) Họ cũng cho rằng các nguyên tử khác nhau sẽ tạo nên các vật chất khác nhau. Các vật liệu cứng cáp như sắt được làm từ các nguyên tử vững bền, trong khi các vật liệu như nước được làm từ các nguyên tử trơn tuột.
Thực chất, ý tưởng cho rằng các hạt cơ bản, nhỏ bé cấu thành nên mọi thứ tồn tại trên đời lại cũng từng xuất hiện ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 TCN. Vào thời điểm đó, Phật giáo đưa ra học thuyết về cách thức các nguyên tử này tương tác với thế giới và cấu thành nên vạn sự vạn vật. Nói cách khác, nó cho rằng những hạt cơ bản này thực sự tồn tại.
Sau khi triết gia Aristotle trở nên nổi tiến trong thế giới triết học, quan điểm trái ngược của ông về phương diện này đã gạt bỏ tất cả các cuộc thảo luận về khái niệm “nguyên tử”, khiến ý tưởng này dần trôi vào dĩ vãng. Phải đến tận 2.000 năm sau, vào năm 1905, khi một anh nhân viên 26 tuổi bình thường tại Cục Cấp bằng sáng chế Thụy Sĩ tên là Albert Einstein tái khám phá lại nó, thì người ta mới biết đến sự tồn tại của loại hạt này.
Albert Einstein. Ảnh: pinimg.com
7. Lý thuyết nhiệt động lực học
Ảnh: dreamstime.com
Một triết gia cổ đại mà rất nhiều người cố gắng phớt lờ là Heraclitus. Điều này cũng dễ hiểu bởi thực tế là hiện nay chúng ta chỉ có 100 mảnh ghép còn sót lại của các tác phẩm của ông. Tuy nhiên, ông dường như cũng gặp khó khăn trong việc diễn tả các suy nghĩ của mình một cách rõ ràng, dễ hiểu.
Toàn thể học thuyết của ông bắt nguồn từ một quan điểm theo thuyết nhất nguyên, trong đó cho rằng lửa là một cái thực tại: Mọi thứ tồn tại trước mắt đều được khống chế và tạo ra bởi ngọn lửa. Trong đoạn 30b, chúng ta có thể thấy ví dụ rõ ràng nhất của tư tưởng này khi ông đề cập đến vũ trụ là một “ngọn lửa vĩnh cửu trường tồn”.
Mặc dù ý tưởng cho rằng vũ trụ và tất cả những gì chứa trong nó đều được cấu tạo từ lửa là không thật sự chính xác, nhưng tư tưởng của Heraclitus vẫn rất gần với thực tại.
Các định luật nhiệt động lực học đang khiến cho vũ trụ xoay chuyển, hoạt động không ngừng. Không có nhiệt lượng, không gì có thể xảy ra. Nhiệt là một dạng năng lượng gây ra sự biến đổi, trong khi sự biến đổi và thay đổi giữ cho chu kỳ sinh tử tuần hoàn của vũ trụ tiếp diễn. Tuy rằng không phải tất cả mọi thứ đều được làm từ lửa, nhưng lửa và nhiệt giúp duy trì sự sống và ngăn không cho vũ trụ sụp đổ.
6. Sự biến đổi liên tục, không ngừng
Heraclitus còn được biết đến với một câu nói đầy trí tuệ khác, và có lẽ cũng là câu nói nổi tiếng nhất của ông, rằng: “Mọi thứ đều đang chuyển động”. Đây có vẻ là một ý nghĩ nghe có vẻ kỳ lạ: Mọi thứ đều đang trong trạng thái chuyển động liên tục không ngừng, có nghĩa là chúng ta không bao giờ có thể “tắm hai lần trên một dòng sông”.
Theo Heraclitus, hằng số duy nhất không biến đổi là vũ trụ, ngoài đó ra thì mọi thứ khác đều đang không ngừng biến đổi.
Đối với cặp mắt người, nó không phải như vậy. Nếu quan sát bàn phím, bạn sẽ thấy nó bất động, chứ không hề chuyển động và thay đổi liên tục không ngừng như vậy. Cuộc sống sẽ rất khó khăn nếu viễn cảnh mọi thứ biến đổi không ngừng thật sự xảy ra. Dựa trên cơ sở này, một số cho rằng có lẽ Heraclitus chỉ đang đơn thuần đề cập đến một thực thể trừu tượng hơn là một mô tả thực tế về thế giới hữu hình.
Thông qua cặp mắt thường, chúng ta chỉ thấy một bàn phím cố định đứng yên. Ảnh: brydgekeyboards.com
Tuy nhiên, cơ học lượng tử lại đưa ra một cảnh tượng hoàn toàn khác biệt. Theo lý thuyết trường lượng tử, mọi thứ trong vũ trụ đều được tạo thành từ những hạt vật chất cực kỳ nhỏ liên tục chuyển động và thay đổi bên dưới bề mặt của thứ mà chúng ta có thể quan sát được bằng cặp mắt thịt hiện nay.
Sự rung lắc liên tục của những hạt này cấu thành nên tất cả các loại trường (điện từ, vv), từ đó giữ cho vũ trụ — và tất cả các vật thể bên trong nó — ổn định trong một hình dáng và trật tự định sẵn. Nếu bạn có thể quan sát bàn phím của bạn thật gần và sát bằng kính hiển vi, bạn sẽ nhìn thấy bên trong đó các hạt phân tử hay nguyên tử đang chuyển động không ngừng.
Nếu bạn có thể quan sát bàn phím của bạn thật gần và sát bằng kính hiển vi, bạn sẽ nhìn thấy bên trong đó các hạt thành phần đang chuyển động không ngừng. Ảnh: ĐKN
Ảnh: ĐKN
5. Thuyết Big Bang
Mô phỏng thuyết Big Bang. Ảnh: dailygalaxy.com
Một số người cho Stephen Hawking là người đầu tiên đưa ra ý tưởng về thuyết big bang (hay thuyết vụ nổ lớn). Tuy nhiên, lý thuyết này đã được đề xuất gần 3.000 năm trước đó ở Ấn Độ cổ đại – nhưng không phải theo cách chúng ta nghĩ.
Theo cổ thư Vệ Đà, toàn thể vũ trụ được chứa bên trong một Brahmanda, hay một quả trứng vũ trụ. Tất cả không gian, vật chất và sự sáng tạo đều tồn tại trong khối cầu này. Vũ trụ mà chúng ta thấy được mở rộng ra từ một điểm duy nhất, gọi là một Bindu, và rốt cục sẽ sụp đổ trở lại thành cùng một điểm đó. [6]
Vũ trụ nổ ra, giãn nở từ một điểm duy nhất.
Thật khó để nói chắc rằng có phải lý thuyết hiện đại về vụ nổ lớn big bang có bắt nguồn từ những văn bản cổ xưa này hay không, nhưng ý tưởng ban đầu về một vũ trụ giãn nở và co rút thì lại tương đồng một cách kỳ lạ.
4. Đa bản ngã
Chúng ta có khuynh hướng nghĩ về bản thân như một “bản ngã” thống nhất. Mỗi chúng ta đều đề cập đến một “cái tôi” đơn lẻ, độc lập.
Tuy nhiên, ngành tâm lý học hiện đại đã chỉ ra rằng chúng ta có nhiều bản ngã khác nhau tồn tại cùng lúc, đồng thời. Trong tâm trí chúng ta, chúng ta có một cái tôi lý trí, có ý thức, bên cạnh một cái tôi cảm xúc, vô thức, từ đó hợp thành “bản ngã” thống nhất của chúng ta. Cả hai cái tôi, hay có thể gọi là hai bản ngã này, đều cần thiết để hình thành nên một con người.
Một nhà tư tưởng cổ đại đã đưa ra ý tưởng về khái niệm “đa bản ngã” là triết gia Plato. Ông cho rằng con người có ba bộ phận đối kháng lẫn nhau trong tâm hồn họ – lý trí, sự ham muốn và phần tâm hồn. Ông tưởng tượng linh hồn là hai con ngựa (sự ham muốn và phần tâm hồn) đang được một người đánh xe (lý trí) ráng hết sức khống chế bằng cách giữ chặt dây cương.
Khi cả ba hòa hợp và lý trí nắm quyền kiểm soát, chúng ta sẽ hạnh phúc và bình an. Nhưng khi ham muốn của chúng ta chạy rong và chiếm ưu thế, chúng ta sẽ rơi vào trạng thái căng thẳng và khủng hoảng nội bộ. Đó là lý do vì sao chúng ta lại cảm thấy buồn phiền và bất lực khi dù đã biết rõ một cách lý trí rằng mình đã ăn đủ no và nạp đủ năng lượng trong một buổi tiệc nhưng cái cảm giác thèm ăn không thực đôi lúc vẫn lấn át lý trí khiến chúng ta ăn uống không ngừng nghỉ.
3. Không có cái gọi là thực tại khách quan, tất cả đều là cảm nhận mang tính chủ quan
Vào thế kỷ 7 TCN, một nhóm các nhà tư tưởng trước thời triết gia Socrates, được gọi là các nhà Sophist (hay nhà thông thái) là những người theo thuyết tương đối đầu tiên. Họ tin rằng không có cái gọi là chân lý tuyệt đối, hay một thực thể tuyệt đối. Đối với một nhà Sophist, các trải nghiệm giác quan và tinh thần là hoàn toàn mang tính chủ quan, độc lập, và đặc thù. Không một người thứ hai nào khác có thể trải nghiệm thế giới này giống như mỗi người chúng ta đang trải nghiệm.
Hình trên là ảnh tĩnh hay ảnh động?
Điều này nghe có vẻ kỳ lạ, bởi lẽ con người dường như có rất nhiều trải nghiệm tương đồng. Con người có thể xác định các màu sắc, hình dạng, mùi hương và âm thanh theo các cách thức rất tương đồng. Tuy nhiên, các thí nghiệm hiện đại đã cho thấy các trải nghiệm giác quan của mỗi người chúng ta là có đôi chút khác biệt, do mỗi người chúng ta đều có một cấu trúc gien độc lập, đặc thù.
Trên thực tế, nhận thức về thế giới khách quan thật ra là một cảm nhận mang tính chủ quan của mỗi từng người, được hình thành nhờ sự phối hợp giữa tâm trí chúng ta và các giác quan bề mặt.
2. Trái Đất là hình cầu
Một trong những triết gia đầu tiên là Thales thành Miletus, sinh ra ở Ionia vào thế kỷ 7 TCN. Ông được cho là người đặt nền móng cho ngành triết học tự nhiên (nhánh triết học là tiền thân của khoa học hiện đại).
Thales thành Miletus. Ảnh: http://humanityhealing.net
Ông nghiên cứu các định luật chi phối tạo hóa, chất vấn các thần thoại Hy Lạp cổ, và nỗ lực khám phá nguyên nhân và nguồn gốc sinh thành của vũ trụ.
Một trong những ý tưởng cốt lõi của vị triết gia này là ý tưởng về một Trái Đất hình cầu – thay vì hình dẹt.
Sử dụng kiến thức về nhật thực và nguyệt thực, Thales đề xuất rằng Mặt Trời sẽ đổ bóng hình ê-líp nếu Trái Đất là hình dẹt. Ông cũng nhận thấy rằng các ngôi sao dường như sẽ di chuyển khi một người trên Trái Đất di chuyển. Nếu Trái Đất có hình dẹt, bạn sẽ nhìn thấy bố cục các ngôi sao trên bầu trời giống hệt nhau bất kể bạn ở đâu trên Trái Đất. Từng có giai thoại kể rằng Thales từng quá chăm chú vào việc đuổi bắt các ngôi sao đến nỗi ông đã rơi vào một cái giếng.
Sẽ cần hơn 1000 năm để chứng minh rằng Trái Đất hình cầu, như Thales tin tưởng. (Ngay cả giờ đây, vẫn có người nghi ngờ tuyên bố này)
1. Thuyết vô định
Trong cơ học lượng tử, thuyết vô định là một trong những lý thuyết nền tảng.
Thuyết này nói rằng chúng ta không bao giờ có thể thực sự biết được vị trí của một hạt cho đến khi nó tương tác với thứ gì đó. Các hạt tự do di chuyển ngẫu nhiên trong vũ trụ sẽ tương tác một cách ngẫu nhiên và không thể lường trước được.
Về cơ bản, ở cấp độ lượng tử, thật khó để biết chắc chắn về bất cứ điều gì.
Vô định. Ảnh: adifferentkindofsober.com
Trước khi lý thuyết lượng tử thống trị khoa học trong thế kỷ 20, một quan điểm phổ biến là mọi thứ đều có thể được dự đoán một cách chính xác. Cho dù là nhờ các định luật vật lý không thể chất vấn vấn hay “công trình của Chúa”, mọi thứ đều xảy ra theo một phương thức xác định.
Ở cấp độ lượng tử vi mô, mọi thứ dường như đều khá bất định. Ảnh: bigstockphoto.com
Tuy nhiên, ý tưởng về khái niệm “vô định” đã tồn tại từ trước đó rất lâu.
Ví dụ, Aristotle đã đưa yếu tố cơ hội vào học thuyết bốn nguyên nhân của ông, một điều hiếm thấy vào thời của ông.
Trong số những nhà tư tưởng cổ đại, thì Leucippus, một trong “những nhà nguyên tử” chủ chốt được đề cập đến trong phần đầu, là người đã đưa ra mô tả chính xác nhất về thế giới lượng tử. Ông tin rằng các nguyên tử có một “chuyển động ngẫu nhiên và không thể lường trước được, nhanh chóng và liên tục”, và đây vừa hay lại là một mô tả hoàn toàn chính xác về những gì thực sự xảy ra của thế giới vật chất ở cấp độ vi mô, chí ít với khả năng hiểu biết hiện nay của khoa học hiện đại.
Các triết gia cổ đại đã có các mô tả khá chính xác về thế giới lượng tử. Ảnh: museivaticani.va
Theo listverse.com
Quý Khải
Có thể bạn quan tâm: