Chiến dịch phát tán phần mềm gián điệp ảnh hưởng đến hàng loạt thiết bị trên nhiều nền tảng khác nhau. Về cơ bản, tất cả đều được thiết kế để thu thập dữ liệu, lịch sử duyệt web… và bán lại cho các công ty quảng cáo, tiếp thị. Người ta ước tính rằng có hơn 11 triệu thiết bị đã bị nhiễm phần mềm gián điệp.
Các ứng dụng chứa phần mềm gián điệp trên Google Play được phát triển bởi Big Star Labs. Hầu hết tất cả ứng dụng này hứa hẹn chặn quảng cáo và chặn cửa sổ bật lên (pop-ups) bằng cách yêu cầu người dùng cho phép truy cập lịch sử lướt web. Tuy nhiên, trong thực tế tất cả dữ liệu thu thập sẽ được chia sẻ lại cho các công ty tiếp thị.
Nếu đã lỡ cài đặt những ứng dụng này trên Android, iOS hoặc Google Chrome (dưới dạng tiện ích mở rộng), bạn hãy ngay lập tức xóa bỏ chúng để tránh bị thu thập dữ liệu khi không có sự đồng ý. Dưới đây là danh sách các ứng dụng có chứa phần mềm gián điệp và mức độ ảnh hưởng trên các nền tảng:
1. Block site
– Ứng dụng Android có hơn 100.000 lượt cài đặt.
– Tiện ích mở rộng trên Google Chrome với hơn 1.4 triệu người dùng.
– Tiện ích mở rộng trên Firefox với 119.000 người dùng.
2. AdblockPrime
– Adblock Prime không phải là ứng dụng dành cho thiết bị di động thông thường. Thay vào đó, nó hoạt động trực tiếp từ trình duyệt Safari, do đó rất khó để ước tính số lượng người dùng bị ảnh hưởng.
3. Poper Blocker
– Tiện ích mở rộng trên Chrome với hơn 2,28 triệu người dùng.
– Tiện ích mở rộng trên Firefox với hơn 50.000 người dùng.
4. CrxMouse
– Tiện ích mở rộng trên Chrome với hơn 410.000 người dùng.
5. 4 ứng dụng phổ biến trên Android
– Speed BOOSTER với hơn 5 triệu lượt cài đặt.
– Battery Saver với hơn 1 triệu lượt cài đặt.
– AppLock với hơn 500.000 lượt cài đặt.
– Clean Droid với hơn 500.000 lượt cài đặt.
Hiện tại tất cả ứng dụng này đã bị gỡ bỏ khỏi Google Play và Chrome Store, tuy nhiên nếu đang cài đặt trên thiết bị, người dùng nên tiến hành gỡ bỏ ngay lập tức. Để tránh bị ảnh hưởng trong tương lai, bạn cần đọc kỹ các điều khoản bảo mật, đồng thời không bao giờ cài đặt bất kỳ thứ gì từ nhà phát triển nếu bạn cảm thấy không tin tưởng. Hai nguyên tắc đơn giản này sẽ giúp bạn tự bảo vệ mình trong hầu hết trường hợp.
Theo Tiểu Minh (Pháp luật TPHCM)
Nếu đã lỡ cài đặt những ứng dụng này trên Android, iOS hoặc Google Chrome (dưới dạng tiện ích mở rộng), bạn hãy ngay lập tức xóa bỏ chúng để tránh bị thu thập dữ liệu khi không có sự đồng ý. Dưới đây là danh sách các ứng dụng có chứa phần mềm gián điệp và mức độ ảnh hưởng trên các nền tảng:
1. Block site
– Ứng dụng Android có hơn 100.000 lượt cài đặt.
– Tiện ích mở rộng trên Google Chrome với hơn 1.4 triệu người dùng.
– Tiện ích mở rộng trên Firefox với 119.000 người dùng.
2. AdblockPrime
– Adblock Prime không phải là ứng dụng dành cho thiết bị di động thông thường. Thay vào đó, nó hoạt động trực tiếp từ trình duyệt Safari, do đó rất khó để ước tính số lượng người dùng bị ảnh hưởng.
3. Poper Blocker
– Tiện ích mở rộng trên Chrome với hơn 2,28 triệu người dùng.
– Tiện ích mở rộng trên Firefox với hơn 50.000 người dùng.
4. CrxMouse
– Tiện ích mở rộng trên Chrome với hơn 410.000 người dùng.
5. 4 ứng dụng phổ biến trên Android
– Speed BOOSTER với hơn 5 triệu lượt cài đặt.
– Battery Saver với hơn 1 triệu lượt cài đặt.
– AppLock với hơn 500.000 lượt cài đặt.
– Clean Droid với hơn 500.000 lượt cài đặt.
Hiện tại tất cả ứng dụng này đã bị gỡ bỏ khỏi Google Play và Chrome Store, tuy nhiên nếu đang cài đặt trên thiết bị, người dùng nên tiến hành gỡ bỏ ngay lập tức. Để tránh bị ảnh hưởng trong tương lai, bạn cần đọc kỹ các điều khoản bảo mật, đồng thời không bao giờ cài đặt bất kỳ thứ gì từ nhà phát triển nếu bạn cảm thấy không tin tưởng. Hai nguyên tắc đơn giản này sẽ giúp bạn tự bảo vệ mình trong hầu hết trường hợp.
Theo Tiểu Minh (Pháp luật TPHCM)