Trang chủ Tin Tức Apple đạt được cột mốc 1 nghìn tỷ rồi, nhưng 1 nghìn...

Apple đạt được cột mốc 1 nghìn tỷ rồi, nhưng 1 nghìn tỷ tiếp theo sẽ không dễ dàng đâu nhé!

701
Apple đã trở thành công ty Mỹ đầu tiên đạt giá trị vốn hoá thị trường một nghìn tỷ USD Mỹ vào thứ năm tuần trước. Đó là một khoảng khắc mang tính biểu tượng, song nó cũng là một thời điểm thích hợp để nhìn lại về Apple trong quá khứ và nơi mà công ty có thể đang hướng tới trong tương lai.

Có hai động cơ, một động cơ nhỏ và một động cơ lớn của chiếc tên lửa mà đã đưa Apple đến được 1 nghìn tỷ USD, đó là chiếc iPod và chiếc iPhone. Những sản phẩm khác của Apple cũng quan trọng, song hai sản phẩm trên đem lại cho Apple nhiều tiền nhất, và mỗi sản phẩm đều đóng một vai trò riêng trong cuộc hành trình của Apple. Chiếc iPod đã giúp định hình lại và cải tạo lạicông ty, trong khi chiếc iPhone đã trở thành một cú hit mà đã thúc đẩy cả ngành điện toán di động mà chúng ta từng biết.
Vào giữa những năm 90, nhiều người đã tự hỏi là liệu Apple có thể sống sót được hay không, điều mà thật khó có thể tưởng tượng nổi vàongày hôm nay. Công ty lúc đó đã đuổi Steve Jobs, người mà sau đó đã sáng lập NeXT. Apple đã bị đánh bại bởi những chiếc PC Windows giá thấp trên thị trường.Vị CEO hồi bấy giờ là Gil Amelio. Ông đã mua lại NeXT và đem Jobs trở lại vào năm 1997, và kể từ đó Jobs đã xây dựng lại công ty. Vào năm 2000, Apple vẫn tập trung vào laptop và desktop chạy Mac. Lúc bấy giờ, họ là một công ty khỏe mạnh hơn, song không phải là một công ty đang phát triển mạnh.

Sau đó, Apple đã bắt đầu trở thành một công ty điện tử tiêu dùng. Jobs đã yêu cầu Tony Fadell dẫn đầu một đội phát triển một chiếc máy chơi nhạc MP3 phong cách Apple. Máy MP3 lúc bấy giờ không phải là mới, nhưng Jobs và Fadell biết rằng Apple có thể tạo ra một chiếc máy mà có hình thức, cảm nhận và chất lượng âm thanh tốt hơn những chiếc máy khác. Và họ đã đúng: iPod đã tạo hit. Sau đó, Jobs đã yêu cầu Fadell giúp phát triển chiếc máy MP3 của Apple trở thành một chiếc điện thoại mới. Nước đi này dường như rất bị động, vì điện thoại lúc bấy giờ của Motorola và Nokia cũng đã bắt đầu tích hợp các phần mềm nghe nhạc.

Vào tháng 1 năm 2007, tháng mà chiếc iPhone được công bố, Jobs đã đổi tên công ty từ Apple Computer thành Apple Inc., chính thức biến Apple không còn chỉ là một công ty máy tính.
Chiếc iPhone lúc bấy giờ không phải là một cú hit ngay từ lúc đầu. Cổ phiếu của Apple đã tăng lên khoảng 24, 25 USD sau khi chiếc điện thoại được công bố (chiếc điện thoại đã được bán vào tháng 6 năm 2007), nhưng sau đó đã giảm xuống còn 11,50 USD vào tháng 1 năm 2009.

Nhưng đó mới chỉ là sự khởi đầu. Chiếc iPhone bắt đầu có được đà (nó đã thay thế chiếc Nokia để trở thành mẫu smartphone phổ biến thứ ba vào tháng 12 năm 2008). Cổ phiếu và định giá của công ty đã bắt đầu tăng.Vào tháng 3 năm 2010, Apple đã đạt được mức giá trị thị trường là 200 tỷ USD, vượt mặt Walmart. Họ trở thành công ty có giá trị nhất thế giới khi họ đạt định giá là 337 USD vào tháng 8 năm 2011, vượt mặt ExonMobil. Vào tháng 4 năm 2012, mức vốn hóa thị trường của Apple đã là 600 tỷ USD.
Con đường đi tới cột mốc 2 nghìn tỷ USD
Marc Porat, CEO củaGeneral Magic cho rằng từ lâu, Apple đã biết rằng họ không phải là công ty phần cứng tốt nhất thế giới. Nhưng họ cũng biết rằng họ hiểu được người dùng hơn bất cứ ai khác. Kiến thức đó đã truyền thụ vào tất cả các kỹ năng, từ thiết kế giao diện cho đến xác định bản đồ đường sản phẩm để tạo thông điệp tiếp thị.
Hay nói cách khác, Apple chuyên về giao diện giữa các thiết bị kỹ thuật số và não bộ con người. Theo nhiều cách, họ đã làm tốt điều này. Những sản phẩm của Apple vẫn mang âm hưởng của phong cách thiết kế đơn giản và gọn gàng của Steve Jobs, và phong cách ấm áp, vui vẻ của Steve Wozniak.

Giao diện người dùng này rất có giá trị. Nếu có một chủ đề nào đó chi phối trong thế kỷ 21, thì nó sẽ là những tác động triệt để của công nghệ kỹ thuật số lên cơ thể của chúng ta, lên những hình thức giao thông, giải trí và toàn bộ các ngành công nghiệp của chúng ta. Apple phải tiếp tục chơi với những cầu nối con người tại những biên giới mới này. Và bây giờ, họ đã đang làm việc với hai giao diện mới: xe ô tô tự lái và kính thực tế tăng cường (AR).

Trong năm vừa qua, Apple đã bỏ ra 13,4 tỷ USD vào nghiên cứu và phát triển những sản phẩm này. Trong quý kết thúc vào tháng 6, họ đã bỏ ra 3,7 tỷ USD, tăng 42% so với con số 2,6 tỷ USD bỏ ra trong cùng quý 2 năm trước đó. Phần lớn số tiền này đi vào những danh mục sản phẩm mà chúng ta vẫn chưa biết chúng là gì. Nhưng với mỗi nỗ lực mới, Apple sẽ tìm cách để làm tốt giao diện để hướng dẫn người dùng đi qua một trải nghiệm kỹ thuật số mới.

Hiện vẫn còn quá sớm để đưa ra phán quyết về cách mà Apple sẽ quản lý việc mở rộng vào cách danh mục bổ sung trong tương lai. Câu hỏi trung tâm là liệu họ có còn giữ được ngọn lửa mà đã giúp họ khơi dậy từ vũng lầy của những năm 90 để đạt được cái giá trị 1 nghìn tỷ USD ngày hôm nay. Nếu bạn nhìn vào cái giá trị vốn hóa thị trường 1nghìn tỷ USD và coi nó như chương đầu của câu chuyện Táo khuyết, thì Steve Jobs có lẽ là nhân vật chính trong chương này. Chính Steve Jobs là người đã có được tầm nhìn ấy.

Apple sẽ cần một nhân vật, hoặc một vài nhân vật như vậy để có thể tiếp tục phát triển trong chương thứ hai. Tầm nhìn vẫn còn tồn tại ở Cupertino, nó chỉ là bị phân bố nhiều hơn so với trước kia. Nó sống trong các bậc thang của tổ chức. Thách thức thực sự của công ty trong tương lai là đảm bảo rằng những ý tưởng tốt sẽ được leo được lên đầu và không bị giết chết khi đang trên đường tới đó.
Tham khảo FastCompany