Theo AppleInsider, Apple đang xem xét các cách thức mới để cải thiện khả năng chống nước của iPhone và các sản phẩm khác bằng cách tạo ra một chi tiết chống nước như con dấu niêm phong ở đầu cổng kết nối và trên đầu dây sạc. Khi đầu nối được cắm vào cổng, bộ phận này sẽ ngăn chặn bất cứ thứ gì xâm nhập vào lớp vỏ bên ngoài và gây ăn mòn cho bất kỳ bộ phận nào ở bên trong.
Cổng lightning trên iPhone.
Trong nhiều trường hợp, để tạo ra một thiết bị chống nước chỉ đơn giản liên quan đến việc thêm một miếng đệm hay một nắp che các cổng vào, hoặc hạn chế số lượng chất lỏng có thể xâm nhập các cổng kết nối khi không sử dụng. Tuy nhiên, hầu hết chúng không hiệu quả khi những cổng này đang được sử dụng để kết nối với phụ kiện. Đây cũng là câu trả lời mà Apple đang tìm kiếm.
Các thông tin chi tiết trong tài liệu về bằng sáng chế này cho thấy nhà sản xuất sử dụng một chi tiết như lớp gioăng cao su trên đầu giắc cắm, thứ có khả năng biến dạng để lấp kín cổng kết nối khi được đưa vào. Thiết kế này được kỳ vọng sẽ giúp cho các phụ kiện có thể kết nối và sử dụng với thiết bị trong môi trường ẩm ướt và bẩn. Một phiên bản khác là thiết kế lại đầu cắm từ phần vỏ bọc, sử dụng vật liệu biến dạng để nó có thể nêm chặt vào cổng kết nối trên thiết bị khi được cắm vào.
Ngoài ra, tài liệu còn đề cập đến việc có thể sử dụng một bộ phận tạo chân không. Thay vì hút ẩm, nó sẽ tạo ra một vùng chân không để tăng áp suất, gắn chặt giắc cắm vào cổng kết nối, ngăn chặn sự xâm nhập của chất lỏng.
Minh họa cho thiết kế chống nước cổng kết nối của iPhone.
Đây được xem là “nội dung mở rộng” trong định hướng chung của Apple, với mục đích khiến cho các thiết bị của mình có khả năng chống nước ở những phần dễ bị tổn thương nhất. Một bằng sáng chế từ cuối năm 2015 cho thấy hãng đã sử dụng các chất liệu đàn hồi, có khả năng tự khắc phục việc điểm tiếp xúc giữa giắc cắm và cổng kết nối bị lỏng sau một thời gian sử dụng.
Trước đó, Apple cũng đã được cấp bằng sáng chế cho loa chống nước, bao gồm việc sử dụng một chiếc “ô” để làm chệch hướng chất lỏng ra khỏi kênh âm thanh chính của thiết bị.
Mai Anh
Trong nhiều trường hợp, để tạo ra một thiết bị chống nước chỉ đơn giản liên quan đến việc thêm một miếng đệm hay một nắp che các cổng vào, hoặc hạn chế số lượng chất lỏng có thể xâm nhập các cổng kết nối khi không sử dụng. Tuy nhiên, hầu hết chúng không hiệu quả khi những cổng này đang được sử dụng để kết nối với phụ kiện. Đây cũng là câu trả lời mà Apple đang tìm kiếm.
Các thông tin chi tiết trong tài liệu về bằng sáng chế này cho thấy nhà sản xuất sử dụng một chi tiết như lớp gioăng cao su trên đầu giắc cắm, thứ có khả năng biến dạng để lấp kín cổng kết nối khi được đưa vào. Thiết kế này được kỳ vọng sẽ giúp cho các phụ kiện có thể kết nối và sử dụng với thiết bị trong môi trường ẩm ướt và bẩn. Một phiên bản khác là thiết kế lại đầu cắm từ phần vỏ bọc, sử dụng vật liệu biến dạng để nó có thể nêm chặt vào cổng kết nối trên thiết bị khi được cắm vào.
Ngoài ra, tài liệu còn đề cập đến việc có thể sử dụng một bộ phận tạo chân không. Thay vì hút ẩm, nó sẽ tạo ra một vùng chân không để tăng áp suất, gắn chặt giắc cắm vào cổng kết nối, ngăn chặn sự xâm nhập của chất lỏng.
Đây được xem là “nội dung mở rộng” trong định hướng chung của Apple, với mục đích khiến cho các thiết bị của mình có khả năng chống nước ở những phần dễ bị tổn thương nhất. Một bằng sáng chế từ cuối năm 2015 cho thấy hãng đã sử dụng các chất liệu đàn hồi, có khả năng tự khắc phục việc điểm tiếp xúc giữa giắc cắm và cổng kết nối bị lỏng sau một thời gian sử dụng.
Trước đó, Apple cũng đã được cấp bằng sáng chế cho loa chống nước, bao gồm việc sử dụng một chiếc “ô” để làm chệch hướng chất lỏng ra khỏi kênh âm thanh chính của thiết bị.
Mai Anh