Apple bị kiện vì độc quyền bán ứng dụng iOS
Ảnh: Macworld
Vụ kiện bắt đầu từ năm 2011 khi được nộp lên tòa án liên bang California bởi Robert Pepper và một số người dùng iPhone khác. Theo 9to5mac, đơn kiện cáo buộc Apple đã tạo ra thế độc quyền nhằm tăng mức hoa hồng với lập trình viên vì ứng dụng iOS chỉ có thể bán trên cửa hàng App Store.
Theo Reuters, Táo khuyết đã tìm cách loại bỏ vụ kiện do nguyên đơn “không có tư cách pháp lý” để kiện vì họ (người nộp đơn kiện là khách hàng) không bị tính hoa hồng. Những người nộp đơn sau đó phản đối rằng họ chính là người trả tất cả khoản phí khi mua ứng dụng, trong đó có phần chiết khấu mà Apple nhận được chứ không phải lập trình viên.
Một tòa phúc thẩm tại San Francisco sau đó tuyên bố người dùng có quyền khởi kiện vì họ trực tiếp mua và trả tiền sản phẩm cho Apple.
Vì có Bộ tư pháp đứng về phía mình nên Apple lại gửi đơn lên tòa án yêu cầu xem xét bác bỏ đơn kiện đã có từ 7 năm qua.
Spotify và một số công ty đã phản đối mức chiết khấu 30% của Apple cho tính năng mua hàng trong ứng dụng, đến 2016 hãng đã giảm mức chiết khấu xuống còn 15%.
Ngoài Mỹ, vào năm ngoái Trung Quốc cũng tiếp nhận đơn kiện từ các lập trình viên về mức chiết khấu quá cao của Apple.
Phúc Thịnh
Vụ kiện bắt đầu từ năm 2011 khi được nộp lên tòa án liên bang California bởi Robert Pepper và một số người dùng iPhone khác. Theo 9to5mac, đơn kiện cáo buộc Apple đã tạo ra thế độc quyền nhằm tăng mức hoa hồng với lập trình viên vì ứng dụng iOS chỉ có thể bán trên cửa hàng App Store.
Theo Reuters, Táo khuyết đã tìm cách loại bỏ vụ kiện do nguyên đơn “không có tư cách pháp lý” để kiện vì họ (người nộp đơn kiện là khách hàng) không bị tính hoa hồng. Những người nộp đơn sau đó phản đối rằng họ chính là người trả tất cả khoản phí khi mua ứng dụng, trong đó có phần chiết khấu mà Apple nhận được chứ không phải lập trình viên.
Một tòa phúc thẩm tại San Francisco sau đó tuyên bố người dùng có quyền khởi kiện vì họ trực tiếp mua và trả tiền sản phẩm cho Apple.
Vì có Bộ tư pháp đứng về phía mình nên Apple lại gửi đơn lên tòa án yêu cầu xem xét bác bỏ đơn kiện đã có từ 7 năm qua.
Spotify và một số công ty đã phản đối mức chiết khấu 30% của Apple cho tính năng mua hàng trong ứng dụng, đến 2016 hãng đã giảm mức chiết khấu xuống còn 15%.
Ngoài Mỹ, vào năm ngoái Trung Quốc cũng tiếp nhận đơn kiện từ các lập trình viên về mức chiết khấu quá cao của Apple.
Phúc Thịnh