Sau hai ngày Tòa án Liên bang đưa ra quyết định phê duyệt thương vụ sáp nhập của AT&T và Time Warner bất chấp sự phản đối của Bộ Tư pháp, thỏa thuận trị giá 85 tỷ USD này đã chính thức được hoàn tất. Qua đó, giúp nhà mạng AT&T trở thành tập đoàn truyền thông khổng lồ, một thế lực mới vô cùng lớn mạnh.
AT&T sở hữu rất nhiều tài sản giá trị của Time Warner, bao gồm các kênh truyền hình HBO, CNN và hãng phim Warner Bros. Tất cả những nội dung này sẽ nằm trong tay của một trong những nhà cung cấp dịch vụ internet và mạng di động lớn nhất tại Mỹ.
Trong bối cảnh mà Net Neutrality (tính trung lập của internet) bị bãi bỏ, khiến cho quyền lực của AT&T sau khi thâu tóm Time Warner thậm chí còn lớn hơn gấp nhiều lần. Nguyên nhân là do không còn Net Neutrality, đồng nghĩa với việc các nhà mạng di động và viễn thông được phép tự quyết định cắt giảm băng thông khi khách hàng truy cập vào các dịch vụ nội dung khác.
Ví dụ như các khách hàng của AT&T có thể gặp khó khăn khi sử dụng dịch vụ truyền hình của Netflix hay Amazon, trong khi đó thoải mái truy cập vào các nội dung do AT&T cung cấp. Đó cũng chính là lý do mà Bộ Tư pháp muốn ngăn chặn thương vụ này xảy ra.
Sau khi AT&T thâu tóm Time Warner, một công ty viễn thông khác của Mỹ là Comcast cũng bất ngờ đưa ra lời đề nghị thâu tóm 21st Century Fox với giá 65 tỷ USD. Trong khi trước đó, Fox đã đồng ý bán các mảng phim ảnh của mình cho Disney với giá 54 tỷ USD, nhưng vẫn chưa chính thức hoàn tất.
Có vẻ như sau khi Net Neutrality bị bãi bỏ, xu hướng sắp tới sẽ là sự kết hợp giữa các công ty sản xuất nội dung và nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, để tạo nên những thế lực hùng mạnh hơn.
Tham khảo: Theverge
AT&T sở hữu rất nhiều tài sản giá trị của Time Warner, bao gồm các kênh truyền hình HBO, CNN và hãng phim Warner Bros. Tất cả những nội dung này sẽ nằm trong tay của một trong những nhà cung cấp dịch vụ internet và mạng di động lớn nhất tại Mỹ.
Ví dụ như các khách hàng của AT&T có thể gặp khó khăn khi sử dụng dịch vụ truyền hình của Netflix hay Amazon, trong khi đó thoải mái truy cập vào các nội dung do AT&T cung cấp. Đó cũng chính là lý do mà Bộ Tư pháp muốn ngăn chặn thương vụ này xảy ra.
Sau khi AT&T thâu tóm Time Warner, một công ty viễn thông khác của Mỹ là Comcast cũng bất ngờ đưa ra lời đề nghị thâu tóm 21st Century Fox với giá 65 tỷ USD. Trong khi trước đó, Fox đã đồng ý bán các mảng phim ảnh của mình cho Disney với giá 54 tỷ USD, nhưng vẫn chưa chính thức hoàn tất.
Có vẻ như sau khi Net Neutrality bị bãi bỏ, xu hướng sắp tới sẽ là sự kết hợp giữa các công ty sản xuất nội dung và nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, để tạo nên những thế lực hùng mạnh hơn.
Tham khảo: Theverge