Trang chủ Tin Tức Bạn đã bao giờ nghe đến tên Alice – trợ lý ảo...

Bạn đã bao giờ nghe đến tên Alice – trợ lý ảo của “gấu Nga” Yandex, đối thủ không thể coi thường của Siri hay Google Assistant

727
Trong bối cảnh công nghệ trí tuệ nhân tạo đang ngày một thông minh hơn, mối quan ngại của về quyền riêng tư của người dùng cũng ngày một bức thiết. Chúng ta luôn tự hỏi tại sao Alexa của Amazon lại cười vào người dùng, liệu Alexa có đứng lên làm chứng chống lại chúng ta trước tòa, và làm thế nào mà Siri của Apple lại có thể đọc to các tin nhắn ẩn của bạn trước mặt những người khác. Và vấn đề quyền riêng tư của Facebook thì tệ đến mức công ty này phải trì hoãn kế hoạch ra mắt loa thông minh của chính mình.Nhưng có một trợ lý AI không hề có dấu hiệu chậm lại và không gặp phải bất kỳ quan ngại nào về vấn đề quyền riêng tư hay chế định của pháp luật. Được tung ra tại Moscow chưa đầy 6 tháng trước, Alice hiện được sử dụng mỗi ngày bởi hàng triệu người, và có “hàng chục nghìn lượt tương tác mỗi ngày” theo lời Mikhail Bilenko, trưởng bộ phận Trí tuệ Máy móc và Nghiên cứu tại Yandex, gã khổng lồ công nghệ của Nga – công ty đang vận hành bộ máy tìm kiếm và dịch vụ đi nhờ xe số 1 ở nước này.Yandex tung ra Alice vào tháng 10/2017 và tự hào rằng trợ lý AI đầu tiên của họ có khả năng nói chuyện có duyên hơn nhiều so với các đối thủ nói tiếng Anh khác. Các nhà phát triển của Alice đã sử dụng giọng nói của một nữ diễn viên người Nga – người đã lồng tiếng cho nhân vật AI của Scarlett Johansson trong bộ phim Her của đạo diễn Spike Jonze. Trợ lý ảo AI này có thể được sử dụng bởi bất kỳ người nào nói tiếng Nga ở bất kỳ đâu trên hành tinh.”Đối với các đoạn hội thoại không mang tính cung cấp thông tin, không có trợ lý AI nào thực sự nói hay cả, chúng chỉ có một vài câu trả lời được chuẩn bị trước cho một vài câu hỏi nhất định. Alice cũng được trang bị nhiều chức năng mang tính định hướng, cung cấp thông tin, như thời tiết và tiền tệ; nó cũng cho phép bạn tán dóc cả ngày, với bất kỳ chủ đề nào” – Bilenko nói trong một cuộc phỏng vấn.Việc bạn có muốn tán dóc với một trợ lý AI người Nga về một ngày của mình hay không là một vấn đề khác, nhưng Alice làm dấy lên những câu hỏi quan trọng về sự tiến hóa của AI, quyền riêng tư dữ liệu, và những chế định công nghệ xuyên biên giới giữa những rạn nứt về chính trị giữa Nga và Mỹ, và một chuỗi những scandal gián điệp và hack chưa từng có từ thời Chiến tranh lạnh.

Tổng thống Nga Putin thăm văn phòng của Yandex tại Moscow

Đối mặt với ít sự giám sát pháp lý hơnĐể thực sự hiểu được tầm quan trọng của Yandex, hãy tưởng tượng về một Google với mối liên hệ sâu sát với chính phủ Mỹ. Đối với người dùng Internet tại Nga, Yandex là bộ máy tìm kiếm số 1, và thuật toán tin tức lẫn phạm vi chính trị của nó đều phải thông qua kiểm duyệt. Cựu Bộ trưởng Kinh tế Nga Herman Gref nằm trong Ban Giám đốc của Yandex. Nhưng Yandex một mực phủ nhận mọi mối quan hệ với chính phủ Nga.Dù tập trung vào thị trường Nga, Yandex cũng có những tham vọng trên toàn cầu. Nó là một công ty giao dịch công khai và vừa tung ra một dịch vụ taxi tiếng Anh mang tên Yandex.taxi tại Latvia.Khi Bilenko đến Yandex khoảng một năm trước, sau một thập kỷ làm việc tại Microsoft, công ty Nga này đã phát triển trợ lý AI của chính mình. Yandex cho biết họ không có kế hoạch tung ra Alice bản tiếng Anh.”Thêm nhiều ngôn ngữ nữa không phải là một yếu tố quan trọng để tăng trưởng” – Bilenko nói – “Chúng tôi muốn thêm nhiều chức năng và khiến nó trở nên chính xác hơn, thông minh hơn, và giai tiếp tốt hơn“.Yandex cho biết họ thu thập dữ liệu về các hoạt động và sở thích của người dùng để “tăng cường và cá nhân hóa trải nghiệm người dùng, cải thiện các sản phẩm và dịch vụ”. Công ty nói rằng dữ liệu được lưu trữ tại các trung tâm dữ liệu của Yandex và không chia sẻ với các bên thứ ba trừ khi bị pháp luật yêu cầu. Dù thế nào, Alice cũng ít phải đối mặt với dư luận và giám sát pháp lý hơn Echo của Amazon hay Google Home – vốn truyền dữ liệu đến các bên thứ ba.Đối với người nói tiếng Nga sử dụng dịch vụ Alice ở nước ngoài, quá trình này cũng y hệt.

Alice cải thiện và tiếp tục học hỏi từ các dữ liệu thu thập được như lịch sử tìm kiếm, kết quả tìm kiếm, và các tùy chọn khác của người dùng” – Yandex cho biết – “Phần lớn người dùng ở trong nước, nhưng đối với người nói tiếng Nga ở nước ngoài đang sử dụng sản phẩm này, mọi quá trình đều y hệt“.Công ty này cho biết ứng dụng của họ chỉ ghi lại giọng nói của người dùng khi người dùng kích hoạt microphone và không ghi lại cuộc hội thoại mà không được sự chỉ đạo của người dùng.Dù Yandex cho biết họ tuân theo mọi chế định về thu thập dữ liệu người dùng ở từng quốc gia khác nhau, những chế định đó thường có sự khác biệt và thiếu sót ở nhiều nơi trên thế giới.”Không có chế định nào về lưu trữ dữ liệu người dùng của các công dân châu Âu. Đã có một số đề xuất, nhưng không có điều luật nào” – Sergey Petrenko, cựu CEO Yandex Ukraine trong hơn 8 năm cho biết. Ông hiện đang là CEO của Terminal 42, một không gian làm việc chung ở Odessa, Ukraine.“Họ sẽ có thể làm mọi thứ họ cần với dữ liệu người dùng – từ nhận diện giọng nói người dùng đến xử lý dữ liệu để trả lời khách hàng” – Petrenko nói.

Sáng tạo hơn Siri, chưa chắc đã chính xác hơnSau khi thử nghiệm khả năng nói chuyện và phản hồi của Alice ở Dubai, Paris và New York, người ta kết luận rằng các câu trả lời từ trợ lý AI của Nga sáng tạo hơn các câu trả lời từ Siri, nhưng không hẳn là “có duyên” hay chính xác hơn.Sau một hay hai lần trả lời, cuộc hội thoại thường bắt đầu rối.Thử nghiệm 1: Alice hào hứng nói về sách, nhưng chỉ đến một mức nhất địnhNgười dùng (nói tiếng Nga): Alice, tác giả yêu thích của bạn là ai?Alice: Tôi thích Isaac Asimov. Giống như Leo Tolstoy, chỉ về robot mà thôi.Người dùng: Tại sao bạn lại thích sách của ổng?Alice: Khó giải thích lắm.Người dùng (nói tiếng Anh): Siri, tác giả yêu thích của bạn là ai?Siri: Tôi chẳng biết nữa.Thử nghiệm 2: Alice đưa ra nhiều câu trả lời hơn với các phản hồi và đánh giá do người dùng cung cấp, với giá trị cao hơn. Siri chỉ “tung hứng” các sản phẩm và nền tảng của Apple, bao gồm cả các đánh giá và xếp hạng của người dùng, nhưng cung cấp các câu trả lời ít thẳng thắn hơnNgười dùng: Sách nào thú vị nhất để đọc ngay lúc này?Alice: (đi đến kết quả tìm kiếm, các kết quả đầu tiên là đánh giá của người dùng về các cuốn sách)Siri: (đi thẳng đến iBooks, cung cấp nhiều thông tin hơn nhưng tốn thời gian hơn)Thử nghiệm 3: Siri cung cấp các phản hồi định hướng/cung cấp thông tin tốt hơn ở New York, ngoài thị trường trọng tâm của AliceNgười dùng: Rạp chiếu phim gần nhất ở đâu?Alice: New Jersey (AMC Menlo Park 12, cách nơi đang đứng 40 km).Siri: Ok, tôi tìm được 10 rạp nhé.Ví dụ khácNgười dùng: Bạn thích Jay-Z hay Drake?Alice: Chúng tôi gặp nhau một vài lần rồi.Siri: Đó là do bạn, không phải tôi.Chúng ta vẫn còn ở những ngày đầu của sự tiến hóa và công nghệ AI. Dù là tiếng Nga hay không thì các kỹ năng hội thoại của Alice vẫn đang được phát triển.Dù vậy, sau nhiều tuần thử nghiệm và nói chuyện với các chuyên gia AI về Alice và các đối thủ của nó, có nhiều điều đáng chú ý được rút ra.Alice có một lợi thế sân nhà rõ rệt so với Siri và các trợ lý AI khác trong thị trường Android nói tiếng Nga: Android hiện chiếm đến 70% số hệ điều hành di động tại Nga. Bên ngoài những thị trường này, vẫn chưa rõ liệu Yandex có tung Alice với nhiều ngôn ngữ khác nữa hay không, hay liệu nó có thể cạnh tranh trực tiếp với các trợ lý tiếng Anh hay không.

Đánh đổi giữa độ chính xác và quyền riêng tưĐối với thế hệ trợ lý AI tiếp theo, những thay đổi lớn trong trải nghiệm người dùng nếu muốn xảy ra sẽ phải chấp nhận đánh đổi giữa độ chính xác và quyền riêng tư.”Bước quan trọng tiếp theo sẽ là khi các trợ lý trở nên chủ động thay vì bị động trong việc mang lại thông tin cho chúng ta dựa trên hiểu biết của chúng về sở thích, thời gian và bối cảnh” – Geoff Blaber, Phó Chủ tịch mảng nghiên cứu phần mềm di động tại CCS Insight cho biết.”Đó là vấn đề phức tạp hơn nhiều, và sẽ như đang đi trên dây nhằm tránh sự chú ý về quyền riêng tư và xâm phạm“Dữ liệu, và công ty thành công trong việc nắm giữ và học hỏi từ khối dữ liệu lớn nhất, sẽ là kẻ chiến thắng trong cuộc đua AI toàn cầu này.”Để thực sự thành công với các sản phẩm AI, bạn cần một lượng dữ liệu không tưởng tượng nổi, bạn cần khối dữ liệu rộng nhất có thể” – Nicco Mele, giám đốc của Trung tâm truyền thông, Chính trị và Chính sách công Shorenstein, thuộc Trường Harvard Kennedy cho biết.Những quan ngại về bảo mật và quyền riêng tư vẫn tồn tại và chỉ trở nên tệ hơn khi dính đến công nghệ.Yandex và trợ lý AI của họ có lẽ sẽ chỉ có tác động rất nhỏ ở bên ngoài nước Nga.”Mối liên hệ của các dịch vụ của một công ty với những người tiêu dùng ở một quốc gia nhất định quan trọng hơn rất nhiều so với bất kỳ bối cảnh chính trị nào” – Blaber nói – “Yandex sẽ khó khăn trong việc tạo nên bất kỳ sự ảnh hưởng lớn nào với Alice bên ngoài thị trường sân nhà của nó“.Nhưng chúng ta vẫn nên chú ý để xem công nghệ này sẽ phát triển như thế nào. Dù công nghệ Alice có trỗi dậy ở bên ngoài nước Nga hay không, ai sẽ chịu trách nhiệm về việc làm thế nào nó thu thập dữ liệu người dùng trên toàn thế giới? Bên cạnh một ứng dụng di động, trợ lý Alice còn có thể được sử dụng trên bất kỳ desktop nào thông qua trình duyệt web Yandex.Một vài cổ đông lớn nhất của Yandex là các công ty Mỹ. Ai sẽ đảm bảo họ phải chịu trách nhiệm?”Tại thời điểm này, bảo mật sẽ luôn là một mối quan ngại hiện hữu” – Mele nói – “Thẳng thắn mà nói, đó cũng là mối quan ngại đối với cả các nhà cung cấp dịch vụ không phải của Nga. Facebook không phải là một công ty Nga“.Khi mà các cơ quan chính phủ và các gã khổng lồ công nghệ đang bận rộn chống hack và đánh cắp dữ liệu, mối đe dọa dài hạn lớn nhất đối với quyền riêng tư của người dùng có thể đến từ một trợ lý AI hữu dụng, ngọt ngào – thứ ngày càng muốn học hỏi về chúng ta nhiều hơn những gì chúng ta có thể nghĩ đến.Yandex phủ nhận mọi mối quan ngại về bảo mật hay quyền riêng tư.”Chúng tôi không có bất kỳ lời phàn nàn nào” – Bilenko nói – “Thị trường chủ chốt của chúng tôi là tập trung vào những người nói tiếng Nga, dù họ ở đâu chăng nữa“.Tham khảo: FastCompany